Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 9
17/04/2021 22:32:06
Giải bài có thưởng!

Phương hướng chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954 là gì 

Phương hướng chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954 là gì ?

 


 A.

Tấn công địch ở vùng rừng núi – nơi ta có lợi thế trong thực hiện cách đánh du kích.


 B.

Tấn công vào các đô thị lớn – trung tâm đầu não chính trị, kinh tế của Pháp.


 C.

Tấn công địch ở đồng bằng Nam Bộ.


 D.

Mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.


2

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước Việt Nam là :

 


 A.

khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.


 B.

thống nhất đất nước về mặt nhà nước.


 C.

mở rộng quan hệ giao lưu với các nước khác.


 D.

ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.


3

Hệ thống thuộc địa thế giới cơ bản sụp đổ vào giai đoạn nào?

 


 A.

Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.


 B.

Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.


 C.

Từ đầu những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.


 D.

Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.


4

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc là

 


 A.

cuộc tập dượt lần thứ nhất chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.


 B.

để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.


 C.

chứng tỏ vai trò xây dựng lực lượng cơ sở của Đảng ta.


 D.

tạo điều kiện cho Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời.


5

Sự kiện nào có ý nghĩa đánh dấu bước phát triển có thể tiến hành cuộc tổng tiến công trên khắp chiến trường miền Nam ?

 


 A.

Giải phóng Tây Nguyên


 B.

Giải phóng Huế


 C.

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.


 D.

Giải phóng Đà Nẵng


6

Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam nhằm mục đích:

 


 A.

Khẳng định vị thế kinh tế của Pháp trong thế giới tư bản.


 B.

Tiếp tục lợi nhuận từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.


 C.

Bù đắp thiệt hại do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.


 D.

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.


7

Mục tiêu của kế hoạch quân sự Na – va của Pháp – Mĩ là

 


 A.

giành thắng lợi về phía Pháp.


 B.

tạo lợi thế để đàm phán.


 C.

kết thúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương.


 D.

xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.


8

Mục tiêu của tổ chức ASEAN khi thành lập là

 


 A.

đẩy mạnh hợp tác ,giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.


 B.

liên minh với nhau để mở rộng thế lực.


 C.

hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.


 D.

giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ giữa các nước XHCN.


9

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nhất là

 


 A.

Kinh tế tiếp tục trượt dài trong khủng hoảng.


 B.

Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, tổng thống từ chức, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.


 C.

Nhiều cuộc bãi công diễn ra mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ khắp đất nước.


 D.

Các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang.


10

Thời cơ khách quan để nhân dân Việt Nam nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là khi

 


 A.

Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện.


 B.

Pháp đầu hàng quân Nhật.


 C.

quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp vũ khí quân đội Nhật.


 D.

Nhật đảo chính Pháp.


11

Từ 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng chủ yếu ở nước nào?

 


 A.

Pháp, Liên Xô, Trung Quốc


 B.

Pháp, Liên Xô, Cam pu chia.


 C.

Pháp, Liên Xô, Thái Lan.


 D.

Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.


12

Quốc gia ở Châu Á giành độc lập sớm nhất là

 

 


 A.

Việt Nam.


 B.

In-đô-nê-xi-a.


 C.

Ấn Độ.


 D.

Trung Quốc.


13

Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng?

 


 A.

Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.


 B.

Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì.


 C.

Bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn.


 D.

Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu.


14

Trong 15 năm đổi mới (1986 - 2000), bên cạnh những thành tựu tiến bộ, ta còn nhiều khó khăn và yếu kém. Điều nào sau đây là khó khăn yếu kém khó giải quyết nhất ?

 


 A.

Một số vấn đề văn hóa xã hội còn bức xúc, gay gắt.


 B.

Hiệu quả và sức cạnh tranh thấp trong lĩnh vực kinh tế.


 C.

Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức của một số đảng viên.


 D.

Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.


15

Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong sự kiện

 


 A.

thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân


 B.

khởi nghĩa Bắc Sơn


 C.

cách mạng tháng Tám


 D.

khởi nghĩa Nam Kì.


16

Một trong những bài học kinh nghiệm mà Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng trong công cuộc đổi mới đất nước là

 


 A.

kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại


 B.

xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN


 C.

tôn trọng quy luật phát triển khách quan của lịch sử


 D.

tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân


17

Bài học rút ra từ cuộc bãi công Ba Son (8.1925) còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay là

 


 A.

vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.


 B.

tận dụng thời cơ triệt để.


 C.

tinh thần đoàn kết quốc tế.


 D.

xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh.


18

Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi là

 


 A.

Phi-đen Ca-xrơ-rô


 B.

Mác-tin Lu-thơ King


 C.

Kô-phi An-nan


 D.

Nen-Xơn Man-đê-la


19

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 là

 


 A.

cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi.


 B.

chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.


 C.

chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.


 D.

buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta.


20

So với chiến dịch Việt Bắc Thu- đông 1947, chiến dịch Biên giới Thu – đông 1950 có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử?

 


 A.

Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.


 B.

Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.


 C.

Bộ đội chủ lực trưởng thành thêm một bước.


 D.

Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.


21

Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì

 


 A.

Ai Cập giành được độc lập.


 B.

có 17 nước châu Phi giành độc lập.


 C.

tất cả các nước châu Phi tuyên bố độc lập.


 D.

phong trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở Châu Phi.


22

Thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô là

 


 A.

phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên.


 B.

trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.


 C.

chế tạo thành công bom nguyên tử.


 D.

phóng tàu vũ trụ phương Đông bay vòng quanh trái đất.


23

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho địa vị kinh tế của Mĩ suy giảm là

 


 A.

do chi phí quân sự lớn.


 B.

sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu và Nhật Bản.


 C.

do chênh lệch giàu - nghèo dẫn tới không ổn định kinh tế, xã hội.


 D.

do kinh tế không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng.


24

Sau năm 1975, sự kiện mở đầu cho quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là

 


 A.

Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất.


 B.

Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 24.


 C.

Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên.


 D.

Tổng tuyển cử Bầu Quốc hội chung trong cả nước.


25

Thế giới dự đoán “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á” vì

 


 A.

từ nhiều thập niên qua, nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.


 B.

các nước châu Á vươn lên trở thành cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và vũ trụ.


 C.

từ nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á ổn định không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh xâm lược.


 D.

châu Á là nơi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ.


26

Lực lượng quân sự nào của nước ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc ?

 


 A.

Dân quân du kích.


 B.

Cứu quốc quân.


 C.

Việt Nam Giải phóng quân.


 D.

Trung đoàn Thủ đô.


27

Đối với dân tộc ta, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có ý nghĩa quan trọng nhất là :

 


 A.

Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội


 B.

Chấm dứt ách đô hộ thực dân đế quốc


 C.

Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước


 D.

Kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc


28

Thực hiện kế hoạch 5 năm(1991 - 1995), nước ta đạt được những thành tựu gì trong lĩnh vực tài chính?

 


 A.

Lạm phát được kiềm chế.


 B.

Nạn lạm phát từng bước được đẩy lùi, tỉ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.


 C.

Đồng tiền Việt Nam có vị trí hơn trên thị trường thế giới.


 D.

Lạm phát được đẩy lùi, thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.


29

Vì sao thực dân Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

 


 A.

Buộc nền kinh tế Việt Nam phải lệ thuộc vào kinh tế Pháp.


 B.

Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Pháp.


 C.

Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự, chính trị của Pháp.


 D.

Tạo điều kiện cho kinh tế công nghiệp thuộc địa phát triển.


30

Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 là

 


 A.

các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.


 B.

các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.


 C.

cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.


 D.

các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.


31

Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là

 

 


 A.

Nguyễn Ái Quốc.


 B.

Lê Hồng Phong.


 C.

Nguyễn Hồng Sơn.


 D.

Ngô Gia Tự.


32

Tháng 9.1940, khi Nhật kéo vào Lạng Sơn, quân Pháp đã

 


 A.

chào đón đồng minh đến Đông Dương để cùng thống trị khu vực này.


 B.

chủ động đề nghị Nhật hợp tác để cùng thống trị Đông Dương.


 C.

tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế để quân đội Pháp ở Đông Dương chống trả phát xít Nhật.


 D.

nhanh chóng đầu hàng, mở cửa cho phát xít Nhật vào xâm lược Đông Dương.


33

Tổ chức liên minh khu vực ở Châu Phi là

 


 A.

ANC


 B.

ASEAN


 C.

EU


 D.

AU


34

Khu vực Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai được ví như “Lục địa bùng cháy” vì

 


 A.

Các nước tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh.


 B.

Các nước củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị.


 C.

Các nước đấu tranh vũ trang liên tục, mạnh mẽ, quyết liệt.


 D.

Các nước đấu tranh chính trị chống chế độ độc tài quân sự.


35

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan thuận lợi cho các nước Đông Nam Á giành chính quyền là

 


 A.

Các nước đồng minh tiến vào giải phóng.


 B.

Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.


 C.

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.


 D.

Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.


36

Phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kì 1936 – 1939 là

 


 A.

công khai, nửa công khai và hợp pháp, nửa hợp pháp.


 B.

kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.


 C.

bí mật và bất hợp pháp.


 D.

công khai và hợp pháp.


37

Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là

 


 A.

bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16200 tên địch.


 B.

làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na – va.


 C.

chiến thắng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


 D.

tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương.


38

Trước cách mạng tháng Tám, nhân dân ta chịu ách áp bức, bóc lột nặng nề của

 


 A.

thực dân Anh và quân phản động Tưởng Giới Thạch.


 B.

thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.


 C.

quân phản động Tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp.


 D.

thực dân Pháp và phát xít Nhật.


39

Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ?

 


 A.

Chiến dịch đường 14 – Phước Long.


 B.

Chiến dịch Tây Nguyên.


 C.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.


 D.

Chiến dịch Hồ Chí Minh.


40

Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX nhằm chống

 


 A.

chế độ phân biệt chủng tộc.


 B.

chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.


 C.

chống nội chiến.


 D.

chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

0 trả lời
Hỏi chi tiết
602

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Lịch sử mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo