Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

09/05/2021 11:24:14

Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên

Phân tích nhân vật  Lục Vân Tiên
Ko chép mạng nhé,mk cần gấp

2 trả lời
Hỏi chi tiết
307
1
3
BinBin
09/05/2021 11:25:20
+5đ tặng

Nếu như Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm bất hủ với ngôn ngữ Bác học thì truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình CHiểu là truyện nôm với lời lẽ mộc mạc. Truyện hiện lên hình ảnh Lục Vân Tiên đã dũng cảm cứu Kiều Nguyệt Nga mà không cần đền ơn. Tác phẩm dùng dạy đạo lý làm người, đề cao nhân nghĩa, lòng thương người và tinh thần nghĩa hiệp thể hiện khát vọng của nhà thơ cũng như của nhân dân, hướng tới lẽ công bằng và điều tốt đẹp trong cuộc đời.

     Viết truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu hai bộ mặt hạng người trong xã hội. Kẻ gian manh hung ác, người nhân từ đức hạnh. Đại diện cho lớp người lành ngoài xã hội là chàng thư sinh Lục Vân Tiên. Sau khi nghe lời từ thầy dậy lên kinh để dự thi, giữa đường bỗng nghe tin bọn cướp Phong Lai đang hoành hành dân lương thiện. Chàng lập tức đến nơi xảy ra sự việc và thể hiện sự dũng cảm qua hành động lời nói:
 

Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ!
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

Trước bọn cướp hung hăng dữ dằn. Vân Tiên sáng suốt nhận định tình hình, Vân Tiên chuẩn bị hành động đương đầu với bọn xấu:" Ghi lại, bẻ cây" đó là hai việc làm rất cần thiết rồi một mình xông vô nơi bọn cướp cùng hành động đó là lời nói đanh thép gọi đích danh bọn cướp: " Đám hưng đồ" để ngăn chặn việc làm sai trái của chúng, qua hành động lời nói đó của Vân Tiên thể hiện bản chất anh hùng dũng cảm và lí tưởng sống cao đẹp thấy cái ác trừng trị, tiêu diệt. Sau đó Vân Tiên dùng võ nghệ để trấn áp bọn cướp. Tác giả không giới thiệu tính cách nhân vật để cho nhân vật tự khẳng định tài năng võ nghệ bằng hành động quyết liệt trước bọn cướp. Cuối cùng bọn xấu chốn chạy tên chúa đảng bỏ chạy dân lương thiện được sống yên lành.
 

 Dẹp yên bọn cướp, hai cô gái đi đường thoát qua cơn hoạn nạn. Vân Tiên vội vàng ngăn cản sau lời lẽ nhẹ nhàng của cô gái:

Vân Tiên nghe nói động lòng,
Đáp rằng: "Ta đã trừ dòng lâu la.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai.

 Lời lẽ của chàng rõ ràng từng tiếng vì " Nàng là gái – ta là trai" trai gái gặp nhau giữa đường là điều cấm kị của ông cha ta xưa. " Nam nữ thụ thụ bất thân". Qua cơn sóng gió để nhớ công ơn người cứu nạn, cô gái ngỏ lời mời mọc ân cần. Nhưng chàng trai họ Lục Vân Tiên nghe nói liền cười " Làm người thế ấy vẫn phi anh hùng". Vân Tiên đáp lại lời mời gọi: Tiếng cười mang nhiều ý nghĩa nụ cười hồn nhiên bình dị của con người khoan dung độ lượng. Nụ cười tha thứ và khước từ sự đến ơn bởi trong kí ức của chàng, gặp người nương nạn cứu giúp không cần sự đến ơn chả nghĩa. Đó là hành động suy nghĩ của những người tài giỏi.

    Qua bài thơ này, chúng ta đã rút ra được nhiều bài học quý giá đó là không phải cứ giúp người là nhận sự đền ơn mà giúp người là một việc cần thiết và vô cùng ý nghĩa. Tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã phản ánh điều đó, chúng ta cần phải sống có tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng giúp đỡ người gặp nạn. Qua đó, chúng ta cũng cần phải học hỏi nhân vật Lục Vân Tiên, một anh hùng đã cứu giúp người gặp nạn mà không màng danh lợi, không nhận bất kỳ một sự đến ơn nào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
09/05/2021 11:29:24
+4đ tặng

Đến với tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với nhân vật trung tâm của tác phẩm - Lục Vân Tiên. Đặc biệt phải kể đến vẻ đẹp của nhân vật này trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Lục Vân Tiên là một chàng trai văn võ song toàn. Trên đường về quê thăm cha mẹ thì gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.

Mở đầu đoạn trích là hình ảnh: “Vân Tiên ghé lại bên đàng/Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” cho thấy sự nhanh trí khi đối đầu với bọn cướp. Đồng thời chàng kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”, ta thấy được bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén. Trận chiến diễn ra vô cùng quyết liệt, Phong Lai tức giận: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây” và cho “Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”. Nhưng Vân Tiên không hề sợ hãi, chàng tung hoành chẳng khác nào người anh hùng Triệu Tử khi xưa. Kết quả là bọn cướp “bốn phía vỡ tan”, “quăng gươm giáo để tìm đường trốn chạy” còn thủ lĩnh của bọn chúng là Phong Lai thì chẳng kịp trở tay đã bị Tiên “một gầy thác rày thân phong” - thật thê thảm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo