Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về chủ đề giá trị của lời xin lỗi

viết về chủ đề giá trị của lời xin lỗi
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
272
4
1
Ancolie
06/05/2021 21:32:49
+5đ tặng

Con người sống trong tổng hòa các mối quan hệ. Các mối quan hệ ấy đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, được xây dựng dựa trên sự tôn trọng và tình yêu thương. Và có thể nói không có bất kỳ mối quan hệ nào có thể yên bình nhẹ nhàng mãi, chắc chắn sẽ có những giây phút hiểu lầm, mâu thuẫn. Khi ấy, lời xin lỗi là một chất keo hàn gắn lại những tổn thương đã trải qua. Trong cuộc sống không ai là không từng nói lời xin lỗi.

Lời xin lỗi không còn là một khái niệm xa lạ với mỗi chúng ta. Xin lỗi chính là hành động nhìn nhận về sai lầm hay khuyết điểm của bản thân. Bên cạnh đó, xin lỗi còn mang ý nghĩa về sự đồng cảm và sẻ chia với người bị ta làm tổn thương. Từ “xin lỗi” được sử dụng trong hai trường hợp, đó là khi ta làm điều gì sai lầm hoặc thể hiện cảm giác làm phiền người khác.

Văn hóa xin lỗi chính là nét đẹp cao quý đáng ngợi ca trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Nhận thấy sự sai lầm, đồng thời chân thành nhận lỗi thể hiện cốt cách cao đẹp cũng như làm vơi bớt nỗi đau, hay sự giận dữ của người khác. Lời xin lỗi thường gặp ở hai trường hợp trong cuộc sống.

Trường hợp phổ biến nhất, quen thuộc nhất là khi ta làm một điều gì sai trái, dù chỉ là vô ý, nhưng nó làm tổn thương người khác. Khi ấy, ta sẽ thấy hối hận ăn năn, muốn bù đắp. Và sự hối hận ăn năn ấy được hiện thực hóa ra bên ngoài đầu tiên bằng lời xin lỗi. Lời xin lỗi đó phải xuất phát từ sự chân thành của trái tim thì mới có thể đi đến trái tim. Xin lỗi không chỉ là một cụm từ hoa mĩ khuôn sáo mà nó còn phải được thể hiện qua những hành động cụ thể. Như khi bạn không học bài bị thầy cô trách phạt, bạn xin lỗi thầy cô nhưng những lần sau vẫn tiếp tục vi phạm lỗi ấy thì lời xin lỗi của bạn có giá trị gì không.

Ngoài ra còn một trường hợp trong giao tiếp người ta nói lời “xin lỗi”. Đó là trong một số trường hợp lịch sự, có cảm giác làm phiền đến người khác thì ta sẽ mở đầu câu nói đề nghị bằng từ “xin lỗi”. Như khi bạn vào quán ăn tìm chỗ ngồi, bạn muốn ngồi ở đó nhưng không biết người đối diện có đang chờ ai không, bạn sẽ lịch sự hỏi “Xin lỗi, mình có thể ngồi ở đây không?”.

Hay như khi bạn gọi điện cho một người bạn vào giờ nghỉ trưa, thì bạn sẽ nói “Xin lỗi đã làm phiền, tôi có chuyện gấp cần bàn bạc”, hoặc khi bạn ghé thăm nhà của một ai đó mà không báo trước bạn sẽ lịch sự nói “Xin lỗi đã đường đột đến đây”. Tương đương với cách dùng của từ “excuse me” trong tiếng Anh. Như vậy trong trường hợp này, lời xin lỗi không được thốt ra vì bạn phạm lỗi gì cũng không vì cảm giác áy náy gì mà đây là phép lịch sự trong giao tiếp.

Lời xin lỗi được thốt ra, có thể không làm thay đổi được những sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Nhưng lời xin lỗi đôi khi còn có sức mạnh hơn bất cứ hành động hay bồi thường về vật chất. Một lời xin lỗi chân thành xuất phát từ tận trái tim có thể xoa dịu một trái tim đang tổn thương rỉ máu.

Như sự kiện Paris bị ném gây ra cái chết cho rất nhiều người. Tuy không phải do người dân Paris thực hiện vụ đánh bom ấy nhưng họ vẫn xin lỗi các nạn nhân về sự việc khủng khiếp trên và sẵn sàng mở cửa cho các khách du lịch ở lại qua đêm. Lời xin lỗi ấy giúp cho người bị tổn thương cảm nhận được bạn là một người có trách nhiệm, có ý thức.

Một lời xin lỗi chân thành còn cho thấy tấm lòng của bạn, cho thấy bạn là một người cư xử có văn hóa. Khi làm việc sai trái dù đó chỉ là vô tình nhưng bạn lại không xin lỗi thì nó chứng tỏ bạn là một người kém tinh tế và bất lịch sự. Tuy chỉ là một lời nói nhỏ nhưng nó còn phản ánh được nền văn hóa và giáo dục của quốc gia bạn.

Ở một số đất nước, lời xin lỗi không chỉ dừng lại ở lời nói mà nó còn kèm thêm một vài hành động trang trọng như quỳ gối để cầu xin tha thứ, chấp tay lạy để mong được tha thứ. Hay đơn thuần đó là hành động của con nít khi phạm lỗi chúng phải khoanh tay lại và nhận lỗi. Người lớn cũng thế khi phạm sai họ sẽ bày tỏ sự hối lỗi không chỉ qua lời nói còn qua hành động, qua một số cử chỉ, điệu bộ và đặc biệt qua ánh mắt.

Xin lỗi đã trở thành một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp và được nâng lên thành văn hóa xin lỗi, biểu thị cho văn hóa của cả cộng đồng dân tộc. Đôi khi bạn xin lỗi không phải vì bạn phạm sai, lỗi lầm thuộc về bạn. Bởi lẽ trong mọi mâu thuẫn lỗi lầm thường đều xuất phát từ cả hai phía. Việc bạn mở lời xin lỗi trước cho thấy bạn trân trọng mối quan hệ này, trân trọng người đang đối diện với bạn.

Như sự kiện nhân viên hãng hàng không Vietnam Airline tại sân bay Tân Sơn Nhất cúi đầu xin lỗi hành khách với lí do chuyến bay bị hoãn lại do tình hình thời tiết. Tuy có thể thấy tình hình thời tiết là yếu tố khách quan, chuyến bay bị hoãn lại không phải do lỗi của các nhân viên sân bay nhưng họ lại sẵn sàng nhận lỗi. Đây là một nét đẹp cần được phát huy. Bởi lẽ hành động này cho thấy sự quan tâm chân thành đến khách hàng tham gia chuyến bay ngày hôm đó. Một chuyến bay bị hoãn lại ảnh hưởng đến công việc, thời gian của rất nhiều người, khiến hành khách dễ nảy sinh tâm trạng mệt mỏi khó chịu. Nhưng với hành động của nhân viên nơi đây, các hành khách dễ dàng cảm thông, vui vẻ chờ đợi chuyến bay được thực hiện.

Như vậy một hành động nhỏ nhưng chân thành lại tác động mạnh mẽ đến mọi người khiến mọi người đối xử với nhau tốt hơn, tôn trọng nhau hơn. Lời xin lỗi còn có sức mạnh hàn gắn, kết nối con người lại với nhau. Bạn có bao giờ nghỉ chơi với bạn bè chỉ vì một lỗi lầm rất nhỏ? Bạn có từng thấy nuối tiếc một mối quan hệ?. Khi ấy, giá như một trong các bạn cất tiếng xin lỗi trước thì mối quan hệ này sẽ được cứu vãn không phải đi đến kết thúc. Thế nhưng cái tôi của chúng ta quá cao dù biết mình sai nhưng vẫn mong chờ người kia nhận lỗi.

Như đã nói lời xin lỗi thể hiện được bạn trân trọng đối phương đến chừng nào. Lời xin lỗi không phải để hạ thấp bản thân mà nó còn nâng cao thêm giá trị của bản thân. Lời xin lỗi ấy xuất phát từ sự chân thành. Mọi người đều bình đẳng trước quyền được nhận lời xin lỗi cũng như nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi ấy không phân biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, sang hèn, giai tầng.

Như khi ba mẹ làm sai, vô tình la mắng con khi chưa hiểu rõ nguồn gốc sự việc thì đừng nghĩ vì là người lớn, vì là cha mẹ mà không cần xin lỗi con cái. Chính cha mẹ là tấm gương quan trọng nhất để con trẻ noi theo. Vì vậy khi đã làm sai thì phải xin lỗi dù đó chỉ là một đứa trẻ. Hay khi bạn hiểu lầm người khác và la mắng họ, rồi khi bạn hiểu ra sự việc thì lại lập lờ cho qua không nhận lỗi trực tiếp. Đã sai thì phải biết nhận lỗi…

Một ví dụ điển hình đó là nước Nhật Bản. Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vừa từ chức vì những cáo buộc có liên quan đến việc vi phạm luật bầu cử. Sự việc ấy tưởng chừng chỉ là lỗi của vị bộ trưởng kia, nhưng thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo lại đứng ra xin lỗi toàn thể nhân dân Nhật Bản vì thủ tướng Abe cho rằng ông là người chịu trách nhiệm bổ nhiệm nên ông có trách nhiệm trong sự việc này.

Lãnh đạo quốc gia lại đi xin lỗi nhân dân vì một việc không do ông làm. Có thể thấy lời xin lỗi ấy chính là trách nhiệm của ông đối với đất nước, với trọng trách đang gánh vác trên vai. Lỗi lầm đôi khi không cần là hành động mà chỉ cần một thái độ bạn đã có thể gây tổn thương cho người khác. Nên đừng cho rằng chỉ khi phạm lỗi nặng nề về vật chất mới cần xin lỗi đối phương. Nhiều khi chỉ một lời nói vô ý đã tạo nên một vết thương đau đớn trong tâm hồn con người.

Như sự kiện nữ ca sĩ Hàn Quốc Sulli tự tử. Những lời thóa mạ, lăng nhục của cư dân mạng đã làm tổn thương dẫn đến căn bệnh trầm cảm. Nhưng sau tất cả cô vẫn không nhận được lời xin lỗi nào. Nếu tất cả mọi người yêu thương đối xử tốt với nhau thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp biết bao….

Thử tưởng tượng bạn sống trong một xã hội mà con người không biết hối lỗi không thốt ra lời xin lỗi thì xã hội ấy sẽ vô cảm đến thế nào? Những người biết nói lời xin lỗi sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng. Vì khi đã biết nói lời xin lỗi thì đó không thể nào là một người xấu một người ích kỷ được. Lời xin lỗi thể hiện con người bạn nhiều hơn cái cách bạn cố chứng tỏ bản thân cho người khác thấy.

Tuy lời xin lỗi quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng biết cách nói lời xin lỗi. Có vài người chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời xin lỗi. Họ luôn tìm cách ngụy biện cho hành động sai trái của mình. Luôn đặt cái tôi quá cao, xem sĩ diện của bản thân là điều quan trọng nên không bao giờ chịu hạ mình xin lỗi người khác dù là họ làm sai. Họ vờ lơ đi hành động sai trái của mình mà không chịu nói lời xin lỗi.

Bên cạnh đó, cũng có những người nói lời xin lỗi một cách hời hợt xem đó chỉ là khuôn sáo không có ý nghĩa. Còn có người lại có sự phân biệt đối xử khi nói lời xin lỗi. Cụ thể họ có thể nói lời xin lỗi với những người thuộc tầng lớp cao hơn, quý phái sang trọng nhưng lại chấp nhất và không chịu nói lời xin lỗi với những người có hoàn cảnh địa vị xã hội thấp hơn họ. Còn có người có thể cúi đầu nói lời xin lỗi với người khác nhưng không bao giờ xin lỗi người thân trong gia đình. Điều đó thật là sai lầm. Như đã nói khi bạn xin lỗi chứng tỏ bạn xem trọng đối phương.

Thế nhưng một lời xin lỗi còn cần đi liền với hành động thực tế. Bạn làm mất một món đồ, bạn xin lỗi nhưng bạn lại không đi tìm món đồ ấy. Vậy thì lời xin lỗi có ý nghĩa gì? Điều bạn cần làm là đi tìm lại món đồ ấy, dù không tìm được nhưng nó thể hiện đó là lời xin lỗi chân thành từ trái tim của bạn, đồng thời cho thấy bạn để tâm đến cảm xúc của đối phương.

Lời xin lỗi nếu cứ nói mãi rồi cũng sẽ trở thành khuôn sáo trống rỗng không còn ý nghĩa. Xin lỗi phải kèm với hành động và điều quan trọng đừng bao giờ phạm phải lỗi lầm ấy thêm một lần nào nữa. Hãy xin lỗi một cách chân thành nhất có thể, vì bạn không biết điều bạn làm đã tổn thương sâu sắc đến người đối diện như thế nào.

Một lời xin lỗi muộn màng còn hơn là sự im lặng hối lỗi. Như nhóm nhạc TARA của Hàn Quốc từng vì bị tẩy chay một cách vô lí dẫn đến con đường nghệ thuật của nhóm bị đóng băng hoàn toàn. Giờ đây nhóm tan rã, những cô gái đã đánh mất tuổi thanh xuân, tài năng bị lãng phí ấy như thế nào. Xã hội hiểu ra nhưng các cô gái ấy vẫn không nhận được một lời xin lỗi chính thức nào từ cộng đồng đã từng tẩy chay họ.

Bên cạnh đó, cũng đừng suốt ngày cúi đầu nhận lỗi một cách vô tội vạ như thế sẽ khiến lười xin lỗi mất đi giá trị thật sự của nó. Và nếu đối phương đã nói lời xin lỗi chân thành thì hãy chấp nhận tha thứ đừng cố chấp khăng khăng bắt người khác xin lỗi bạn mãi như thế. Bởi lần đó sẽ không còn là sự chân thành nữa.

Lời xin lỗi thật sự rất quan trọng trong cuộc sống này. Đừng xem đó là một gánh nặng hay một sự hạ mình hèn hạ. Đôi khi có những lời xin lỗi có thể cứu vãn cả một mối quan hệ, cả một đời con người. Và chúng ta suốt cuộc đời này luôn phải học cách xin lỗi và tha thứ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
mai Trương
06/05/2021 21:33:48
+4đ tặng
Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi… Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×