LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài dự thi về Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến

Bài dự thi về Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến

2 trả lời
Hỏi chi tiết
645
1
0
Nguyễn Nguyễn
16/05/2021 12:03:24
+5đ tặng

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trong những năm 1925 - 1926, đồng chí tích cực tham gia phong trào yêu nước của nhân dân ta và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Cuối năm 1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng chí trở thành đảng viên thế hệ đầu tiên của Đảng và là một trong những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của tỉnh Hà Nam. Đồng chí trực tiếp tham gia viết báo, làm thơ tuyên truyền cách mạng, đồng thời tham gia tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng lý luận cho đảng viên và quần chúng yêu nước, góp phần đưa phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Năm 1931, đồng chí bị mật thám Pháp bắt tại Hà Nội, bị đày đến Côn Đảo. Song với phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản, trong cảnh tù đày, đồng chí vẫn thể hiện rõ bản lĩnh, khí tiết bằng nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt, tiếp tục công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, cổ vũ, động viên các chiến sĩ cách mạng giữ vững ngọn lửa đấu tranh. Năm 1936, đồng chí vượt ngục Côn Đảo thành công, trở về hoạt động ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ.

Trong những thời điểm đầy khó khăn, thách thức, đặc biệt là hai lần bị thực dân Pháp bắt ở Hà Nội và ở Sài Gòn, dù bị các cực hình tra tấn hết sức tàn bạo và man rợ, song đồng chí vẫn giữ vững khí tiết kiên cường, bất khuất của người cộng sản trước kẻ thù, cương quyết không khai báo về tổ chức. Trong chốn lao tù đế quốc, đồng chí vẫn giữ vững tinh thần cách mạng và tham gia tổ chức đấu tranh chống lại chế độ lao tù tàn bạo, đòi cải thiện điều kiện sinh hoạt cho các tù nhân; đồng thời tuyên truyền, động viên tinh thần cách mạng của các chiến sĩ cộng sản. Đồng chí tích cực tham gia đọc sách báo, học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận và tư tưởng chính trị, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ (diễn kịch, thi thơ, bình văn…). Đồng chí đã góp phần cùng các chiến sĩ cộng sản khác biến lao tù đế quốc thành trường học cách mạng, để tôi luyện, nâng cao bản lĩnh và khí tiết của người cộng sản, vững vàng niềm tin để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi.Phát biểu tham luận tại hội thảo, đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hà Nam nhấn mạnh, cờ đỏ sao vàng - tâm huyết, khát vọng, niềm tin chiến thắng mà đồng chí Nguyễn Hữu Tiến để lại đã được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Hà Nam giương cao, dẫn đầu các phong trào cách mạng ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 24-8-1945. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nhân dân Hà Nam cùng quân dân cả nước đoàn kết chiến đấu, củng cố hậu phương, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù. Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, nhiều người con của Hà Nam đã lên đường vào Nam chiến đấu mang theo hình ảnh người chiến sĩ cộng sản tiền bối Nguyễn Hữu Tiến (Tiểu đoàn Nguyễn Hữu Tiến, Đoàn quân Nguyễn Hữu Tiến)... Nhiều người con của Hà Nam đã ngã xuống anh dũng hy sinh,  như hình ảnh 10 cô gái dân quân tuổi còn rất trẻ, trực tiếp chiến đấu và anh dũng hy sinh trên trận địa pháo phòng không Lam Hạ và rất nhiều những chiến sĩ khác đã anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường, trở thành những bông hoa thép, những tượng đài bất tử trong lòng các thế hệ người dân Hà Nam.

Viết tiếp những trang sử vẻ vang, noi gương thế hệ cha ông, học tập tấm gương người chiến sĩ cộng sản kiên trung Nguyễn Hữu Tiến, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hà Nam tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo, tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
LOVE LIVE ENGLISH
16/05/2021 12:16:00
+4đ tặng

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - Người con ưu tú của quê hương Hà Nam.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, tại làng Lũng Xuyên, tổng Yên Khê, huyện Duy Tiên (nay thuộc phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Với truyền thống yêu nước của gia đình, đồng chí sớm giác ngộ cách mạng và tham gia thành lập chi hội Việt Nam cách mạng.

Cuộc đời cách mạng của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được thể hiện như sau:

Năm 1929, chi bộ Ðông Dương Cộng sản đảng tỉnh Hà Nam được thành lập, Nguyễn Hữu Tiến là đảng viên của chi bộ này. Tháng 9-1930, hội nghị Ðảng của tỉnh Hà Nam họp ở Lũng Xuyên, Nguyễn Hữu Tiến được bầu làm Ủy viên BCH lâm thời, sau đó là Ủy viên chính thức, rồi lại được bầu làm Phó Bí thư Ðảng bộ tỉnh. Tháng 4-1931, Nguyễn Hữu Tiến lên Hà Nội họp để bầu Xứ ủy Bắc kỳ thì bị địch bắt. Ông bị chúng giam ở Hà Nội, Sơn La, đến ngày 5-12-1933, địch đày Nguyễn Hữu Tiến ra Côn Ðảo, giam ở banh 1. Tại đây ông được tổ chức bố trí cho vượt biển, lần thứ nhất không thành, lần thứ hai vào đêm 30-4-1935, ông đã vượt ngục thành công, Trong những năm 1936 - 1940 Nguyễn Hữu Tiến hoạt động cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Ðăng Lưu, Tạ Uyên... Ông được bầu vào Xứ ủy Nam kỳ phụ trách công tác tuyên truyền. Tại đây, ngoài việc in ấn truyền đơn cho cuộc khởi nghĩa, ông còn tập trung vẽ hình mẫu lá cờ đỏ sao vàng để đến gần ngày khởi nghĩa, Xứ ủy Nam kỳ đã quyết định dùng lá cờ này cho cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ. Nhưng Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, bị địch dìm trong biển máu, hàng trăm cán bộ lãnh đạo và quần chúng yêu nước bị địch bắt tù đày, xử bắn hoặc bị thủ tiêuvề tới đất liền và tiếp tục hoạt động cách mạng ở vùng Hậu Giang, Mỹ Tho, Sài Gòn - Gia Ðịnh...6 giờ sáng ngày 28-8-1941, địch đưa đến trường bắn gần bệnh viện huyện bốn người là Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập và Nguyễn Hữu Tiến. Khi bị dẫn vào cột bắn Nguyễn Hữu Tiến đã yếu lắm rồi vì trước đó chúng tra tấn ông rất dã man. Ở các trường bắn khác, hàng chục chiến sĩ cách mạng cũng đã anh dũng hy sinh. Sau đó, địch cho chở xác các đồng chí đi chôn cất ở một nơi bí mật.Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự ra đời của lá quốc kỳ Việt Nam: đồng chí cùng với các đồng chí khác trong Xứ ủy chỉ đạo và tổ chức thiết kế lá cờ đỏ sao vàng năm cánh.
Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là tấm gương đạo đức sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản, là biểu tượng của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam, kiên trung, bất khuất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư