Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất

Cái này là trong đoạn trích Trước giờ nổ súng trích trong Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy. Mọi người soạn giùm em với ạ. 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.238
2
0
Nguyễn Lê Ngọc Minh
12/04/2021 18:19:55
+5đ tặng
Chương năm 1 Trung đoàn 6 được lệnh rời vị trí phục kích, hành quân gấp về phía Buôn Ma Thuột. Đêm đầu tháng. Mảnh trăng như một chiếc lá bạch đàn lơ lửng trên nền trời xanh thẫm. Những ngôi sao ở rất xa, nhấp nháy cười như đang phát tín hiệu, trao gửi tâm tình với mặt đất nồng đượm hương cỏ, hương cây. Sương mỏng và nhẹ, êm dịu luồn lách trong những tán lá, nhành cây, luồn cả vào mái tóc các chiến sĩ, khiến họ có cảm tưởng mỗi khi mình hít thở, những làn sương mỏng kia sẽ ngấm vào da thịt, tạo nên những xúc cảm ngọt ngào. Đoàn quân đi thành những vệt thẫm dài, thấp thoáng trong đêm. Họ xuyên qua những rừng khộp đã trút nốt những chiếc lá cuối cùng, chỉ còn trơ lại những thân, những cành, xòe ra ngang ngạnh, xương xẩu. Nếu là ban ngày, qua những khu rừng như thế, dưới cái nắng chói chang của mùa khô, trong ta thường chỉ gợi nên những suy nghĩ về sự cỗi cằn, tàn lụi; nhưng bây giờ đang là ban đêm, trong ánh trăng mỏng, trong làn sương dịu êm, những cành khộp khẳng khiu, im lìm kia in lên nền trời như những nét phác thảo của một một bức tranh tĩnh vật, hoặc như những bàn tay xòe ra đỡ lấy vòm trời dày sao. Rồi họ đi qua những trảng cỏ, những ta-man như đồng bào Tây Nguyên vẫn gọi. Ban ngày, những ta-man chói chang ánh nắng mặt trời, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt như lúc nào cũng có thể bốc cháy. Đêm xuống, những làn sương mỏng kia như một bàn tay mềm mại sà xuống vuốt ve từng ngọn cỏ khô cháy, hút hết hơi nóng hầm hập, trả lại cho ta-man cai dịu dàng thoáng đãng. Và gió, dường như ghen tức, thỉnh thoảng lại thổi lồng lên, cố gắng tách những bàn tay dịu dàng ấy ra khỏi đồng cỏ nhưng vô hiệu. Đoàn quân vẫn đi, vẫn đi. Những bước chân trên cỏ bồn chồn, rạo rực. Những ta-man, ta-man! Họ nghĩ đến mùa mưa. Khi mặt đất khát khao như những đôi môi khô cháy, nghẹn ngào đón những giọt mưa đầu như những người yêu đón nhận những chiếc hôn sau bao tháng ngày dài chờ đợi; hạnh phúc sẽ nở bùng, xanh rợn lên. Những ta-man có từ ngàn đời trẻ lại, khoác lên mình tấm áo xanh tuyệt vời ấy để chào đón muôn loài cầm thú ngày đêm rậm rịch đến với mình. Những ta-man. Trong những năm đánh giặc, người chiến sĩ nào hành quân ra trận qua những ta-man mà không thấy dội lên, thấy cồn cào trong lòng mình những ý nghĩ đẹp đẽ, thiêng liêng về đất đai, lãnh thổ, về sự sống và cái chết, về hạnh phúc và tình yêu. Đêm nay lại có biết bao nhiêu đoàn quân đi qua những ta-man mênh mông của dải đất này, hướng về mặt trận. Ở phía họ đi tới thỉnh thoảng lại lòe lên những ánh chớp và dội lại những tiếng ồn ào của bom đạn. Bầu trời phía ấy cồn cào, bức bối trong ánh đèn dù vàng vọt, không gian như tấy lên trong một cơn sốt cấp tính. Phía ấy là mặt trận Buôn Ma Thuột. Trước đây một tuần, mấy tiếng “Buôn Ma Thuột” chẳng gợi cho người ta một điều gì khác ngoài cái nghĩa đơn giản của một địa danh. Nhưng giờ đây ba tiếng ấy đang được nhân dân cả nước nhắc tới như một niềm kính phục, một điều kì diệu. Các cán bộ chỉ huy quân sự mở bản đồ ra, khoanh vòng tròn đỏ vào vị trí đã được ghi bằng chữ đậm Buôn Ma Thuột. Họ nhìn rộng ra và thấy cả một vùng rộng lớn phía Nam Tây Nguyên đã được giải phóng. Từ đó, ta có thể triển khai các lực lượng chủ lực mạnh, phát triển theo đường 21 xuống vùng duyên hải miền Trung, theo đường 14 xuống Đông Nam Bộ, hoặc có thể phát triển theo hướng Bắc đánh chiếm thị xã Plây Cu hay theo đường 7B xuống thị xã Hậu Bổn, tỉnh Phú Bổn, v.v... Thế phòng ngự của quân đoàn 2 ngụy đã bị cô lập, các đường chiến lược liên hệ với đồng bằng ven biển đã bị khóa chặt, đường chiến lược 14, huyết mạch nối ba trung tâm quân sự, chính trị, văn hóa của Tây Nguyên là Công Tum, Plây Cu, Buôn Ma Thuột cũng đã bị băm nát. Quân địch phòng thủ ở Tây Nguyên đã bị chia cắt ra thành từng cụm, từng mảnh và bị trói chặt. Trung đoàn 6 được lệnh hành quân gấp về Tây Bắc Buôn Ma Thuột, chiếm giữ địa bàn, sẵn sàng tham gia đánh địch hành quân giải tỏa. Rời khỏi vị trí phục kích, các chiến sĩ trung đoàn 6 mở cờ trong bụng, ai cũng chắc mẩm đã đến lúc trung đoàn 6 có thể “làm ăn lớn”. Họ hành quân suốt đêm, không hề biết mệt mỏi. Đến khi màn đêm loãng dần, tiếng đại bác nghe đã rõ hơn, họ mới được lệnh tạm dừng chân. - Trời ơi! Rừng cà phê! Một chiến sĩ nào đó reo lên. Thoạt tiên, mọi người nhận ra những đợt hương thơm ngây ngất cứ dâng lên, xao xuyến đến chóng mặt. Rồi, họ nhận ra những chùm hoa màu trắng, thấp thoáng trong ánh ngày đang mỗi lúc một lấn dần bóng đêm. Các tiểu đội ùa vào rừng cà phê tìm chỗ nghỉ chân. Trước tiên, họ quẳng ba lô xuống rồi vươn vai, hít căng lồng ngực bầu không khí đẫm hương thơm, mặc cho cành lá đẫm sương quệt vào mặt mũi, quần áo, đầu tóc. Không khí mát mẻ, trong lành của buổi sớm cộng với hương thơm dịu ngọt của hoa cà phê khiến họ tỉnh táo hẳn, tưởng như họ không hề qua một đêm hành quân mệt nhọc. Họ nói cười ồn ã rồi tụm lại thành từng tốp, lấy lương khô ra, vừa ăn vừa tán chuyện. Mãi tới lúc ấy, trung đoàn trưởng Thuần mới đuổi kịp đơn vị. Ở Bộ tư lệnh sư đoàn ra, ông và các đồng chí đi cùng cắm cổ đuổi miết mà không kịp. Tình hình này rồi cứ đuổi nhau miết, đơn vị đuổi địch, hậu cầu đuổi theo bộ đội, mệnh lệnh này chưa kịp thi hành đã có mệnh lệnh mới. Nhận ra trung đoàn trưởng, một tốp chiến sĩ ngồi trong lô cà phê bên đường ăn lương khô liền đứng dậy chào ông. Trung đoàn trưởng mỉm cười chào lại họ: - Khỏe không, các tướng? Một chiến sĩ to lớn, miệng rộng, mặt đầy trứng cá báo cáo: - Anh em khỏe cả, thủ trưởng ạ! Mấy chiến sĩ đứng phía sau cũng lên tiếng: - Thủ trưởng đặt ba lô, nghỉ chút đã. - Mời thủ trưởng ăn lương khô với lính! - Vào chiến dịch thủ trưởng đâm trẻ ra, tụi mày ạ! Trung đoàn trưởng gỡ ba lô ra khỏi vai rồi quay lại nói với anh trợ lý tác chiến: - Nhuận này! Cậu về trước sơ bộ báo cáo tình hình với anh Tâm để anh ấy khỏi sốt ruột. Mình phải “dưỡng lão” chút đã. Chà, đuổi các cậu muốn rơi cẳng chân ra rồi đây. Anh chiến sĩ mặt đầy trứng cá lại lên tiếng: - Không nhanh thì địch nó chạy ráo cả, thủ trưởng ạ. - Cậu nói đúng đấy! Cậu nào còn nước cho mình một hớp nhỉ? Nhưng này, các tướng có vẻ “ngứa nghề” lắm rồi, phải không? Một cậu người nhỏ thó, buông một câu thăm dò: - Đến lúc trung đoàn mình làm ăn rồi, sốt ruột làm gì, thủ trưởng nhỉ? Anh chàng mặt trứng cá cũng phụ họa theo: - Ờ, phải đấy!... Chẳng lẽ mình cứ ngồi xem họ đánh mãi. Có lẽ trung đoàn mình cũng làm ăn quanh đâu đây thôi, thủ trưởng nhỉ? Trung đoàn trưởng biết tỏng các tay “tham mưu con” đang khai thác khéo mình nên trả lời lập lờ: - Ờ cũng còn tùy trên... Anh chàng mặt trứng cá sốt ruột la lên: - Tùy! Lúc nào cũng tùy trên. Các cụ “phong kiến” bỏ cha đi ấy. Mình cũng phải đấu tranh chứ, kiểu này rồi trung đoàn mình cứ đì đẹt suốt. Trung đoàn trưởng cười lớn: - Á hà! Tay này giỏi đấy. Cậu chụp mũ cho ban chỉ huy trung đoàn rồi đấy. Phong kiến à, nghĩa là cấp trên đặt đâu ta ngồi đấy chứ gì? Vậy thử hỏi, khi cậu ngồi vào bàn cờ, đặt quân xe vào đây chẳng hạn, mà nó nhảy tưng tưng lên, thì cậu bảo sao? Anh chàng mặt trứng cá hăng hái tranh luận: - Nhưng chúng tôi không phải là quân xe, thủ trưởng ạ! Chúng tôi là chiến sĩ, chúng tôi không làm bằng gỗ hay bằng sừng, mà chúng tôi được cấu tạo bằng... Một anh chàng nào đó buông một câu tếu: - ... Bằng thịt! Mọi người cười ồ. Trung đoàn trưởng cũng cười. Sau đó, ông xua tay cho tất cả yên lặng rồi nói: - Đồng chí gì vừa nói một điều rất chí lý. Đúng lắm! Người chiến sĩ không phải là quân cờ trên bàn cờ của người chỉ huy. Bởi vì, bản thân người chiến sĩ đã có chức năng hành động. Ý đồng chí muốn nói, người chiến sĩ còn có một trái tim, một tấm lòng, phải không? Quân cờ trên bàn cờ chỉ biết chờ một cách thụ động. Còn người chiến sĩ ngay cả trong khi chờ đợi vẫn hành động. Trong khi chờ đợi, người chiến sĩ nuôi dưỡng ý chí, nuôi dưỡng lòng căm thù, suy nghĩ về thời cuộc, phân tích tình hình, rèn luyện tài năng... và người chiến sĩ còn phải biểu lộ quyết tâm, nguyện vọng của mình; khi cần, còn phải phát biểu chính kiến của mình về người chỉ huy, về cả phương pháp chỉ huy tác chiến của họ. Chỉ có những người chỉ huy dốt nát thì mới bỏ qua, không biết khai thác những khả năng đó của các chiến sĩ dưới quyền. Tôi rất cám ơn các đồng chí đã phát biểu tâm tư nguyện vọng của mình một cách thẳng thắn. Nhưng, tôi xin lưu ý một điều, dù sao chúng ta vẫn có chức năng giống như những quân cờ. Nghĩa là chúng ta vẫn phải hành động theo bàn tay của người chỉ huy. Chúng ta phải thừa nhận chúng ta có một người chỉ huy rất tài tình, đó là Đảng. Ở mặt trận, bộ óc chỉ huy của Đảng được cụ thể hóa bằng Bộ chỉ huy chiến dịch, Bộ chỉ huy các sư đoàn, trung đoàn v.v... Vậy thì, tôi hỏi, có ai trong chúng ta nghi ngờ khả năng chỉ huy của người chỉ huy tối cao đó không? Các chiến sĩ im lặng, ngơ ngác nhìn nhau. Anh chàng mặt trứng cá lắc đầu: - Chịu cụ! Cụ nói vậy thì... hết ý rồi! Trung đoàn trưởng tiếp tục phân tích: - Người chỉ huy ấy không những biết nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của các đồng chí, khả năng sở trường tác chiến của các đồng chí, mà còn biết sử dụng các đồng chí khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào để các đồng chí phát huy hết khả năng, sở trường của mình nữa. Vậy thì chúng ta hãy yên tâm, Đảng đưa chúng ta ra mặt trận là để đánh giặc, chứ không phải để “xem đánh giặc”. Rồi sẽ đến lúc, các đồng chí ạ. Trung đoàn trưởng im lặng một lát rồi tiếp tục nói: - Trong khi các đồng chí đã hành quân đi nhận một nhiệm vụ chiến đấu thì trung đoàn ta vẫn còn một tiểu đoàn, tiểu đoàn đánh giỏi nhất của trung đoàn ta từ xưa tới nay, tiểu đoàn 3, hiện còn đang phải nằm yên một chỗ để chờ đợi thời cơ, các đồng chí đó còn sốt ruột hơn các đồng chí nhiều chứ! Tình hình hiện nay các đồng chí cũng đã thấy rõ. Thời cơ đang rất thuận lợi cho chúng ta. Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, một cục diện mới đã mở ra. Cứ cái đà này mà phất, chúng ta có thể đi xa hơn những điều mà chúng ta mơ ước. Thời cơ lập công còn nhiều. Nhiệm vụ chúng ta sẽ ngày một nặng nề. Nghĩa là phải chuẩn bị vắt chân lên cổ mà chạy thì mới theo kịp được với tình hình chung, với nhịp độ phát triển của chiến dịch. Rất có thể chúng ta sẽ nổ súng ngay ngày hôm nay hay ngày mai, nhưng cũng có thể chúng ta chưa được nổ súng. Người chiến sĩ có bản lĩnh là người biết làm chủ mình trong mọi tình hình. Nếu đồng chí nào, trong lúc này mà có thể mắc võng lên, ngủ đi một giấc, tôi cho là giỏi. Nào, bây giờ các đồng chí hãy thử xem, buổi sáng nay chúng ta còn nghỉ ở đây để chuẩn bị, các đồng chí thử mắc võng lên và ngủ xem nào. Ngủ được không? Phải ngủ, đó là mệnh lệnh. Tôi sẽ ra lệnh cho toàn trung đoàn, trừ những ai có nhiệm vụ phải làm, còn tất cả hãy mắc võng lên. Các chiến sĩ lại cười rộ lên vì “mệnh lệnh” bất ngờ ấy. Nhưng, rõ ràng ai cũng vui vẻ hơn, bớt lấn bấn hơn. Và, khi trung đoàn trưởng của họ đi rồi thì tất cả các chiến sĩ đều mắc võng hoặc trải ni lông xuống nền rừng cà phê. Chỉ một lát, tiếng ngáy của họ đã sôi lên, giấc ngủ đến với họ dễ dàng, thanh thản hơn. Mặt trời đã lên cao. Sương tan. Những cánh hoa cà phê trắng muốt rung rinh trước gió lặng lẽ tỏa vào không gian mùi hương thanh bạch của mình. Gió nhẹ nhàng lướt qua. Rì rào, rì rào... 2 Trận đánh đầu tiên của trung đoàn 6 trong chiến dịch này diễn ra như một cơn gió thoảng. Hơn một tiếng đồng hồ các đơn vị đã báo cáo về sở chỉ huy: hết địch, các mục tiêu đã chiếm xong. Trung đoàn trưởng Thuần phải gọi điện cho các mũi, các hướng nhắc kiểm tra, ông ngờ rằng bọn địch chỉ để lại một dúm chống cự với ta còn đại quân thì đã tìm đường bí mật tháo chạy. Nhưng điều đó đã không xảy ra, cả tiểu đoàn bảo an, một đại đội biệt kích và tất cả các lực lượng cảnh sát, phòng vệ dân sự ngụy quyền địa phương trong khu vực quận lị đã bị tiêu diệt hoặc bị bắt. Duy chỉ còn tên quận trưởng Buôn Hồ là vẫn chưa thấy tăm hơi đâu. Sau bao ngày công phu chuẩn bị, thắc thỏm chờ đợi để rồi đánh một trận “cỏn con” như thế, thật không bõ công. Tham mưu trưởng Sự cảu nhảu suốt buổi, anh nguyền rủa Bộ tư lệnh quân đoàn 2 ngụy sao lại vội vã rút liên đoàn 21 biệt động quân khỏi Buôn Hồ (!), khiến trung đoàn trưởng cũng phải phì cười: - Cậu vô lý hết sức! - Thì... sao nó lại già trái non hột thế? Đồ hèn nhát! Cứ để thằng liên đoàn 21 ở đây thì có phải... Chừng như cũng biết mình vô lý, anh thở dài than vãn: - Đấy, cái số trung đoàn mình nó lận đận thế đấy. Chờ đợi mãi, hành quân sấp ngửa tới đây để rồi nện nhau với một tiểu đoàn bảo an. Trong số tù binh bị bắt có một tên trung tá. Hắn như từ trên trời rơi xuống vì không một tên sĩ quan hay tên lính nào ở cái tiểu đoàn bảo an vừa bị tiêu diệt biết tên hắn. Trong danh sách các sĩ quan bị bắt, hắn khai là “sĩ quan thanh tra quân đoàn”. Cái chức vụ chênh vênh đó đã khiến trung đoàn trưởng Thuần nghi ngờ và quyết định hỏi cung hắn. Tham mưu trưởng Sự thì quả quyết rằng hắn là một trong số những tên chỉ huy liên đoàn 21, có thể còn mắc việc hoặc mắc gái nên còn ở lại trong quận lị. Vẫn còn cay cú vì vồ hụt liên đoàn 21, Sự hùng hổ tuyên bố: - Nếu hắn là sĩ quan chỉ huy liên đoàn 21 thì để đấy, tôi cho nó mấy cái bạt tai. Mười giờ sáng, tên trung tá ngụy được giải đến. Hắn to cao, kềnh càng như một tên Mỹ, trán hói, mắt đỏ vằn vèo tia máu, cái mũi bèn bẹt tương phản với cái vẻ cao sang của vầng trán. Hắn bước khệnh khạng, đầu cúi xuống, mắt nhìn lấm lét. Nhìn thấy trung đoàn trưởng Thuần ngồi trước bàn hỏi cung, hắn liền cúi gập người xuống đặt tay trái lên ngực, chào lí nhí: - Kính ông! Thân hình đồ sộ của hắn như cố thu nhỏ lại nhưng đôi mắt vẫn lừ đừ, thỉnh thoảng lại liếc ngang liếc dọc. Trung đoàn trưởng chỉ vào chiếc ghế đối diện: - Anh được phép ngồi! - Dạ... kính ông! Trung đoàn trưởng quẳng bao thuốc và chiếc bật lửa lên bàn: - Anh có thể hút thuốc! Tên trung tá ngụy khẽ cúi đầu: - Dạ... xin lỗi quý ông... Hắn cầm một điếu Tam Đảo rồi cầm bật lửa lên đánh lửa, châm thuốc hút. Tay hắn không run. Trung đoàn trưởng im lặng nhìn bộ mặt đỏ phừng, núng nính những thịt của tên trung tá ngụy, quái, ông đã gặp hắn ở đâu rồi thì phải? Ý nghĩ ấy chợt vụt lên khiến ông băn khoăn. Không, phải nhớ lại xem đã... Làm như chưa vội bắt đầu cuộc hỏi cung, trung đoàn trưởng cũng rút một điếu thuốc, nhẹ nhàng gõ gõ đầu điếu thuốc xuống bàn rồi mới đưa lên miệng, bật lửa châm thuốc. Qua làn khói thuốc, ông thấy tên ngụy thỉnh thoảng lại liếc nhìn mình, cái mũi bèn bẹt của hắn cứ chun lên chun xuống, khụt khịt liên hồi. Chợt, hắn ngẩng lên nhìn ông: - Xin lỗi... Tôi bị viêm xoang mũi... Nói xong hắn moi trong túi ra một chiếc khăn tay đưa lên mũi hỉ rột rẹt. Một tia chớp lóe lên trong đầu. Trung đoàn trưởng liền bắt ngay lấy tia chớp ấy. - Anh là trung tá Nguyễn Xuân Phòng! - Dạ! - Anh tới đây với cương vị gì? - Dạ... sĩ quan thanh tra quân đoàn 2. - Trước đó? - Tôi làm sĩ quan thanh tra từ năm 1970 đến nay. - Rồi hắn cười nhạt. - Người ta đào tạo bọn tôi để làm sĩ quan cạo giấy ở các bộ tham mưu thôi, thưa ông. - Anh không từng chỉ huy đơn vị? - Dạ... nói cho đúng thì có, nhưng từ những năm sáu mươi kia ạ. Từ khi tôi đi học khóa chỉ huy và tham mưu ở Đà Lạt về thì không được giao chỉ huy các đơn vị. Trung đoàn trưởng nhìn thẳng vào mặt tên trung tá ngụy bằng những tia mắt sắc lạnh: - Không đúng! Năm 1973 anh đã là liên đoàn trưởng liên đoàn 2 biệt động quân. Tên trung tá ngụy chợt tái mặt. Hắn vội khúm núm cúi đầu, co rúm người lại: - Dạ... thưa ông... Có lẽ hắn chưa nhận ra ông, nhưng ông thì đã nhớ ra hắn. Trong ký ức ông lại hiện lên mỗi lúc một rõ ràng, đầy đủ từng chi tiết của lần gặp gỡ đầu tiên ấy... ... Trước mặt ông, ngồi đối diện với ông là một tên trung tá ngụy. Hắn đeo kiếng mát, cái đầu nghênh lên, điếu thuốc sa lem vắt vẻo trên miệng. “Tôi là trung tá Nguyễn Khắc Thuần, chỉ huy trưởng Quân giải phóng khu vực đường 19, được ủy nhiệm đến gặp chỉ huy trưởng liên đoàn 2 biệt động quân để bàn về việc thực hiện một số điều khoản của hiệp định Pa-ri ở khu vực này.” Hắn ậm è, rột rẹt rồi nhấc kính xuống: “Tôi, trung tá Nguyễn Xuân Phòng, chỉ huy trưởng liên đoàn 2 biệt động quân được...” Hắn chợt hắt hơi liền mấy cái, nước mũi nhểu xuống tận môi. Hắn đỏ bừng mặt, vội rút khăn trong túi ra và ngượng ngập nói: “Xin lỗi! Tôi bị xoang mũi...” Bây giờ cũng lại chính hắn đang ngồi trước mặt ông. Chỉ thiếu đôi kiếng mát và đôi lon trung tá. Trung đoàn trưởng Thuần mỉm cười thú vị. - Chắc anh chưa nhớ ra tôi, phải không? Tên trung tá ngụy ngước nhìn ông rồi lại cụp mắt xuống - Dạ... xin lỗi... tôi không nhớ đã gặp quý ông ở đâu? - Trí nhớ của anh tồi nhỉ? - Thưa quý ông, trí nhớ của tôi tồi lắm, lại thêm chiến sự liên miên, đầu óc mụ mẫm hết cả... Nhìn khuôn mặt béo ị như đang chảy xệ xuống của hắn, trung đoàn trưởng tin rằng hắn không nói dối. Hắn chưa nhớ ra ông. Nếu hắn nhớ lại cuộc nói chuyện căng thẳng hôm ấy, hẳn rằng thái độ của hắn, tư thế của hắn sẽ càng thảm hại hơn. Còn ông, làm sao ông quên được những lời lẽ ngông cuồng của hắn... “... Việc ký kết Hiệp định Pa-ri là việc của người Mỹ và ông Thiệu đối với các ông. Là một sĩ quan cấp dưới, dĩ nhiên chúng tôi phải chấp hành mệnh lệnh ngừng bắn. Nhưng, trong thâm tâm, chúng tôi không thừa nhận. Chúng tôi cho rằng: giữa chúng tôi và các ông không thể có chuyện liên hiệp, chung sống hòa bình trên một dải đất, dưới một gầm trời. Nếu được làm tổng thống, ví dụ thế, tôi sẽ lệnh cho quân đội đánh tới cùng!” Trung đoàn trưởng Thuần quắc mắt, nhìn thẳng vào mặt hắn, cái mặt ngông ngáo, câng câng. Máu nóng đã sôi lên, nhưng ông vẫn cố gắng giữ giọng điềm tĩnh: “Tôi không hỏi quan điểm của ông đối với Hiệp định Pa-ri. Tôi chỉ hỏi ông đã nhận được chỉ thị về việc thi hành điều Ba của Hiệp định Pa-ri về việc ngừng bắn chưa?”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư