LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cuộc vận động duy tân để chống thuế ở trung kì

cuộc vận động duy tân để chống thuế ở trung kì

1 trả lời
Hỏi chi tiết
303
2
0
+5đ tặng

Cuộc vận động Duy Tân[1], hay Phong trào Duy Tân, hay Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ[2] đều là tên gọi một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam, do Phan Châu Trinh (1872 - 1926) phát động năm 1906 cho đến năm 1908 thì kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.

Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.[3]
 

Sau khi phong trào Cần vương và phong trào Văn thân thất bại, nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam lại tiếp tục nổ ra, nhưng theo hướng mới. Trong số đó, theo đường lối duy tân (theo cái mới), nổi bật có Duy Tân hội cùng phong trào Đông Du (1905-1909) do Phan Bội Châu đề xướng và Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động tại miền Trung Việt Nam.

Tinh thần duy tân được coi như bắt đầu từ những bản điều trần của Phạm Phú Thứ (1821-1882), Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) và Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895) với văn bản "Thiên hạ đại thế luận" (1892).

Để cứu nước, Phan Bội Châu chủ trương dựa theo mô hình Nhật Bản để xây dựng lực lượng. Vì vậy, ông đã lập ra Hội Duy Tân (1904) với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập. Trong quá trình hoạt động của hội, năm 1905, Phan Bội Châu phát động phong trào Đông Du.

Khoảng thời gian ấy, sau khi tiếp thu tư tưởng canh tân[4], Phan Châu Trinh từ quan (1904), rồi làm cuộc Nam du, Bắc du với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng. Sau đó, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này[5]. Ông hoan nghênh việc Phan Bội Châu đưa thanh niên ra nước ngoài học tập, phổ biến tài liệu tuyên truyền giáo dục trong nước, nhưng ông phản đối chủ trương duy trì nền quân chủ, phương pháp bạo động vũ trang và việc mưu cầu ngoại viện. Bởi theo ông, muốn cứu được nước nhà, phải đi theo con đường dân chủ và cải cách xã hội, bằng việc nâng cao dân trí và dân quyền rồi mới có thể mưu tính được việc khác[6].

Phong trào Duy Tân còn được gọi là Minh xã (Hội ngoài ánh sáng), vì hoạt động công khai, theo đường lối dân chủ, chủ trương "ỷ Pháp tự cường" (dựa vào Pháp để giàu mạnh). Còn Duy Tân hội do Phan Bội Châu sáng lập còn được gọi là Ám xã (Hội trong bóng tối), vì hoạt động bí mật, theo đường lối quân chủ, chủ trương "bài Pháp giành độc lập".

Tuy nhiên, hai khuynh hướng này song song tồn tại và không đối lập nhau một cách tuyệt đối, mà là đan xen nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển và phần lớn trí thức nho học ủng hộ cả hai phong trào[7].

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư