Em hãy viết về đoạn văn về hiện tượng lũ lụt và các biện pháp thích ứng về hiện tượng xâm nhập mặt ở đồng bằng sông Cửu Long
Giúp mình với ạ.
mik c. Ơn trc ạ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong thời gian tới, mặn tiếp tục xâm nhập, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ, gây ra những khó khăn như: Nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và nước sinh hoạt; Việc xâm nhập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu cây trồng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gây ra hiện tượng biển lấn mất đất sản xuất và đất ở của người dân. Theo dự báo, tình hình xâm nhập mặn còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Do đó, các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn là một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm và triển khai thực hiện một cách đồng bộ như sau:
- Công tác chỉ đạo, điều hành đã triển khai đê ứng phó với tác động của hạn hán, xâm nhập mặn cần được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự phối kết hợp giữa các cấp các ngành với sự phân công cụ thể, tránh chồng chéo và cần phải chỉ đạo một cách quyết liệt.
- Tiếp tục tổ chức dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn, phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn, lịch xả nước từ các hồ chứa thủy điện, các chuyên đề hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn để nhân dân biết và chủ động phòng, tránh, đồng thời có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Rà soát cập nhật cân đối nguồn nước để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý; trong đó, ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản và các khu công nghiệp, khi hạn hán xảy ra.
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, theo hướng chuyển dịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản để phù hợp với điều kiện nguồn nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội.
- Xây dựng kế hoạch tích nước và điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du vào những thời kỳ khô hạn, cần cân đối để bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cho cả năm.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn để kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
- Tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn (nông-lộ- phơi, ướt-khô xen kẽ, phun mưa, nhỏ giọt..
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án phòng, chống cháy rừng (PCCR) trên địa bàn, tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCR đảm bảo xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn; rà soát, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |