Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn kiểu quy nạp khoảng 12 câu (có sử dụng một phép thế, một câu cảm thán - chú thích rõ) để phân tích khổ thơ sau

Viết đoạn văn kiểu quy nạp khoảng 12 câu (có sử dụng một phép thế, một câu cảm thán - chú thích rõ) để phân tích khổ thơ sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả tâm hồn tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

3 trả lời
Hỏi chi tiết
8.093
9
8
Hiển
17/05/2021 20:54:14
+5đ tặng
Đoạn thơ thứ 6 trong bài thơ " Bếp lửa" là một đoạn thơ hay nói về những suy ngẫm của người cháu về người bà và hình ảnh bếp lửa. Suốt một tuổi thơ dài gắn bó bên bà, người cháu hiểu rất rõ cái khó khăn và sự lận đận của cuộc đời bà . Bà đã phải trải qua biết bao năm tháng nắng mưa. Trong quãng thời gian ấy, bà không quản ngại khó khăn,nhọc nhằn để bươn trải và nuôi dạy con cháu nên người. Cho tận bây giờ, vẫn thói quen xưa cũ ấy, hàng ngày bà vẫn dạy sớm nhóm bếp lửa để mưu sinh. Trong tiềm thức của người cháu, hình ảnh ấy đẹp đẽ và thiêng liêng vô cùng. Chính bà là người đã nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nhóm lên biết bao tình yêu thương và làm trỗi dạy trong kí ức người cháu những kỉ niệm xưa cũ thật tuyệt vời. Điệp từ " nhóm " được lặp lại 4 lần đã nhấn mạnh bà chính là người nhóm lửa, người truyền lửa và giữ lửa cho cháu. Bà đã thắp lên trong lòng người cháu ngọn lửa của sự cố gắng, ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhiệt huyết tràn đầy. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình. Từ đó bếp lửa trở nên kì lạ, thiêng liêng "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Từ cảm thán "Ôi" kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra chân lí, điều kì diệu giữ cuộc đời bình dị. Cũng từ đó, đối với người cháu, hình ảnh bà và bếp lửa quả thực đã trở nên bất tử, thiêng liêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
6
Tú Uyên
17/05/2021 20:55:16
+4đ tặng

Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt có viết những câu thơ về suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà mình như sau:

"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!"

Câu thơ mở đầu bằng từ láy lận đận gợi ra những vất vả lo toan ở độ tuổi đã xế chiều như người bà trong bài thơ. Kết hợp với đó là hình ảnh ẩn dụ "nắng mưa" là tượng trưng cho những giông bão, khó khăn cuộc đời. Tác giả viết câu thơ gợi ra bao nhiêu thương cảm về bà trong lòng bạn đọc. Phải chăng bà vất vả vì con cháu, bà vất vả vì bà là điểm tựa tinh thần cho con cháu những ngày chiến tranh? "Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ/ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm" là câu thơ nói lên thói quen nhóm bếp lửa của bà mỗi sáng sớm đã được chục năm ròng rã rồi. Và hình ảnh bà và bếp lửa đã trở thành ký ức đẹp trong lòng người cháu dù đã lớn lên và trưởng thành. Từ "nhóm" trong bài được lặp lại nhiều lần và được sử dụng với cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. "Nhóm" nghĩa gốc là hành động làm ngọn lửa cháy to lên để đun nấu, làm chín thức ăn...."Nhóm" nghĩa chuyển là hành động nhen nhóm, nuôi dưỡng những tình cảm, những kỷ niệm đẹp trong người cháu ở những ngày tháng bên bà và bếp lửa ngày xưa. Bếp lửa của bà lúc nào cũng "ấp iu nồng đượm", lúc nào cũng đỏ lửa và ngập tràn tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Bếp lửa ấy chính là điểm tựa trong ký ức, là tình yêu thương bà dành cho cháu những năm chiến tranh bố mẹ ko có ở bên. Không những vậy, bếp lửa của bà còn nhóm lên niềm yêu thương của những bữa khoai sắn ngọt bùi hay nồi xôi gạo ấm áp tình thương san sẻ. Và quan trọng nhất, bếp lửa của bà còn nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhớ về bà và nhớ về bếp lửa, tác giả trào dâng những kỷ niệm ngày xưa, những kỷ niệm khó khăn nhưng ấm áp khi được ở bên bà và bếp lửa. Để rồi, cuối cùng tác giả phải thốt lên "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng- bếp lửa". Bếp lửa trong tác giả chứa đựng sự ấm áp và thiêng liêng đến kỳ lạ. Nó là nơi gắn liền với những kỷ niệm bên bà, những tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Tóm lại, đoạn thơ là những suy ngẫm về cuộc đời bà của tác giả cũng như tình cảm của cháu dành cho những ký ức bên bà và bếp lửa năm xưa.

Duongg Tuu Anhh
một phép thế và một câu cảm thán của mik đâu bạn?
3
5
➻❥ლâɣ﹏✍ ♍
17/05/2021 20:57:04
+3đ tặng

Đã là một học sinh lớp 99 thì chắc hẳn nhà thơ "Bằng Viết" không còn xa lạ đối với chúng ta nhỉ? Bằng Viết là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với cảm xúc tinh tế và giọng điệu tâm tình, mượt mà sâu lắng thiết tha thơ Bằng Viết thường khai thác những kỉ niệm thời thơ ấu mà bếp lửa là một trong những tác phẩm tiêu biểu gợi ca tình cảm bà cháu. Bài thơ được ra đời vào năm 19631963 khi cuộc kháng chiến cách mạng chống Mĩ diễn ra ác liệt ở miền Nam. Nỗi nhớ nhà nhớ quê hương đất nước được dồn nén lại qua những dòng thơ về bên bếp lửa. Những kỉ niệm tuổi thơ và về người bà yêu quý của mình. Những tình cảm đáng quý của người bà dành cho người cháu được thể hiện rõ qua những câu thơ:

" Lật đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm nay rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm"

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm nhiều yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa"

Bếp lửa bà nhóm lên mà sớm mai là nhóm lên trong lòng người cháu những tình cảm thiêng liêng cao cả. Nếu hình ảnh người bà trong "Tiếng gà trưa" được Xuân Quỳnh được miêu tả bằng động từ "khum" được thể hiện rõ trong câu thơ sau:

" Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp"

Thì hình ảnh người bà của Bằng Việt lại được tán hiện bằng một động từ " nhóm" với biện pháp tu từ điệp ngữ Bằng Viết đã khái quát lên một chân lí rất bồi hồi xúc động với tấm lừng cò cỏn con theo năm tháng. Bà nhóm bên bếp lửa là nhóm lên trong tâm hồn người cháu. Những tình cảm cao đẹp thắp sáng bồi đắp trong tâm hồn người cháu tình cảm gia đình gắn bó, thiết tha sâu nặng là tình làng nghĩa xóm gắn bó đoàn kết sum vầy, là tình thần tương thân tương ái, là tình yêu thương quê hương đất nước thiêng liêng và cao cả. Bà nhắc nhở cháu không nên quên những năm tháng nghĩa tình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo