TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
1. Tính chất hoá học của oxit bazơ
a) Tác dụng với nước:
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO tạo ra bazơ tan ( kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2 , KOH, Ba(OH)2.
oxit bazơ + nước → bazơ tương ứng
VD:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
- Các oxit bazơ còn lại thì đều không tan trong nước như FeO, Fe2O3, MgO, CuO,...
b) Tác dụng với axit:
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
oxit bazơ + axit → muối + nước
VD:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit:
- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
oxit bazơ + oxit axit → muối
VD:
Na2O + CO2 to→\underrightarrow{t^o}to Na2CO3
CaO + SO2 to→\underrightarrow{t^o}to CaSO3
2. Tính chất hoá học của oxit axit:
a) Tác dụng với nước:
- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
oxit axit + nước → axit tương ứng
- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3, NO2, N2O5, CO2 … tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, …
VD:
CO2 + H2O → H2CO3
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + H2O → H3PO4
Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).
b) Tác dụng với bazơ:
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
oxit axit + bazơ → muối và nước
VD:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O
SO3 + NaOH → NaHSO4 (muối axit)
hay SO3 + 2NaOH → Na2SO4 (muối trung hòa) + H2O
c) Tác dụng với oxit bazơ:
- oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ ở nhiệt độ cao tạo thành muối.
VD:
Na2O + SO2 to→\underrightarrow{t^o}to Na2SO3
CO2 + CaO to→\underrightarrow{t^o}to CaCO3
* Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…
VD:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)
* Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…
III. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
- Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ....
- Các oxit được chia thành 4 loại :
+ Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit, tạo thành muối và nước.
VD: Na2O , CuO , BaO, FeO ….
+ Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.
VD: SO2 ,SO3, CO2 , P2O5 …
+ Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
VD: Al2O3, ZnO.
+Oxit trung tính: Là những oxit không có khả năng tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ.
VD: CO, NO, N2O.