Châu Âu là lục địa già nhất thế giới đúng hay không
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Không phải vô cớ mà châu Âu mang danh lục địa già. Nếu không có người nhập cư, dân số khu vực này sẽ ngày càng bị thu hẹp. Bởi chẳng có quốc gia nào trong EU có tỷ lệ sinh đủ cao để thay thế số người mất đi.
Các quốc gia cần có tỷ lệ sinh ít nhất 2,1 con một phụ nữ để duy trì dân số, nhưng con số trung bình ở châu Âu là khoảng 1,59. Một số nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng dân số chậm có thể có những tác động khôn lường: các công ty đầu tư ít hơn cho tương lai, người lao động lớn tuổi phải tiết kiệm cho lúc về hưu, lãi suất giảm và tăng trưởng bị đình trệ. Nhiều người cho rằng sự lão hóa của xã hội phương Tây là nguyên do chính của tăng năng suất thấp và giảm lãi suất dài hạn.
Xã hội già hóa - vấn đề tiềm ẩn
Một loạt dự báo dân số toàn cầu do Liên hợp quốc công bố năm 2017 cho biết, ở nửa phía tây châu Âu, tỷ lệ sinh giảm dần trong vài thập niên qua khi ngày càng nhiều phụ nữ tham gia lực lượng lao động và bắt đầu trì hoãn việc sinh con. Ở Trung và Đông Âu, tỷ lệ sinh thấp cộng thêm số lượng lớn thanh niên di cư tới các nước phát triển phía Tây để tìm việc làm, kết hợp với di cư nội địa khiến tình hình trầm trọng thêm. Nghiên cứu cho rằng tổng dân số của 10 quốc gia Đông Âu sẽ giảm từ 292 triệu xuống còn 218 triệu vào năm 2100.
Ủy ban châu Âu ước tính đến năm 2070, dân số lao động trên lục địa sẽ giảm hơn 40 triệu người. Tỷ lệ sinh suy giảm làm thay đổi cấu trúc dân số: tuổi trung bình tăng và số người hưu trí có thể nhiều hơn những người tham gia lực lượng lao động. Trong hơn 50 năm qua, tuổi thọ trên khắp châu Âu đã tăng khoảng 10 năm, tăng hơn gấp đôi kể từ những năm 20 của thế kỷ trước, hiện nay là 75 tuổi đối với nam và 84 tuổi đối với nữ. Châu Âu cũng có độ tuổi trung bình cao nhất trong các lục địa trên thế giới (42) cao hơn đáng kể so với vị trí thứ hai là Bắc Mỹ (35) và hơn nhiều so với lục địa trẻ nhất thế giới - châu Phi (18).
Điều đó có nghĩa là số người trong độ tuổi nghỉ hưu đang tăng lên và những người già ngày càng sống thọ. Tuổi thọ cao hơn cũng mang đến nhiều thách thức cho chính phủ và các nhà hoạch định chính sách. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có nguy cơ bị quá tải do sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tuổi già: tim mạch, loãng xương, mất trí nhớ, tiểu đường, viêm xương khớp và suy giảm khả năng vận động...
Ngoài ra, với những người sống lâu hơn khi nghỉ hưu, các cam kết lương hưu có thể trở nên không bền vững cho cả chính quyền trung ương và cho lĩnh vực dịch vụ tài chính. Tổng chi phí cho dân số già châu Âu (bao gồm cả lương hưu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe) dự kiến sẽ tăng lên 26,7% GDP vào năm 2070.
Di cư cũng ảnh hưởng tới dân số
Với những nước đang thiếu hụt lao động, việc dễ dàng nhất để bù lấp là tiếp nhận người di cư. Số liệu của Ủy ban Châu Âu năm 2018 cho thấy có 22,3 triệu người cư trú tại EU là công dân ngoài EU. Độ tuổi trung bình của các công dân trong EU là 44 tuổi vào năm 2018 nhưng đối với những người không có quốc tịch ở đó là 36. Tuy vậy, di cư cũng chứng tỏ là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng chính trị ở một vài quốc gia.
Trong khi một số nước châu Âu đã tiếp nhận hàng nghìn người di cư bổ sung vào lực lượng lao động, những nước khác lại thấy dòng chảy những công dân của họ rời tổ quốc để tìm kiếm việc làm. Kể từ khi Liên minh châu Âu mở rộng năm 2004 với các nước Síp, Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia gia nhập, nhiều thanh niên Ba Lan đã tận dụng quyền sống và làm việc của họ ở các nước thành viên khác. Đến năm 2050, dân số Ba Lan sẽ giảm khoảng 10%, so với năm 2015, một nửa số người sống ở đó sẽ ở độ tuổi từ 50 trở lên và số người Ba Lan trong độ tuổi lao động sẽ giảm 28%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ba Lan trên bình quân đầu người có khả năng giảm từ mức tăng trưởng 4,7% xuống còn 3% (GDP) từ năm 2021 trở đi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |