Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Liên hệ chính sách ngoại giao của nước ta hiện nay?

Liên hệ chính sách ngoại giao của nước ta hiện nay?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
624
2
4
Nguyễn Nguyễn
01/05/2021 15:20:56
+5đ tặng

Trong những năm 80 của thế kỷ XX, đất nước ta đứng trước những khó khăn rất hiểm nghèo. Ở trong nước, chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, kéo dài. Về đối ngoại, chúng ta phải đương đầu với tình trạng bị cô lập về chính trị, bị bao vây cấm vận về kinh tế. Trong khi đó, trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra như vũ bão, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nổi lên, đặt ra những cơ hội và thách thức cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, xuất phát từ tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đã phân tích và đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn của đất nước thông qua đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về kinh tế. Về đối ngoại, Đại hội VI khẳng định: "Trong những năm tới, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại" (1).
Đổi mới về kinh tế nhanh chóng mở rộng sang các lĩnh vực khác, trong đó có đối ngoại. Tháng 5 - 1988, Bộ Chính trị khóa VI đã ra Nghị quyết số 13 về "nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới" với chủ đề "giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế". Nghị quyết nhấn mạnh chính sách "thêm bạn bớt thù", đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi (2). Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 6, khóa VI (tháng 3 - 1989) ra Nghị quyết, trong đó chỉ rõ cần chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế (3). Những đổi mới về tư duy và chính sách đối ngoại trên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đem lại kết quả bước đầu trong việc phá bỏ thế bao vây cấm vận.

Bước vào thập kỷ 90, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã đặt chúng ta trước những thách thức mới rất cam go. Tuy nhiên, những kết quả bước đầu trong việc triển khai chính sách đối ngoại mới đã tạo tiền đề để Đảng ta đưa ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế với tinh thần "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" (4). Hội nghị Trung ương 3, khóa VII đã đề ra tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại là "giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí và hoàn cảnh của nước ta, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng ta có thể quan hệ" (5).
Sau 10 năm đổi mới, tình hình chính trị - xã hội nước ta dần đi vào ổn định; thế và lực của ta được nâng cao hơn; quan hệ quốc tế được mở rộng; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện; khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập được tăng cường. Tuy nhiên, chúng ta còn phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách, bao trùm lên tất cả là "Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt" (6).
Đại hội VIII (tháng 6 - 1996) và Đại hội IX (4 - 2001) của Đảng tiếp tục hoàn thiện đường lối đối ngoại thông qua việc khẳng định "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" (7). Ngoài ra, đại hội còn nhấn mạnh, Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Tháng 11 - 2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết riêng về hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nghị Trung ương 8, khóa IX (7 - 2003) đã ra Nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nhằm đánh giá toàn diện, sâu sắc cục diện thế giới, khu vực từ 1991 đến nay; chỉ ra một cách có hệ thống những thành tựu, bài học kinh nghiệm về đối ngoại; đồng thời nêu ra những phương hướng chủ yếu trong hoạt động đối ngoại trong những năm tới với việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích cao nhất của đất nước. Đây là một mốc hết sức quan trọng trong nhận thức, định hướng cho chính sách đối ngoại và hoạt động quốc tế của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới.

Những thành tựu của công tác đối ngoại thời kỳ đổi mới
Đổi mới trong chính sách và hoạt động đối ngoại đã hòa nhịp cùng với đổi mới trên mọi lĩnh vực của đất nước, đem lại những thành tựu rất to lớn, được thể hiện trên các mặt:
Từ chỗ bị bao vây cấm vận, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước; đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ với tất cả các nước, trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
Anh Daoo
01/05/2021 15:20:57
+4đ tặng
Xem thêm (+)
2
3
+3đ tặng
Xem thêm (+)
2
2
NGUYỄN VÂN
01/05/2021 15:21:23
+2đ tặng

Việt Nam hiện nay, dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới[1].

Nước mới nhất mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao là Nam Sudan (21/2/2019). Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 1 quan sát viên và 1 vùng lãnh thổ tranh chấp thực tế không độc lập: Palestine và Tây Sahara. Chưa có quan hệ ngoại giao với 4 quốc gia và 1 quan sát viên thuộc Liên Hiệp Quốc: Tuvalu, Tonga, Bahamas, Malawi và Thành Vatican. Việt Nam đã thiết lập quan hệ bình thường với tất cả nước lớn, các Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Dương Điệp
làm tóm tắt lại đi ạ
Dương Điệp
làm tóm tắt lại đi ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×