nội dung chính lịch sử bài 25
Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
- Từ giữa thế kỷ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, quan lại tăng kết thành bè cánh bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ.
- Nông dân nộp nhiều thứ thuế, bị tước đoạt ruộng đất, bất bình oán giận dâng cao.
- Cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định), lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
- Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai)
- Đồng bào dân tộc thiểu số ủng hộ tích cực.
- Khi lực lượng mạnh, nghĩa quân mở rộng địa bàn xuống Tây Sơn hạ đạo lập căn cứ ở Kiên Mỹ (Bình Định)
- Nghĩa quân lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xoá nợ và bỏ nhiều thứ thuế cho dân.
II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân Xiêm1. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn
- Tháng 9-1773 Tây Sơn chiếm phủ Quy Nhơn.
- 1774 Tây Sơn kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận và ở vào thế bất lợi, phía bắc có quân Trịnh và phía nam có quân Nguyễn.
- Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn.
- Năm 1777 Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị bắt, Nguyễn Phúc Ánh (13t) trốn sang Xiêm cầu viện.
- Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
2. Nguyễn Huệ với chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1784- 1785)
- Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm.
- Giữa 1784, hai vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá, ba vạn quân bộ xuyên Chân Lạp vào Cần Thơ và chiếm hết miền Tây Gia Định, địch đốt phá, giết người, cướp của.
- Tháng 1- 1785 Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định bố trí trận địa trên sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, đại bản doanh đóng ở Mỹ Tho.
- Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch.
- Thủy quân Tây Sơn từ Rạch Gầm – Xoài Mút, cù lao Thới Sơn đổ ra đánh địch, quân địch bị tiêu diệt gần. Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm.
- Ý nghĩa:
- Đây là chiến thắng thủy chiến lừng lẫy, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
- Trừng trị hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
- Chứng tỏ tài quân sự của Nguyễn Huệ.
- Làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự của tổ tiên.
- Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới.
- Nguyên nhân thắng lợi: được nhân dân ủng hộ,sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ.
3. Nguyễn Huệ với chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1784- 1785)
- Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm.
- Giữa 1784, hai vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá, ba vạn quân bộ xuyên Chân Lạp vào Cần Thơ và chiếm hết miền
- Tây Gia Định, địch đốt phá, giết người, cướp của.
- Tháng 1- 1785 Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định bố trí trận địa trên sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, đại bản doanh đóng ở Mỹ Tho.
- Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch.
- Thủy quân Tây Sơn từ Rạch Gầm – Xoài Mút, cù lao Thới Sơn đổ ra đánh địch, quân địch bị tiêu diệt gần. Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm.
- Ý nghĩa:
- Đây là chiến thắng thủy chiến lừng lẫy, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
- Trừng trị hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
- Chứng tỏ tài quân sự của Nguyễn Huệ.
- Làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự của tổ tiên.
- Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới.
- Nguyên nhân thắng lợi: được nhân dân ủng hộ, sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ.
III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh1. Hạ thành Phú Xuân. Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
- Giữa 1786 Nguyễn Huệ được Nguyễn Hữu Chỉnh giúp sức đánh Phú Xuân.
- Tháng 6/1786 hạ thành Phú Xuân và giải phóng đất Đàng Trong.
- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”
- Giữa 1786 Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh, giao quyền cho vua Lê rồi vào Nam.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản. Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
- Tình hình Bắc Hà rối loạn vua Lê mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp, sau đó Chỉnh lộng hành ra mặt chống lại Tây Sơn.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần 2 diệt Nhậm, được các sĩ phu giúp đỡ, nhanh chóng thu phục Bắc Hà
- 1786 – 1788 Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê chúa Trịnh giải phóng đất đai, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.