LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các loại hình chiến tranh chiến tranh đặc biệt cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh

Giúp mik 4 câu này với ạ!
CÂU 1:Các loại hình chiến tranh chiến tranh đặc biệt cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.

CÂU 2:chủ trương giải phóng miền Nam sự linh hoạt sáng tạo của Đảng.

CÂU 3:chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng diễn ra như thế nào?

CÂU 4:Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1954 đến năm 1975.
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
275
2
0
Trang Nguyen
08/05/2021 18:52:26
+5đ tặng
c2

Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng, đó là:

- Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.

- Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

- Bộ Chính trị cũng phân tích rõ sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá cua chiến tranh.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
08/05/2021 19:35:48
+4đ tặng
 Ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn
Mở màn trận đột phá cuối cùng vào sào huyệt địch, trận địa pháo tầm xa đặt ở khu vực Nhơn Trạch (hướng Đông), Củ Chi, Hóc Môn (hướng Tây Bắc) bắn phá dữ dội sân bay Tân Sơn Nhất, bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Sân bay Tân Sơn Nhất nhanh chóng bị tê liệt, một nửa số máy bay trên sân bay bị trúng đạn. Cùng lúc đó, quân ta bắt đầu ào ạt tiến công.

Ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng
Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30-4-1975. Ảnh tư liệu

Hướng tiến công từ Tây Bắc, 5 giờ ngày 30-4, Quân đoàn 3 với lực lượng đột kích thọc sâu chủ yếu là Sư đoàn 10 tăng cường, từ bàn đạp dọc đường số 1 (phía bắc ngã ba Bà Quẹo), được pháo binh chiến dịch và pháo quân đoàn chi viện bắn phá liên tục vào sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Bộ tư lệnh quân dù, Bộ tư lệnh thiết giáp, Bộ tư lệnh không quân..., đã đồng loạt hành tiến bằng cơ giới hướng vào sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Sau khi tiêu diệt quân địch cố thủ ngã tư Bảy Hiền, đội hình thọc sâu Sư đoàn 10 tiếp tục phát triển. Đến trưa 30-4, Trung đoàn 24 (Sư đoàn 10) đã làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất, Trung đoàn 28 (Sư đoàn 10) làm chủ Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Trên hướng Bắc Sài Gòn do Quân đoàn 1 đảm nhận, suốt đêm 29 rạng sáng ngày 30-4, theo chỉ thị của Bộ tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn 312 cho Trung đoàn 209, Trung đoàn 141 (thiếu), các đơn vị binh chủng kỹ thuật tăng cường, được 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương hỗ trợ, thực hiện bao vây, ngăn chặn Sư đoàn bộ binh 5 (thiếu 1 trung đoàn) quân đội Sài Gòn ở cụm cứ điểm Lai Khê. Gần trưa ngày 30-4, địch ở cứ điểm Lai Khê kéo cờ trắng ra hàng.

Cùng thời gian, Bộ tư lệnh Quân đoàn sử dụng Trung đoàn 165 thuộc Sư đoàn 312 có 10 xe tăng yểm trợ và 2 đại đội bộ đội địa phương phối hợp, tiến công căn cứ Phú Lợi. Sau đó tiếp tục đánh chiếm thị xã và tiểu khu Bình Dương, bảo đảm hành lang cho lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn tiến vào thành phố.

Được Sư đoàn 312 tạo bàn đạp thuận lợi dọc Quốc lộ số 13, đội hình thọc sâu Sư đoàn 320B đập tan hệ thống phòng ngự chi khu quân sự Lái Thiêu, mở toang “cánh cửa cứng” cuối cùng trên hướng Bắc tiến vào nội đô Sài Gòn. Rạng sáng ngày 30-4, Trung đoàn 27 (Sư đoàn 320B) được tăng cường đại đội 3 xe tăng thuộc Lữ đoàn 202 phát triển tiến công cầu Bình Phước và bộ tư lệnh các binh chủng địch theo kế hoạch. Nhưng khi đến giáp cầu Vĩnh Bình, Trung đoàn 27 bị lực lượng địch phòng thủ ở đây chặn đánh quyết liệt. Cuộc chiến đấu giành giật cầu Vĩnh Bình diễn ra vô cùng ác liệt. Đến 8 giờ 30 phút, Trung đoàn 27 làm chủ cầu Vĩnh Bình, sau đó được nhân dân địa phương dẫn đường, đánh chiếm cầu Bình Phước và bộ tư lệnh các binh chủng ở Gò Vấp.

Mũi thọc sâu chủ yếu vào nội đô do Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320B) đảm nhiệm đột phá tuyến phòng ngự địch chốt giữ cầu Bình Triệu, thọc sâu theo đường Bạch Đằng, Chi Lăng đánh vào bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Tại bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, trong khi Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đánh chiếm cổng số 1 và cắm cờ trên nóc sở chỉ huy đại bản doanh thì Trung đoàn 48 cũng đánh chiếm được cổng số 2, khu điện toán, khu trung tâm truyền tin và cắm cờ chiến thắng lên nóc nhà trung tâm hành quân.

Ở hướng Tây Nam, đêm ngày 29-4, lực lượng đột kích chủ yếu của Đoàn 232 do Sư đoàn 9 đảm nhiệm tiến vào nội thành Sài Gòn theo ba trục chính. 10 giờ 30 phút, ngày 30-4, sau khi tiêu diệt các trung đoàn đối phương cản đường, lực lượng thọc sâu Sư đoàn 9 (chủ yếu là Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2) đã vây chặt biệt khu Thủ đô. Không còn đường thoát, tướng Lâm Văn Phát, tư lệnh biệt khu thủ đô đã dẫn thuộc cấp ra đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh lính thuộc quyền hạ vũ khí.

Trên hướng tiến công quan trọng Đông - Đông Nam, trưa ngày 29-4, nhận được chỉ thị của Thường trực Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã mật lệnh cho Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 “tiến công vào nội đô Sài Gòn” từ 16 giờ ngày 29-4-1975 (sớm hơn 12 giờ so với các hướng khác). Chấp hành mệnh lệnh, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 và Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức thực hiện ngay.

14 giờ ngày 29-4, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 đánh chiếm các mục tiêu còn lại ở khu vực Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái (phía bắc) và thành Tuy Hạ. Rạng sáng ngày 30-4, được pháo binh (chủ yếu là pháo 85mm bắn ngắm trực tiếp) và xe tăng yểm trợ, Sư đoàn vượt sông Đồng Nai, đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái, sau đó phát triển vào nội thành đánh chiếm bộ tư lệnh hải quân địch, phát động và hỗ trợ cho nhân dân Quận 9 nổi dậy giành quyền làm chủ.

Mũi đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 do Bộ tư lệnh tiền phương Quân đoàn trực tiếp chỉ huy. Số đầu xe hỗn hợp của lực lượng thọc sâu lên tới 400 chiếc (trong đó có khoảng 1/3 xe pháo, đạn quân đoàn thu hồi được trong các trận chiến đấu hoặc trên dọc đường tháo chạy địch bỏ lại). 5 giờ sáng ngày 30-4, đội hình thọc sâu hành tiến trên quãng đường xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn dài gần 4km cùng các cánh quân trên bốn hướng chiến dịch đồng loạt tiến công vào nội đô Sài Gòn.

Dọc đường hành tiến, đội hình thọc sâu Quân đoàn 2 quét sạch các đồn, bốt, tuyến phòng ngự chốt chặn của đối phương.

Cũng trong buổi sáng 30-4, tại khu vực thành phố Biên Hòa, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 cho Sư đoàn 6 (được tăng cường Trung đoàn 3 - Sư đoàn 341), tiến công đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3 địch. Cùng lúc, Sư đoàn 341 đánh chiếm khu vực Hốc Bà Thức và phát triển vào Thủ Đức. 10 gi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư