Quan điểm nghệ thuật.
Trước cách mạng Nam Cao gián tiếp trình bày quan điểm sáng tác thông qua hai tác phẩm “Đời thừa” và “Giăng sáng”. Thông qua hai tác phẩm này, Nam Cao quan niệm:
- Văn học phải chân thực, phản ánh đúng bản chất cuộc sống.
Quan điểm này được trình bày qua lời của Điền trong truyện “Giăng sáng”. Trong truyện “Giăng sáng”, nhà văn Điền phát biểu: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thốt ra từ những kiếp lầm than”.
- Nghề văn cần sáng tạo.
Nhà văn Hộ trong truyện “Đời thừa” phát biểu: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một và kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. Hộ quan niệm: Văn chương phản ánh cuộc sống nhưng không nên sao chép y nguyên hiện thực cuộc sống. Nhà văn cần phải sáng tạo.
- Nhà văn cần có trách nhiệm với cuộc sống.
Văn sĩ Hộ trong “Đời thừa” coi trọng trách nhiệm của nhà văn đối với cuộc sống “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.
Quan điểm của nhân vật Hộ, của nhân vật Điền cũng chính là quan điểm sáng tác của Nam Cao.
Sau cách mạng, quan điểm sáng tác của Nam Cao có sự thay đổi. Nam cao cho rằng:
- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người.
- Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng.