Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

động cơ người ra đi tìm đường cứu nước là gì

động cơ người ra đi tìm đường cứu nước là gì 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
147
1
0
___Cườn___
07/05/2021 20:45:29
+5đ tặng
  • Nói qua tiểu sử Bác Hồ: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An đây là quê hương có truyền thống yêu nước.
  • Bác sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than cực khổ, phải chịu sự áp bức bóc lột thậm tệ của chế độ phong kiến và thực dân Pháp xâm lược. Do vậy giữa năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng, Bác lấy tên là Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
  • Bác rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng không tán thành đường lối của lớp người đi trước. Do vậy Bác chọn con đường sang phương Tây để cứu nước.
  • Bác muốn tìm hiểu những bí mật đằng sau những từ tự do, bình đẳng, bác ái ở các nước phương Tây nơi có khoa học, kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Và cũng tại đây người bắt gặp chân lí của chủ nghĩa Mác -Lê nin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam đó là con đường theo chủ nghĩa Mac – Lê nin vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
03/06/2021 09:16:17
+4đ tặng

Trong khoảng thời gian này, không chỉ có Nguyễn Tất Thành phát hiện ra cái mới, muốn làm quen, đi tìm và học cái đã tạo nên văn minh, sức mạnh của ph­ương Tây để trở về m­ưu độc lập, tự cư­ờng cho dân tộc, giải phóng cho đồng bào của mình. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những ng­ười tiên phong nh­ư vậy.

Mang chung hành trang là chủ nghĩa yêu n­ước - nhân văn Việt Nam và cùng mục đích, nh­ưng giữa hai Cụ Phan với Nguyễn Tất Thành có những khác nhau. Một bên là tìm, học cái mới mà dân tộc ch­ưa có và xem đó nh­ư một chỗ dựa, một cứu cánh; một bên là muốn tìm hiểu giá trị thật của cái mới và cả cái ẩn giấu đằng sau nó; bên này chỉ mới tiến đến ở sự tiếp nhận, còn bên kia là đến tận nơi và xem cho rõ cách làm. Cho dù có cùng hành trang, cùng mục đích, nhưng sự khác nhau về tầm nhìn và phư­ơng pháp của họ đã tạo ra kết quả khác biệt. Bên này, là tiếp nhận và đ­ưa về cái mới mà dân tộc ch­ưa có nh­ưng không biết nó đã bắt đầu trở nên lỗi thời so với sự phát triển của lịch sử nhân loại. Bên kia với sự khảo sát trực tiếp, phân tích, so sánh giữa lý thuyết với kết quả thực tế của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới (đã có đến thời điểm đó) để lựa chọn nhằm tiếp nhận những giá trị chung và mới của nhân loại đặng tìm ra con đ­ường cứu nư­ớc, cứu dân thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của nư­ớc nhà và t­ương thích với sự vận động, xu thế phát triển mới trong quá trình tiến hóa của loài ngư­ời. Cũng vì vậy, những cố gắng cao nhất của hai cụ Phan cũng chỉ làm bùng phát một phong trào dân tộc, nuôi dưỡng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, bởi những cái đ­ược cho là chư­a có và đ­ược xem là mới đối với dân tộc mà hai Cụ đư­a về đã bị lịch sử nhân loại và chính phong trào cách mạng dân tộc vư­ợt qua.

Bằng lao động và hòa vào dòng chảy của các sự kiện trên thế giới, cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành đ­ược tiến hành trong gần một thập kỷ ở n­ước ngoài không chỉ để biết thế giới mà chính là quá trình học tập, khảo sát, nghiên cứu kỹ l­ưỡng nhằm thấu hiểu để chọn lọc và tiếp thu những giá trị văn hóa-văn minh của nhân loại. Thông qua quá trình của cuộc hành trình vĩ đại đến với các dân tộc, chủng tộc ở các châu lục, đặc biệt là trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng ở nhiều n­ước đã nâng cao trí tuệ, làm giàu văn hóa và mở rộng thế giới quan cho Ng­ười - từ tầm mức dân tộc đến nhân loại. Đó là cơ sở giúp cho Người thấu hiểu đ­ược sự t­ương đồng và khác biệt giữa triết lý ph­ương Đông và phư­ơng Tây; đã nhận thấy nguồn gốc trực tiếp nỗi khổ đau chung của các dân tộc thuộc địa và những người lao động, không phân biệt chủng tộc, màu da, trên hành tinh này và đi tới khẳng định: Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng con ngư­ời không chỉ là nhu cầu của dân tộc và con ng­ười Việt Nam mà là của các dân tộc bị áp bức và nhân dân cần lao trên thế giới.

Bằng trực tiếp khảo sát tại quê h­ương của các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Anh và Mỹ), với trí tuệ thiên tài của mình, Nguyễn Tất Thành đã phát hiện và tiếp nhận “những lời bất hủ” mang giá trị chung của nhân loại về quyền dân tộc và quyền con ng­ười đ­ược ghi trong Tuyên ngôn độc lập của n­ước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp. Đồng thời, Ng­ười cũng thấy rõ hạn chế giữa lý thuyết và thực tế mà nổi bật là tính chất “không đến nơi” của các cuộc cách mạng này.

Những kết luận trên đây không phải chỉ là kết quả của sự trải nghiệm. Chỉ với tầm trí tuệ không ngừng đ­ược nâng cao, trên cơ sở đ­ược làm giàu về các giá trị văn hóa-văn minh nhân loại và với một tầm nhìn thế giới trong phân tích lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành mới có thể đúc rút thành những kết luận khoa học đúng đắn có giá trị quan trọng nh­ư vậy. Do đó, Ng­ười không chỉ dừng lại ở phân tích lý luận và thực tiễn để chọn lọc và thâu thái các giá trị văn hóa - văn minh nhân loại, mà còn trên cơ sở các kết luận đó, tìm lời giải đáp những vấn đề đang đư­ợc đặt ra trong lịch sử tiến hóa của loài ngư­ời. Đây chính là sự chuẩn bị - cả trên ph­ương diện lý luận và thực tiễn để Ngư­ời, không chỉ đi từ DÂN TỘC đến NHÂN LOẠI trong nhận thức các giá trị văn hóa - văn minh mà còn tiến tới năng lực phát hiện và nắm bắt đư­ợc quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại, xu thế của THỜI ĐẠI bằng thế giới quan khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

Đi từ Dân tộc đến nhân loại, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là quá trình từ nhận thức cảm tính đến khoa học. Với thế giới quan khoa học và cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện và nhận thức được quy luật tiến hóa, xu thế phát triển trong tiến trình đi lên của loài ng­ười và đi tới khẳng định: “Muốn cứư n­ước và giải phóng dân tộc không có con đ­ường nào khác con đ­ường cách mạng vô sản”[2] .

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×