Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích không gian dòng sông và tâm trạng của nhà thơ trong buổi chiều thu ( văn bản tràng giang )

phân tích không gian dòng sông và tâm trạng của nhà thơ trong buổi chiều thu ( văn bản tràng giang )

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
348
1
1
Nguyễn Nguyễn
04/04/2021 10:13:30
+5đ tặng
Tràng Giang là một bài thơ hay của Huy Cận và là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình. Tràng Giang in trong tập Lửa thiêng, xuất bản năm 1940. Bài thơ nói về nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra, nên như kéo dài triền miên.


 
4 câu thơ trong đoạn đầu hiện lên đầu tiên tác phẩm là bức tranh sông nước vắng vẻ và tĩnh lặng.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Câu thơ đầu mở ra là bức tranh sông nước “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” có hai hình ảnh được tái hiện đó là thiên nhiên và tâm trạng của con người. Từ “ tràng giang” không chỉ gợi ra độ dài mà còn là độ rộng. Dòng sông ấy có từ “gợn” chỉ là gợn hơi, lăn tăn theo chiều gió nhẹ. Gợi không khí tĩnh lặng ôm trùm khắp không gian. Từ tâm trạng của thiên nhiên tác giả nói đến tâm trạng của con người, có thể nói có bao nhiêu sóng gợn ấy là bấy nhiêu nỗi buồn “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Điệp từ “điệp điệp” diễn tả nỗi niềm trong lòng tuy nhẹ thôi nhưng dai dẳng triền miên. “Con thuyền xuôi mái nước song song” Hình ảnh con thuyền xuôi mái nổi bật giữa dòng sông, trở nên nhỏ bé, đơn độc. “Xuôi mái” ở trạng thái bị động mặc cho dòng nước trôi. Từ láy “song song” “Thuyền về nước lại sầu trăm ngã” tác giả đã sử dụng cặp từ ngược hướng phải chăng đây là sự chia lìa, để khởi nguồn cho nỗi sầu trăm ngả.

Ở câu cuối của khổ một, hình ảnh đơn sơ bình dị, hiện thực đó là “cành củi khô”. Nghệ thuật đảo ngữ như nhấn mạnh vào sự tầm thường nhỏ bé và vô giá trị, không chỉ và vật rơi khô gãy. Lại một cành còn khô quá tầm thường nhỏ bé và đơn độc cạn kiệt sức sống. Trôi dạt vô hướng giữa không gian lớn rộng, ẩn chứa sau đó là những kiếp người và cái tôi lạc loài trong phong trào thơ mới của Huy Cận.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bức pháp chung trong miêu tả thiên nhiên trong thơ Huy Cận đó là gợi hơn tả.” Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”. Từ láy “lơ thơ” gợi lên sự ít ỏi nhấn mạnh cái sự vắng vẻ nhỏ nhoi, sự cô quạnh giữa không gian mênh mông chỉ có một cồn nhỏ đìu hiu vắng vẻ. Tác giả cố gắng lắng nghe tìm tiếng con người. “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”, đây là câu hỏi tu từ, phủ nhận sự hiện diện của cuộc sống con người.

Hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng biện pháp đối ”nắng xuống đối với trời lên”, “sông dài đối với trời rộng”, “sâu chót vót với bến cô liêu”. Động từ ngược hướng lên xuống gợi nên cảm giác chuyển động rõ rệt. Gợi nên chiều cao và sâu không gian được mở vô biên. Nỗi buồn thấm vào tạo vật con người hiện lên với một trạng thái cô đơn.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Khổ thơ tiếp theo gợi nên sự vô định “cánh bèo” không phải đơn thuần là cánh bèo không tìm thấy hướng đi của thiên nhiên. Mà đó là cả một thế hệ thanh niên Việt Nam không tìm thấy hướng đi.

“Mênh mông không một chuyến đò ngang” trong toàn cảnh vũ trụ này tuyệt nhiên không có bóng dáng của con người. Bởi chuyến đò, cây cầu thì phải có con người nhưng tác giả đã nói là “không”. Dùng cách nói phủ định để khẳng định ở đây chỉ có một cái có đó là “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” chỉ là thiên nhiên.

Đó là sự cô đơn, cảm giác bất an của một cái tôi thơ mới. Chính nỗi niềm này đã được tác giả nói rất nhiều như ở lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” tạo nên một điểm riêng cho nhà thơ Huy Cận con người ở đây cô đơn bất an, rợn người.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Khổ thơ cuối dường như mờ ảo dần, hình ảnh “đùn núi bạc” là không gian hùng vĩ, tráng lệ, từ láy lớp lớp. Đối lập với không gian hùng vĩ tráng lệ đó là “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Nếu như dòng thơ trên ta thấy được dấu ấn cổ điển thì ở đây là yếu tố hiện đại, cánh chim bé nhỏ đang cố vươn cao lên trong buổi chiều tà ấy. Cái tôi thơ mới ấy mang một nỗi buồn tự thân, sự thức tỉnh. Cánh chim không chỉ chở nặng hoàng hôn mà còn trĩu nặng nỗi buồn của các nhà thơ mới.

Đến với hai câu cuối của bài thơ “lòng quê dờn dợn vời con nước, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Đây là nỗi lòng hoài hương, cái hiện đại ở đây là sự phủ định sự tác động của ngoại cảnh đến tâm trạng. Nỗi nhớ nhà da diết hơn, cháy bỏng hơn, đi trên quê hương mà thấy thiếu và nhớ quê hương. Từ láy “dờn dợn” như những cơn sóng lòng đang dồn nén trong Huy Cận.

Nhìn chung toàn bộ bài thơ là nỗi buồn, đây là tâm trạng của các nhà thơ lãng mạng lúc bấy giờ, nỗi buồn của cả thế hệ thanh niên lúc bấy giờ chưa giác ngộ được lý tưởng cách mạng, bài thơ này tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận “sầu ảo não”. Bài thơ “Tràng Giang” được đánh giá là bài thơ dọn đường cho thơ về quê hương đất nước. Cách sử dụng ngôn từ thơ cũng như biện pháp tu từ là tạo nên một tác phẩm hay và đặc sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Mai Nguyễn
04/04/2021 10:15:08
+4đ tặng

Nếu cả bài thơ tràng giang là một bức tranh sông nước rợn ngợp những nỗi buồn, nỗi sầu thương thì khổ thứ 2 trong bài đã gợi lên một khung cảnh hoang vắng đến xác xơ, tiều tụy.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.

Cảm nhận chung về những dòng thơ này là một khung cảnh hoang vắng. Làng xóm ven sông vắng lặng, cảnh sông nước thật mênh mang trong một không gian nhiều chiều. Câu thơ đã gợi ra cảnh tượng: một vài cồn cát chạy nổi giữa dòng sông với sự đơn độc, lẻ loi. Trên những cồn cát đó chỉ thấy lơ thơ vài cây mọc hoang. Đây là dòng sông mùa nước, nước sông cứ dềnh mãi lên. Cảnh tượng thực này lại mang rất nhiều tính biểu tượng trong nó. Nếu trước đó ta thấy con thuyền bị vây bủa bởi những lớp sóng như những nỗi buồn điệp điệp thì ở đây ta lại gặp con người như những cồn cát nhỏ bé, chơi vơi đang bị dòng lũ cuộc đời nhấn chìm dần.Hình tượng thơ đó còn gợi lên cảm giác suy ngẫm về những cuộc đời trong xã hội cũ.

Tất cả đều được sắp đặt, an bài, đều bị phủ lấp. Hình ảnh những cồn cát lơ thơ giữa dòng nước gợi một cái gì thật buồn bã trước sự trùm phủ. Nó chẳng khác nào cành củi khô, nhỏ bé lập lờ giữa dòng nước mênh manh. Trong khung cảnh đó, thoáng những cơn gió đìu hiu.Cái cảm giác đìu hiu như lan tỏa; khung cảnh câu thơ như gợi ra sự quạnh quẽ, hoang tàn. Đây là sự kế thừa và sáng tạo bút pháp của Chinh phụ ngâm. Chính Huy Cận đã cho biết:ông viết dòng thơ này với sự ảnh hưởng từ thơ Chinh phụ ngâm:

"Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”

Câu thơ” Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có nhiều cách hiểu khác nhau. Đâu đó, đâu đây hình như đang vẳng lại những tiếng lao xao của cảnh chợ chiều. Những tiếng chợ chiều vẳng lại trong gió đã gợi được cái tĩnh lặng của khung cảnh.Phải yên tĩnh lắm mới có thể nghe được những âm thanh đó.Nhưng những tiếng lao xao của cảnh chợ chiều lại chỉ gợi ra những gì là tàn tạ, thê lương. Bởi còn gì buồn hơn cảnh chợ chiều, chợ tàn.

Cảnh ở đây vắng lặng đến tuyệt đối. Cảnh không những không có sự hoạt động của con người mà ngay đến âm thanh của hoạt động đó cũng không có. Dẫu sao thì cảnh ở đây vẫn thiếu một cái gì đó có thể lôi cuốn, vỗ về con người. Dù là có hay không có những âm thanh của tiếng chợ chiều, ta vẫn không thấy được bất kì mối liên hệ nào giữa những cồn cát lơ thơ và tiếng chợ chiều. Thế nhưng tất cả vẫn gắn với nhau trong một biểu hiện chung, gợi lên những cảm giác cô đơn,buồn bã và hiu hắt.

Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.

Đến hai câu thơ này, ta lại thấy gợi lên một nỗi buồn mênh mang khắp sông dài trời rộng. Tạo vật ở đây có nhiều nét độc đáo. Độc đáo trước hết ở chỗ tạo dựng không gian: những chữ “xuống, lên, dài, rộng, sâu” đã gợi được một không gian nhiều chiều, có cài gì thăm thẳm hun hút, lại có cái dài rộng, mênh mang.Chút nắng chiều sót lại, rơi xuống tạo cảm giác bầu trời như cao thêm lên. Những tia nắng của ngày tàn đó đang rơi vào thăm thẳm để đẩy bầu trời lên cao chót vót, xa vời. Nhưng cái nhìn của Huy Cận hướng về bầu trời lại thấy cảm giác sâu chót vót như ông bị hút vào cái thăm thẳm của bầu trời trong một cảm giác rợn ngợp không cùng.

Hai câu thơ này còn tạo nên sự đối nghĩa rất đặc sắc. Nếu câu thứ 3 gợi cảm nhận về bầu trời cao thì câu thứ 4 lại gợi về hình ảnh dòng sông dài, rộng mênh mang. Câu “nắng xuống trời lên sâu chót vót” gợi sự hắt hiu còn câu ” sông dài trời rộng bến cô liêu” lại gợi một nỗi sầu dằng dặc. Mặt khác hai dòng thơ này còn tạo sự kết hợp mang cảm giác vũ trụ- cảm giác thường thấy ở thơ Huy Cận. Giữa hai dòng thơ ta còn thấy một sự đăng đối:” sâu chót vót- bến cô liêu”. Sự đăng đối này tạo ra quan hệ ý nghĩa: mối sầu chất ngất bắt đầu từ cái thăm thẳm của bến cô liêu. Huy Cận đã dùng cái thực tế để biểu hiện cái hư ảo khó thấy và lại dùng cái hư ảo để lột tả tinh thần của cái thực tế đến tàn nhẫn.

Cũng với những dòng thơ này ta còn thấy nỗi buồn của Huy Cận đã vượt khỏi lòng mình để nhuộm sầu cả vũ trụ. Nhân vật trữ tình trong Tràng giang có nỗi buồn mênh mang, trải khắp và thấm đượm cả một không gian bát ngát, bao la. Sông dài, trời rộng, vũ trụ mênh mang và nỗi buồn của con người cũng là vô tận. Phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng giang thấy rõ rằng: Nếu trước đó ta thấy sự tương phản giữa cành củi và dòng sông thì ở đây ta lại gặp sự đối lập giữa bến cô liêu và sông dài trời rộng. Đây vẫn la cái nhìn tương quan trong cảm giác về con người giữa vũ trụ vô cùng.

Khổ thơ thứ hai khép lại trong cái cô liêu chơi vơi của cả lòng người và tạo vật. Huy Cận thực tài tình khi đã dựng tả cả một bức tranh trời nước mênh mang mà đầy tâm tư sâu lắng.

0
1
ko có
04/04/2021 10:16:12
+3đ tặng

Nếu cả bài thơ tràng giang là một bức tranh sông nước rợn ngợp những nỗi buồn, nỗi sầu thương thì khổ thứ 2 trong bài đã gợi lên một khung cảnh hoang vắng đến xác xơ, tiều tụy.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.

Cảm nhận chung về những dòng thơ này là một khung cảnh hoang vắng. Làng xóm ven sông vắng lặng, cảnh sông nước thật mênh mang trong một không gian nhiều chiều. Câu thơ đã gợi ra cảnh tượng: một vài cồn cát chạy nổi giữa dòng sông với sự đơn độc, lẻ loi. Trên những cồn cát đó chỉ thấy lơ thơ vài cây mọc hoang. Đây là dòng sông mùa nước, nước sông cứ dềnh mãi lên. Cảnh tượng thực này lại mang rất nhiều tính biểu tượng trong nó. Nếu trước đó ta thấy con thuyền bị vây bủa bởi những lớp sóng như những nỗi buồn điệp điệp thì ở đây ta lại gặp con người như những cồn cát nhỏ bé, chơi vơi đang bị dòng lũ cuộc đời nhấn chìm dần.Hình tượng thơ đó còn gợi lên cảm giác suy ngẫm về những cuộc đời trong xã hội cũ.

Tất cả đều được sắp đặt, an bài, đều bị phủ lấp. Hình ảnh những cồn cát lơ thơ giữa dòng nước gợi một cái gì thật buồn bã trước sự trùm phủ. Nó chẳng khác nào cành củi khô, nhỏ bé lập lờ giữa dòng nước mênh manh. Trong khung cảnh đó, thoáng những cơn gió đìu hiu.Cái cảm giác đìu hiu như lan tỏa; khung cảnh câu thơ như gợi ra sự quạnh quẽ, hoang tàn. Đây là sự kế thừa và sáng tạo bút pháp của Chinh phụ ngâm. Chính Huy Cận đã cho biết:ông viết dòng thơ này với sự ảnh hưởng từ thơ Chinh phụ ngâm:

"Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”

Câu thơ” Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có nhiều cách hiểu khác nhau. Đâu đó, đâu đây hình như đang vẳng lại những tiếng lao xao của cảnh chợ chiều. Những tiếng chợ chiều vẳng lại trong gió đã gợi được cái tĩnh lặng của khung cảnh.Phải yên tĩnh lắm mới có thể nghe được những âm thanh đó.Nhưng những tiếng lao xao của cảnh chợ chiều lại chỉ gợi ra những gì là tàn tạ, thê lương. Bởi còn gì buồn hơn cảnh chợ chiều, chợ tàn.

Cảnh ở đây vắng lặng đến tuyệt đối. Cảnh không những không có sự hoạt động của con người mà ngay đến âm thanh của hoạt động đó cũng không có. Dẫu sao thì cảnh ở đây vẫn thiếu một cái gì đó có thể lôi cuốn, vỗ về con người. Dù là có hay không có những âm thanh của tiếng chợ chiều, ta vẫn không thấy được bất kì mối liên hệ nào giữa những cồn cát lơ thơ và tiếng chợ chiều. Thế nhưng tất cả vẫn gắn với nhau trong một biểu hiện chung, gợi lên những cảm giác cô đơn,buồn bã và hiu hắt.

Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.

Đến hai câu thơ này, ta lại thấy gợi lên một nỗi buồn mênh mang khắp sông dài trời rộng. Tạo vật ở đây có nhiều nét độc đáo. Độc đáo trước hết ở chỗ tạo dựng không gian: những chữ “xuống, lên, dài, rộng, sâu” đã gợi được một không gian nhiều chiều, có cài gì thăm thẳm hun hút, lại có cái dài rộng, mênh mang.Chút nắng chiều sót lại, rơi xuống tạo cảm giác bầu trời như cao thêm lên. Những tia nắng của ngày tàn đó đang rơi vào thăm thẳm để đẩy bầu trời lên cao chót vót, xa vời. Nhưng cái nhìn của Huy Cận hướng về bầu trời lại thấy cảm giác sâu chót vót như ông bị hút vào cái thăm thẳm của bầu trời trong một cảm giác rợn ngợp không cùng.

Hai câu thơ này còn tạo nên sự đối nghĩa rất đặc sắc. Nếu câu thứ 3 gợi cảm nhận về bầu trời cao thì câu thứ 4 lại gợi về hình ảnh dòng sông dài, rộng mênh mang. Câu “nắng xuống trời lên sâu chót vót” gợi sự hắt hiu còn câu ” sông dài trời rộng bến cô liêu” lại gợi một nỗi sầu dằng dặc. Mặt khác hai dòng thơ này còn tạo sự kết hợp mang cảm giác vũ trụ- cảm giác thường thấy ở thơ Huy Cận. Giữa hai dòng thơ ta còn thấy một sự đăng đối:” sâu chót vót- bến cô liêu”. Sự đăng đối này tạo ra quan hệ ý nghĩa: mối sầu chất ngất bắt đầu từ cái thăm thẳm của bến cô liêu. Huy Cận đã dùng cái thực tế để biểu hiện cái hư ảo khó thấy và lại dùng cái hư ảo để lột tả tinh thần của cái thực tế đến tàn nhẫn.

Cũng với những dòng thơ này ta còn thấy nỗi buồn của Huy Cận đã vượt khỏi lòng mình để nhuộm sầu cả vũ trụ. Nhân vật trữ tình trong Tràng giang có nỗi buồn mênh mang, trải khắp và thấm đượm cả một không gian bát ngát, bao la. Sông dài, trời rộng, vũ trụ mênh mang và nỗi buồn của con người cũng là vô tận. Phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng giang thấy rõ rằng: Nếu trước đó ta thấy sự tương phản giữa cành củi và dòng sông thì ở đây ta lại gặp sự đối lập giữa bến cô liêu và sông dài trời rộng. Đây vẫn la cái nhìn tương quan trong cảm giác về con người giữa vũ trụ vô cùng.

Khổ thơ thứ hai khép lại trong cái cô liêu chơi vơi của cả lòng người và tạo vật. Huy Cận thực tài tình khi đã dựng tả cả một bức tranh trời nước mênh mang mà đầy tâm tư sâu lắng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×