1.Biện pháp So sánh
–> Tác dụng: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.
2.Biện pháp Nhân hoá
-> Tác dụng: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.
3.Biện pháp Ẩn dụ
–> Tác dụng: Giúp cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
4. Biện pháp hoán dụ
–> Tác dụng: Giúp sự diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
5.Biện pháp Đảo ngữ
–> Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung biểu đạt.
6.Nói giảm, nói tránh
–> Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng.
7.Biện pháp Nói quá
–> Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
8.Phép đối
–> Tác dụng: Tạo hiệu quả hài hòa, cân đối trong diễn đạt. Nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu.
9.Điệp ngữ
–> Tác dụng: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.
10.Câu hỏi tu từ
–> Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết.
11.Liệt kê
-> Tác dụng: Diễn tả cụ thể, toàn diện vấn đề bàn luận.