Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ tích dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng cuả em

Đề 1: Em hãy tả  quang cảnh 1 phiên chợ theo tưởng tượng của em.
Đề 2: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ tích dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng cuả em.
Đề 3: Hãy tả 1 nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quang xác, đã đọc trong sách hoặc nghe kể.
 Hãy lập dàn ý và viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh

2 trả lời
Hỏi chi tiết
371
1
0
➻❥ლâɣ﹏✍ ♍
25/04/2021 19:04:44
+5đ tặng

Câu 2.Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.

Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. Ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khốn khổ trong bước đường cùng.

Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.

Tiên ông không chỉ là nhân vật cứu giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:

"Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lủng lá mọc dùi,
Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn"

Còn đối với những người hiền lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.

"Ta là Phật Tổ Như Lai,
Trời sai xuống thử lòng người trần gian,
Ai hiền ta sẽ ban ơn
Cho người tích đức tu nhân nức lòng"

Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay người mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.

"Một ông cụ già nua tuổi tác,
Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ
Nói rằng: Nhỡ bước sa cơ,
Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "

Hay

"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.
Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ
Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân"
(Người hoá khi)

Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
25/04/2021 19:10:20
+4đ tặng

Vào ngày rằm hàng tháng, trên ngọn đồi nhỏ cuối làng em lại diễn ra phiên chợ quê. Tuy không to lớn, hoành tráng như những trung tâm thương mại trên thành phố, nhưng nó vẫn có vẻ đẹp và sức hút riêng biệt, khó mà trộn lẫn.

Gọi là phiên chợ, nghĩa là đây là hoạt động mua bán thường niên của người dân. Tuy vậy, chẳng có bất kì gian nhà hay biển hiệu gì cả. Tất nhiên cũng không có chương trình quảng cáo nào. Thế nhưng, như một tín hiệu ngầm, cứ ngày rằm mỗi tháng, người người lại kéo nhau về đây. Phần là để mua bán, mua sắm, nhưng cũng có phần là để chung vui, hòa mình vào không khí đông vui của phiên chợ.

Trên bãi cỏ, những sạp hàng được bày bán trên những tấm bạt. Thêm một cái mái che đơn sơ, vài chiếc ghế gỗ thấp nhỏ, ấy là đã có một gian hàng nóng hổi ra lò. Tuy là phiên chợ quê, nhưng đồ được bày bán ở đây vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ giới hạn ở những món “quà quê”. Từ rau củ, thịt thà, đến bánh kẹo, áo quần, đồ dùng gia đình, đồ chơi, đến cả đồ trang sức… Cái gì cũng có cả. Vô vàn những mặt hàng đủ màu sắc, kiểu dáng bày la liệt trên ngọn đồi, khiến người xem phải lóa cả mắt. Nếu không quen thuộc với phiên chợ, thì bị lạc sẽ là điều hiển nhiên. Ngoài hoạt động mua bán quen thuộc, thì đến với phiên chợ, mọi người còn có thể ăn uống những món ngon, lạ, được xem biểu diễn văn nghệ, xiếc bởi gánh hát rong. Rồi còn được chơi đu quay, đá cầu, chọi dế… Thậm chí, phiên chợ còn có thể là nơi để cho những đôi nam thanh nữ tú hẹn hò. Tất cả mọi người cứ thế hòa vào phiên chợ, nói nói cười cười. Bầu không khí ngày càng sôi động, rộn ràng. Trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười vui sướng. Người bán vui cười xởi lởi, người mua thỏa mãn, hài lòng. Kẻ đến chơi thì thích thú, phần khởi, và những kẻ “nghe danh mà đến” cũng phải gật đầu khen hay.

Cứ như thế, mỗi tháng một lần phiên chợ lại xuất hiện ở địa điểm cũ. Nó không chỉ là một khu chợ, giúp mọi người được buôn bán, mua sắm mọi mặt hàng mà không cần đi đến nơi xa. Mà phiên chợ ấy, còn như là một biểu tượng tinh thần, in dấu trong lòng người dân quê. Để dù có đi xa, thì vẫn nhớ mãi, hình ảnh phiên chợ quê đông vui, tấp nập, giống như nhớ về những cây đa, giếng nước, sân đình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo