Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy trình bày đặc điểm của đất mặn

hãy trình bày đặc điểm của đất mặn

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
265
1
0
NGUYỄN VÂN
02/05/2021 12:43:25
+5đ tặng

- Có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50% đến 60%, thấm nước kém. Khi ướt thì dẻo, dính. Khi khô thì co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó làm đất.

 

- Đất chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng.

- Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.

- Hoạt động của vi sinh vật yếu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hằng
02/05/2021 12:45:01
+4đ tặng
Đất mặn được phân làm nhiều loại khác nhau, và được đánh giá tác động tùy thuộc vào các loại cây trồng, cấu trúc đất, khả năng giữ nước của đất và thành phấn muối, tuy nhiên,chúng cùng có chung 1 số đặc điểm như sau: 
 
_Đất mặn là đất có chứa lượng muối tan đủ lớn làm giảm sự tăng trưởng của cây trồng. Một số ion thường gặp trong đất mặn là Na+, Ca2+, Mg2+, Cl-, SO4(2-), .... Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu đất mặn chỉ chúa một loại muối tan thì sẽ có tính độc cao hơn rất nhiều so với đất cùng độ mặn và chứa nhiều loại muối tan khác nhau. Hiện tượng này có thể được giải thích bằng sự đối kháng ion.


_Đất mặn thướng có độ trương lớn và dẻo quánh lại khi gặp nước trong khi vào mùa khô thì lại co lại tạo nên sự nứt nẻ. Từ đó, nước mang theo muối càng dễ dàng leo lên lớp đất mặt và bốc hơi, để lộ ra những vệt muối tráng trên lớp mặt vào thời gian (khô) đó. Hiện tượng trương và co lại của đất được giải thích do sự xuất hiện của ion Na+ dẫn tới khả năng tán keo trong đất của ion Na+.

_Đối với đất mặn, pH thường trung tính và có khuynh hướng hơi kiềm (do chứa nhiều ion kiềm Na+ ...)

_Áp suất thẩm thấu của dung dịch trong đất mặn cao, gây cản trở cho sự hấp thụ của nước và dinh dưỡng của cây trồng. Bên cạnh đó, do TSMT tỷ lệ thuận với áp lực thẩm thấu trong dung dịch đất, nên độ mặn của đất càng lớn áp suất thẩm thầu càng mạnh dẫn đến ảnh hưởng sự hấp thụ cây trồng càng tăng. Đấy là lý do tại sao phần lớn cây trồng thông thường không sinh trưởng và phát triển được ở loại đất mặn nhiều trở lên. 
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×