Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bài cách sử dụng hợp lí ngồn tài nguyên nước?

Trình bài cách sử dụng hợp  lí ngồn tài nguyên nước?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
132
1
0
Phuonggg
25/04/2021 18:40:20
+4đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
12/06/2021 15:02:25
+4đ tặng

Các giải pháp bảo vệ và khai thác sử dụng bền vững nguồn Tài nguyên nước Việt Nam.

1- Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu.

a. Giảm nhẹ khí nhà kính theo Chương trình mục tiêu Quốc Gia về biến đổi khí hậu.

b. Các biện pháp thích ứng:

            1) Từ 1994- 2020, xây dựng thêm khoảng hơn 70 hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện có Vhi ≥ 10 triệu m3 với ∑Vtb > 50 tỷ m3, ∑Vhi >33 tỷ m3, trong đó có 46 hồ chứa với Vhi ≥ 400 triệu m3.

            2) Cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng.

            - Nâng cấp các hệ thống cũ.

            - Qui hoạch xây dựng bổ sung hệ thống mới, với hệ thống tưới, tiêu nước độc lập.

            - Thực hiện nghiêm chỉnh các Luật Tài nguyên nước, Bảo vệ môi trường, Đê điều... bảo đảm thoát lũ, bảo vệ bờ sông, chỉnh trị lòng sông, cửa sông thông thoát lũ...

            3) Nâng cấp đê biển, đê cửa sông.

            4) Củng cố bồi trúc đê sông đảm bảo an toàn đê với mực nước thiết kế đã qui định.

            5) Khai thác hợp lý đất đai chưa sử dụng.

            6) Thực hiện cơ chế sản xuất sạch.

            7) Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển.

2- Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do khai thác, sử dung Tài nguyên nước không bền vững.

a- Nông nghiệp

1) Giảm nhu cầu nước.

- Tưới tiết kiệm nước.

- Giảm tổn thất nước:

            + Cứng hoá kênh mương.

            + Nâng cấp công trình đầu mối.

            + Nâng cao hiệu quả quản lý:

            *) Quản lý theo nhu cầu dùng nước không phải quản lý theo khả năng công trình.

            *) Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia quản lý của xã hội, công dân và cộng đồng.

            *) Tăng cường năng lực quản lý.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhu cầu sử dụng nước thấp, nhưng có giá trị kinh tế cao.

- Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.

b- Công nghiệp

1) Nâng cao hiệu quả tái sử dụng nước.

2) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

3) Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.

c- Du lịch- Dịch vụ- Sinh hoạt

1) Sử dụng nước tiết kiệm chống lãng phí.

2) Giảm nhu cầu nước một cách hợp lý, cải tiến thiết bị sử dụng nước.

3) Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.

d- Khai thác sử dụng nguồn nước đi đôi với bảo vệ nguồn nước, bảo đảm duy trì dòng chảy môi trường cho con sông khoẻ mạnh, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái thuỷ sinh. Pháp lý hoà nội dung đảm bảo dòng chảy môi trường trong qui hoạch, thiết kế vận hành các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện và đập dâng. Có kế hoạch biện pháp bổ cập nước ngầm những vùng khai thác quá mức, phòng chống hoang mạc hoá.

e- Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn Tài nguyên nước. Dự báo theo mùa, năm và nhiều năm về nguồn nước, thiên tai, lũ lụt, hạn hán đi kèm với hiện tượng LaNina, ElNino... để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước.

g- Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước. Tổ chức Lưu vực sông có cơ chế quản lý thích hợp, hiệu quả theo Nghị định 120/2008. Củng cố và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng về quản lý tài nguyên nước đối với các sông xuyên biên giới.

h- Bảo vệ môi trường nước, phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm nước, thực hiện đúng các Luật và các văn bản dưới Luật có liên quan.

            1) Hiểu và thực hiện đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Đê Điều, Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 và các Nghị định, Qui định của Chính phủ có liên quan.

            2) Thực hiện người gây ô nhiễm phải trả phí.

            3) Tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường nước.

            4) Cải tạo, cải thiện khôi phục có kiểm soát các dòng sông bị ô nhiễm, bị tù như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Sài Gòn và các sông, kênh nội đô.

3- Hạn chế và giảm thiếu suy thoái Tài nguyên nước do Quản lý, Tổ chức và Luật pháp.

1) Nhà nước sớm ban hành đầy đủ đồng bộ những văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan đến Tài nguyên nước.

2) Nhà nước sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay (đã bộc lộ một số điều bất cập) và các văn bản dưới Luật. Nhà nước sớm ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia khai thác, sử dụng bền vững và bảo vệ Tài nguyên nước.

3) Nhà nước sớm tập trung thống nhất cơ quan quản lý Tài nguyên nước thông suốt từ Trung ương đến Địa phương và sớm thành lập các Tổ chức quản lý lưu vực sông thích hợp với nhiệm vụ chức năng rõ ràng, hoạt động có hiệu quả thực sự do “người trong lưu vực sông” tự quản lý có sự hỗ trợ của Trung ương (chứ không phải chỉ dừng lại ở quản lý quy hoạch, mà thực chất quy hoạch chưa có. Lãnh đạo quản lý chủ yếu là “người của Trung ương” nên hoạt động kém hiệu quả, hình thức).

4) Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng đồng tham gia thực sự bảo vệ Tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khi lập quy hoạch xây dựng đến khai thác sử dụng và bảo vệ.

5) Nhà nước sớm ban hành văn bản qui định từng bước đảm bảo đủ dòng chảy môi trường cho các con sông để con sông thực sự được sống, khoẻ và lành mạnh làm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×