LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quốc gia Đại Việt ở thế kỉ XV được mệnh danh là gì? Giải thích vì sao?

Quốc gia Đại Việt ở thế kỉ XV được mệnh danh là gì? Giair thích vì sao?
Mình cần gấp ạ cảm ơn!

2 trả lời
Hỏi chi tiết
615
2
2
Thiên sơn tuyết liên
05/05/2021 13:25:23
+5đ tặng

Quốc gia Đại Việt thế kỷ XV thời vua Lê thánh tông được mệnh danh là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Bởi vì:

→Có một quân đội hùng mạnh từ trung ương đến tận địa phương. Thuyền chiến, thủy binh, bộ binh, kị binh, tượng binh mạnh mẽ.

→Bộ máy quan lại chắc chắn, được tuyển chọn kĩ lưỡng, đất nước không bỏ sót một nhân tài.

→Có luật Hồng Đức hoàn chỉnh nhất trong thời.

→Kinh tế ổn định và phát triển.

→Văn học, nghệ thuật cũng rất phát triển.

→Khoa cử chặt chẽ, công bằng, văn minh, cách lấy đỗ rộng rãi. Riêng thời ông, tổ chức được 12 khoa thi, lấy đỗ 501 tiến sĩ và 12 trạng nguyên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Nguyễn
05/05/2021 18:21:13
+4đ tặng
Một công việc thiết yếu mà các vua thời Lê sơ đều quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497), nó đạt tới đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý – Trần mang đậm tính Phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Á.

    Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê sơ, vai trò của nhà vua đã được đẩy lên rất cao với chủ nghĩa “tôn quân”. Theo đó, nhà vua là “con Trời”. Người giữ mệnh Trời, thay Trời trị dân ; các ấn tín của vua đều khắc chữ “Thuận thiên thừa vận”, “Đại thiên hành hóa”. Điện Kính Thiên được xây trong Hoàng thành Thăng Long. Hoàng đế là người chủ tế duy nhất trong các buổi tế lễ (tế Trời, tế Tôn miếu, tế Khổng Tử), là Tổng chỉ huy quân đội (Lê Thánh Tông đích thân cầm quân đi đánh Champa). Thời Lê Thánh Tông, chức Tướng quốc (Tể tướng) đầu triều và một số chức danh đại thần khác đã bị bãi bỏ. Hoàng đế trực tiếp điều khiển triều đình. Quyền lực của các quý tộc tôn thất cũng bị hạn chế, khôngđược lập quân vương hầu, phủ đệ, Lê Thánh Tông bỏ lệ ban Quốc tính. Thời Lê sơ, một số công thần có uy tín và quyền lực cao đã bị nghi kỵ và lần lượt bị giết hại, như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê Sát, Lưu Nhân Chú và Nguyễn Trãi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư