Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh (phân tích, giới thiệu) về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Tức cảnh Pác Pó

2 trả lời
Hỏi chi tiết
356
1
2
Bố..già**.** +
31/03/2021 08:11:12
+5đ tặng
Bác đã từng nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho dân ta ai cũng được cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành". Chính bởi hoài bão ấy mà trong khoảng thời gian hoạt động cách mạng, cho dù gian khổ đến đâu Bác cũng vượt qua. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" chính là một minh chứng như vậy. Tác phẩm không chỉ nói lên cuộc sống khó khăn vất vả mà còn cho người đọc cảm nhận được tinh thần lạc quan, yêu đời. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng tâm hồn Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng tin vào tương lai tươi sáng.
 
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang."
 
Sau gần ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2 năm 1941, Bác trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Khi đó Bác đã sống và làm việc trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ: trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Giang, tỉnh Cao Bằng. Vậy mà đối với Bác đó dường như chẳng hề chi, vẫn phong thái ung dung, ẩn sâu bên trong đó là một ý chí và lòng yêu nước mãnh liệt:
 
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang"
 
Câu thơ mang âm hưởng nhịp nhàng mà hài hoà, nề nếp. Giống như một thói quen thường ngày của Bác vậy, phong cách sống và làm việc của Bác được diễn ra chỉ với 1 câu thơ: cứ như thường lệ, vào mỗi buổi sáng Bác lại ra bờ suối làm việc cùng với tiếng suối róc rách chảy, với phiến đá gần đó, Người giao hoà tâm hồn mình với thiên nhiên, không giống như những vị hiền triết ngày xưa mà Người luôn tập trung suy nghĩ lo cho dân cho nước. Và đến tối là quãng thời gian mà người được nghỉ ngơi. Mọi thứ đều rất dung dị bình yên không có chuyện gì vậy, nhưng đâu ai biết rằng tiết trời miền núi, rét mướt như vậy mà Bác phải làm việc trong cái hang nhỏ ẩm ướt vậy mà Bác đâu có quan tâm đến chúng. Câu thơ đầu thể hiện thái độ hào hứng, hòa mình cùng khung cảnh thiên nhiên đất trời.
 
 
Đến câu thơ tiếp theo, câu thơ thứ hai, miêu tả bữa ăn thiếu thốn mà đạm bạc của Người:
 
"Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng"
 
Đây là những món ăn có sẵn và dễ kiếm nơi núi rừng Pác Bó. Chẳng phải những món ăn sơn hào hải vị mà chỉ là "cháo bẹ, rau măng", Người đều hài lòng với cuộc sống nơi đây. Từ "sẵn sàng" phải chăng thể hiện tinh thần cách mạng của Người hay cũng chính là để nói lên những món ăn thanh đạm nơi núi rừng luôn sẵn có để phục vụ Bác? Dù là gì đi nữa, câu thơ cũng mang đến cho người đọc cảm giác hóm hỉnh của vị cha già dân tộc. Người không than vãn mà chấp nhận cuộc sống như một lẽ tự nhiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Duongthanhhuong
31/03/2021 08:12:39
+4đ tặng

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, chúng ta nhắc đến Người không phải chỉ với tư cách của một người đem đến ánh sáng độc lập, mà còn ngưỡng vọng Người trong vai trò là một nhà thơ, một người nghệ sĩ

- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ khắc họa bức chân dung lạc quan của người nghệ sĩ ấy

II/ Thân bài

1. Câu thơ đầu (câu khai)

- Câu thơ 7 chữ khắc họa rõ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của vị lãnh tụ:

+ Nơi ở: trong hang

+ Nơi làm việc: suối

+ Thời gian: sáng- tối

+ Hoạt động: ra- vào

⇒ Sử dụng các cặp từ trái nghĩa, nhịp thơ linh hoạt, diễm tả lối sống đều đặn, quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng

2. Câu tiếp (câu thừa)

- Câu thơ làm ta hiểu rõ hơn về cách ăn uống của Bác với những đồ ăn giản dị, đặc trưng của núi rừng: cháo bẹ, rau măng

+ Cháo nấu từ ngô, rau măng thì lấy từ cây măng rừng, của trúc tre trên rừng

+ Những thức ăn giản dị hằng ngày, mộc mạc, đơn sơ, dân dã ⇒ sự gian nan vất vả

⇒ Bác vẫn trong tư thế sẵn sàng, bất chấp khó khăn, gian khổ để đạt được mục đích là giải phóng dân tộc

3. Câu thứ ba (câu chuyển)

- Điều kiện làm việc: bàn đá chông chênh ⇒ Khó khăn, thiếu thốn

- Công việc Bác làm: dịch sử Đảng ⇒ Công việc vĩ đại, quan trọng

⇒ Phép đối làm nổi bật lên sự khó khăn, Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào

4. Câu cuối (câu hợp)

- Cuộc đời cách mạng được nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, một công việc không hề dễ dàng và đơn giản, đặc biệt trong hoàn cảnh gian khổ như vậy, thế mà người nghệ sĩ, chiến sĩ vẫn cảm thấy “sang”:

+ “Sang”- sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trong và vui thích

+ Chữ “sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác

⇒ Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống ⇒ đây chính là nhãn tự của bài thơ (từ quan trọng thể hiện, nổi bật chủ đề cả bài) và cũng chính là của cuộc đời Bác

III/ Kết bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

- Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của văn bản

- Bài học về tinh thần lạc quan của Bác đối với mỗi người

Duongthanhhuong
Chấm điểm cho mình vs nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo