Kể từ khi xuất hiện trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2011, cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0” đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới hơn bao giờ hết khi nó được kì vọng là sẽ đem lại một sự thay đổi toàn diện, đột phá với sự kết hợp của các công nghệ lại với nhau, làm mờ đi ranh giới giữa vật lí, kỹ thuật số và sinh học. Châu Âu vốn được xem là chiếc nôi, khởi nguồn của các cuộc cách mạng Công nghiệp, đang lại một lần nữa đứng trước một thời điểm đầy thách thức, mang đến một cơ hội đặc biệt, một thông điệp hi vọng và lạc quan cho người dân EU. Theo tính toán của công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PWC), từ nay đến 2020, châu Âu sẽ đầu tư khoảng 140 tỷ euro/năm cho cách mạng công nghiệp 4.0; cùng với đó là sự ráo riết, tập trung chuẩn bị nguồn nhân lực lãnh đạo cho các lĩnh vực, ngành nghề mới. Vậy, với những lợi ích kinh tế được kì vọng sẽ mang lại, cùng một sự chuẩn bị chu đáo cho một thời kì đổi mới, châu Âu liệu sẽ một lần nữa gặt hái được thành công trở thành người tiên phong trong cuộc đua “Cách mạng công nghiệp 4.0” hay không? Bài viết sẽ tập trung phân tích những sự chuẩn bị của châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng (nước có nền kinh tế chuyển đổi được xem là gặt hái được nhiều thành công nhất trong phát triển kinh tế của EU) trong cuộc đua này; từ đó đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; Cách mạng số;