LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

đọc đoạn trích sau để thực hiện các yêu cầu

 phần đọc hiểu
 đọc đoạn trích sau để thực hiện các yêu cầu:
                         cây dừ xanh tỏa nhièu tàu
                         dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
                         thân dừa bạc phếch tháng năm
                         quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
câu 1 xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ
câu 2 chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên
câu 3 nêu nội dung đoạn trích
phần tự luận
câu 1 viết đoạn văn từ 5-7 câu phân tích tác dụng của biện phân biệt biện pháp tu từ trong đoạn thơ
câu 2 em hãy tả lại đường đi học từ nhàđến trường của em

2 trả lời
Hỏi chi tiết
358
2
0
Tú Uyên
01/04/2021 21:03:19
+5đ tặng

Quê hương tươi đẹp trù phú biết bao khi có biết bao cảnh đẹp như cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, cảnh dòng sông hiền hòa thơ mộng,… Nhưng có lẽ quen thuộc và gần gũi nhất với em chính là con đường quen thuộc từ nhà đến trường.

Mỗi ngày, chúng ta đều từ nhà đến trường và cũng lại trên con đường ấy từ trường về nhà. Nên từng cảnh vật, từng hàng cây, từng ngôi nhà luôn hiện lên trong tâm rí em một cách rất tự nhiên và gần gũi đến lạ. Con đường đi học đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Hàng sáng, mỗi khi ông mặt trời vén màn mây và tỏa ánh nắng chan hòa khắp muôn nơi, tôi lại cùng đám bạn đi đến trường trên con đường làng quen thuộc. Con đường bây giờ đã được trải bê tông phẳng lì rộng khoảng ba mét chứ không còn bằng đất như hồi xưa nữa. Hai bên đường là hai rặng phi lao cao vun vút, xanh rì chạy dài tít tắp. Trên cành cây những chú chim chuyền từ cành này sang cành khác ca hót líu lo như tạo nên những bản nhạc không lời để đón chào một ngày mới bắt đầu. Ven đường cũng có những ngọn cỏ nghiêng mình rung rinh trước gió. Những giọt sương sớm còn đọng lại trên những tán lá được ánh nắng chiếu vào lấp lánh kim cương thật đẹp. Không khí buổi sáng thật trong lành và mát mẻ. Nắng sớm và gió mát làm tâm hồn em cảm thấy thật dễ chịu và thư thái. Đi trên đường, ngắm nhìn cảnh đẹp của làng quê thật đẹp.

Con đường làng mỗi lúc một đông hơn. Tiếng còi xe, tiếng nói tiếng cười của những tốp học sinh cũng đi học như em cười cười nói nói làm xao động cả một vùng không gian. Các bà, các mẹ xách làn đi chợ sớm. Vài bác nông dân cùng chú trâu đang thong thả đi làm đồng buổi sớm, họ hỏi thăm nhau về việc đồng áng, tin tưởng vào một vụ mùa bội thu với nhiều thắng lợi to lớn. Những ngôi nhà cao tầng hai bên đường mọc lên san sát. Mỗi ngôi nhà khoác một màu áo riêng tạo thành khung cảnh đầy sắc màu tựa bức tranh sơn dầu về hè phố. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Với em, con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày em bị điểm kém, con đường như dỗ dành em.

Em rất thích ngắm nhìn con đường làng quen thuộc từ nhà đến trường. Dù mai này có đi đâu xa, có thể đi trăm nẻo đường khác nhau nhưng hình ảnh về con đường làng vẫn là một phần kí ức không thể thiếu trong em

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Thiên sơn tuyết liên
01/04/2021 21:03:28
+4đ tặng

a) Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ"Cây dừa" của Trần Đăng Khoa. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Mở đầu đoạn thơ cây dừa được miêu tả như một người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:"Cây dừa dang tỏa nhiều tàu/Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng". Với cách sử dụng phép nhân hóa khéo léo, ông đã miêu tả cây dừa như một con người với những động tác "dang tay", "gật đầu". Bên cạnh đó, cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn:"Thân dừa bạc phếch tháng năm/Qủa dừa- đàn lợn con nằm trên cao." . Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống. Tuy thân dừa đã “bạc phếch” nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như “đàn lợn con”. Quả dừa được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị. Hai câu thơ cuối cùng cho ta thấy: về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày, cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô giá đang thướt tha dịu dàng chải tóc. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong đoạn thơ trên, đó là một trong số những thành công lớn của ông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư