2. Chứng minh tính bước ngoặt
a. Bước ngoặt đi lên với CM miền Nam: chuyển CM miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- Trước PT Đồng khởi, hình thái của cách mạng miền Nam là đấu tranh chính trị, hòa bình, đòi Mĩ – Diệm thực hiện nghiêm chỉnh HĐ Giơ-ne-vơ, giữ gìn và phát triển lực lượng.
- Phong trào Đồng khởi là phong trào đấu tranh đầu tiên diễn ra sau khi Đảng chuyển hướng chỉ đạo: để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực CM đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- Ý nghĩa:
+ Làm thay đổi hình thái phát triển đi lên của CM miền Nam: từ đấu tranh chính trị hòa bình tiến lên KN từng phần và tiến lên chiến tranh CM
+ Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960), giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, đấu tranh chống Mỹ và tay sai, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.
+ Lực lượng của CM miền Nam được trưởng thành qua thực tiễn; nhân dân miền Nam thêm tin tưởng vào sự dẫn dắt của Đảng.
+ CM miền Nam từ thế bị động sang chủ động.
=> PT Đồng khởi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng.
b. Bước ngoặt đi xuống khó khăn đối với chính quyền Sài Gòn
- Chấm dứt thời kì ổn định tạm thời trong suốt 6 năm, đánh dấu sự khủng hoảng triền miên của chính quyền SG.
- Biểu hiện: khủng hoảng trong nội bộ, mâu thuẫn giữa chính quyền VN Cộng hòa với Mĩ (Mĩ mất niềm tin).
- Bước đầu làm lung lay ý chí xâm lược thực dân kiểu mới, đồng thời bộc lộ mặt trái của chính quyền VN Cộng hòa.
- Mĩ và chính quyền SG lâm vào thế bị động ở miền Nam VN nên bị động thay đổi chiến lược chiến tranh và sa lầy trên chiến trường này.
=> Phong trào Đồng Khởi là đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công