Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nội dung sự ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nội dung sự ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam

2 trả lời
Hỏi chi tiết
246
0
0
Trịnh Anh Khoa
24/04/2021 20:39:07
+5đ tặng
I. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930)

* Bối cảnh lịch sử:

- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ phát triển.

 

- Hoạt động của 3 tổ chức cộng sản mang tính riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng.

- Yêu cầu bức thiết lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.

- Thực hiện chỉ thị của Quốc tế cộng sản và theo yêu cầu của những người cộng sản Đông Dương, cuối năm 1929 Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất.

* Nội dung hội nghị:

- Hội nghị họp từ ngày 6-1 đến ngày 8-2-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc)

- Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, mang tính chất dân tộc và tính giai cấp sâu sắc.

- Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Sau này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

II. Luận cương chính trị (10-1930)

1. Hoàn cảnh

- Giữa lúc phong trào của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, tháng 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) được họp 2. Nội dung

- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư

- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

2. Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 - 1930

- Đường lối chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Căn cứ vào đặc điểm của ba nước Đông Dương lúc đó đều là thuộc địa của thực dân Pháp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt.

- Nhiệm vụ chiến lược cách mạng: đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.

- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.

- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

* Hạn chế

- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc và phong kiến.

III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.

- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
24/04/2021 21:17:08
+4đ tặng
Cách mạng Việt Nam hiện nay đã chuyển sang giai đoạn mới. Những mục tiêu cơ bản của cách mạng do Đảng xác định từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay đang được thực hiện. Đất nước đã được độc lập, nhân dân được tự do. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân lao động vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế đất nước vẫn chưa phát triển mạnh. Đảng ta chỉ rõ: “Nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên,... sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí”(4),... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Các thế lực thù địch, cơ hội thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động thâm độc nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết từ bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi Đảng ta đang tiến hành thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng thì các thế lực thù địch càng ráo riết dùng mọi thủ đoạn để chống phá Đảng, đòi “đổi mới thể chế chính trị” ở Việt Nam. Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật, kích động, lôi kéo những người bất mãn với chế độ, bôi nhọ, nói xấu Đảng và Nhà nước... gây ra sự bất ổn về chính trị ở một số nơi, gây hoài nghi về vai trò, khả năng lãnh đạo của Đảng, nhằm từng bước làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng với mưu đồ tiến đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS đối với giai cấp, dân tộc và xã hội.

Có hay không vai trò lãnh đạo của ĐCS đối với giai cấp và xã hội, câu hỏi này chỉ có người dân Việt Nam mới có câu trả lời chính xác. Chính nhân dân - chứ không phải ai khác mới là cán cân chân lý, là người đánh giá chính xác nhất vai trò, uy tín của Đảng, là người có tiếng nói quyết định trong việc lựa chọn sự lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Những kẻ bán nước cầu vinh, vụ lợi chính trị tuyên truyền bịa đặt, giả danh, giả nghĩa… thì không đủ tư cách, nhân phẩm để có tiếng nói trong vấn đề này. Dù họ có nỗ lực đến đâu và cố tình bịa đặt “bóp méo sự thật” đến mức độ nào thì kết quả nhận được cũng sẽ là sự tuyệt vọng. Đảng ta không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi được phục vụ nhân dân, được phục vụ đất nước và trên thực tế Đảng ta đã là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cho dù thời cuộc có thay đổi phức tạp, khó khăn, nhưng người dân Việt Nam vẫn một lòng theo Đảng; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp, dân tộc và xã hội ngày càng được khẳng định.

Có thể nói, vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với giai cấp, dân tộc và xã hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý đồng bộ (hệ thống các văn bản pháp luật) và đồng thuận (điều lệ, quy định) của các tổ chức có liên quan. Đây là một yếu tố quan trọng, bảo đảm tính chính danh đầy đủ của Đảng được quy định tại Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: 1) Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2) Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; 3) Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, mà còn là một nguyên tắc nhất quán của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị - xã hội mà Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn.

Sự lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XII của Đảng yêu cầu: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”(5). Đảng ta chỉ rõ: “Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; bản lĩnh chính trị của Đảng, của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên”(6). Vấn đề đặt ra hiện nay là, mọi tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương, cán bộ, đảng viên phải nắm vững toàn bộ nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo