Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn nghị luận: em hiểu thế nào là tư duy cùng thắng

Viết 1 bài văn nghị luận:em hiểu thế nào là tư duy cùng thắng.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
594
2
0
Nguyễn Nguyễn
18/04/2021 07:49:58
+5đ tặng

Trong bảy thói quen của người thành đạt của tác giả Stephen Covey thì tư duy cùng thắng là một trong những thói quen được đánh giá là quan trọng. Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác.

Tại sao tôi lại muốn đề cập về vấn đề này? Về cơ bản, người Việt Nam nói chung, đặc biệt giới trẻ Việt Nam thiếu tư duy cùng thắng. Nói một cách khác, giới trẻ Việt Nam thiên về tư duy thắng thua hơn.

Một minh chứng rất đơn giản đó là trong một số chương trình Show truyền hình thì tư duy thắng thua được bộc lộ rõ. Ví dụ chương trình The Voice Kids chẳng hạn, tuy đây là một chương trình giải trí những trong đó, khi mà sự thắng thua làm lấn án đi tính giải trí của nó. Người xem bị cuốn vào vóng xoáy thắng thua của chương trình. Các bạn trẻ cũng vậy, họ cũng ủng hộ những thí sinh trong đó, họ muốn thể hiện lòng yêu quý thần tượng nhí của mình. Họ sẵn sàng lên facebook chửi bới về kết quả của ban giám khảo, họ sẵn sàng lập ra những Pages để nói xấu hay anti các thí sinh tham dự chương trình. Nguyên nhân nào gây nên những phán ứng như vậy? Đơn giản, vì trong tư duy của giới trẻ thì việc thắng thua trong một vấn đề gì đó quá quan trọng. Họ nghĩ rằng, việc thua trong một cuộc chơi là một sự nhục nhã và thấy bất công bằng.

Sau một thời gian suy xét cũng như đánh giá lại quá trình, tôi nhận thấy một điều như sau. Việc hệ thống giáo dục của Việt Nam có ảnh hưởng một phần nào đó đến tư duy cùng thắng của giới trẻ Việt Nam. Từ cấp 1 đến cấp 3, những học sinh Việt Nam phải trải qua rất nhiều kỳ thi, những cuộc chơi. Và trong những cuộc thi đó, nhằm tìm kiếm người giỏi nhất, người xuất sắc nhất mà không phải tìm kiếm một tinh thần đồng đội trong đó. Việc trải qua quá nhiều kỳ thi, cuộc thi mang tính chất căng thẳng đã khiến học sinh Việt Nam ăn sâu tư duy thắng thua trong suy nghĩ rằng “Nếu tôi thắng thì bạn sẽ là người thua và ngược lại.”  Và điều đó có ảnh hưởng rất lớn trong nhận thức cũng như tư duy. Để mỗi khi đối mặt với một vấn đề gì đó trong cuộc sống, ngừoi ta thường có xu hướng muốn là người chiến thắng người khác mà không phải là tìm một sự đồng thuận. Điều này sẽ rất bất lợi cho giới trẻ Việt Nam khi hòa nhập cùng thế giới, họ thiếu kỹ năng trong giải quyết vấn đề nhóm. 

 

Có một câu nói rất nổi tiếng  “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.” … Vâng, bạn không cần phải bằng mọi giá để chiến thắng người khác. Chỉ cần bạn chiến thắng chính bản thân mình thì đó là một thành công lớn rồi. Nếu bạn giúp đỡ người khác cùng chiến thắng thì lúc đó mới khẳng định rằng bạn là kẻ mạnh thực sự.

Nếu trong một gia đình, vợ chồng muốn thắng nhau thì cả hai sẽ đều thua. Và trong tình yêu cũng vậy, nếu hai người đều muốn thắng thì hai người đều sẽ thua.  Tư duy cùng thắng sẽ giúp giải quyết mẫu thuẫn một cách hợp lý và giúp tìm kiếm giải pháp mang lại lợi ích chung.

Ở Nhật, theo tôi được biết. Khi còn học mẫu giáo, trẻ em được làm việc chung để cùng nhau hoàn thành công việc. Ví dụ: Cho các em cùng nhau làm bánh để các em cùng nhau làm và cùng ăn bánh. Như vậy, trẻ em được rèn luyện tinh thần đồng đội và làm việc nhóm từ khi còn rất nhỏ, dần dần kết hợp với các phương pháp giáo dục sẽ tạo ra một giới trẻ Nhật với tư duy cùng thắng tuyệt vời. So sánh lại với Việt Nam, từ khi còn nhỏ, chúng ta phải lao đầu vào học mà bỏ quên đi những kỹ năng mềm cần thiết. Rồi những kỳ thi làm cho các em mất đi tinh thần đồng đội, khiến cho các em ích kỷ trong suy nghĩ và nhận thức.

Vậy làm thế nào để nâng cao tinh thần cùng thắng. Đơn giản, luôn tham gia các công việc mang tính cộng đồng, xã hội mang lại lợi ích chung. Tham gia các hội từ thiện, hội tình nguyện chẳng hạn… Ở trong đó, mọi người đều chung mục đích, chí hướng và hưởng lợi ích chung. Tham gia các trò chơi mang tính đồng đội, làm việc nhóm để cùng nhau vượt qua.

“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Từ xa xưa, trong những câu ca dao việc dùng chung sức để hoàn thành công việc đã được đề cao. Vậy tại sao? Thời hiện đại, chúng ta lại đi ngược lại, để cái tôi cá nhân lấn át đi lợi ích chung của tập thể.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư