Chứng minh câu tục ngữ" Không thầy đố mày làm nên" (Không chép mạng nhé)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Công cha- nghĩa mẹ- ơn thầy” chính là những điều mà mỗi chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ. Nếu cha mẹ là người có công sinh thành và dưỡng dục thì thầy cô lại đóng một vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tri thức, giáo dục đạo đức tạo cho chúng ta một hành trang vững trãi hơn trên bước đường đời. Để nhấn mạnh công lao và nhắc nhở nhân dân về truyền thống tôn sư trọng đạo tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”.
Khi cha mẹ sinh ra, mỗi chúng ta đều giống như tờ giấy trắng ngây ngô, trong sáng. Khi ta cắp sách đến trường thầy cô cung cấp cho ta những bài học quý giá giúp ta có thêm tri thức đồng thời hoàn thiện bản thân mình hơn. “Không thầy đố mày làm nên” nói về công lao to lớn đó đồng thời răn dạy con người về đạo lí biết ơn cũng như sự tri ân đối với người đã có công giáo dục mình.
Thầy cô được ví như cha mẹ thứ hai của chúng ta. Người luôn đồng hành trên bước đường trưởng thành của mỗi người. Thầy cô không chỉ cho ta tri thức, kinh nghiệm mà còn là người bên ta khi ta thất bại, vấp ngã, nâng ta dậy và chỉ cho ta con đường nào mới là con đường đúng đắn. Trong biển tri thức vô hạn này, nếu không có thầy cô thì ai là người định hướng và giảng giải cho chúng ta những kiến thức khó. Ai là người bảo ban ta cần phải nhớ cái này loại bỏ cái khác. Ai là người cho ta biết ta cần suy nghĩ ra sao và nên đối nhân xử thế như thế nào? Thử hỏi liệu không có thầy cô chúng ta có thể dễ dàng thành công? Có thể dễ dàng trở thành một người có ích cho xã hội? Câu tục ngữ đã một lần nữa khẳng định lại tầm quan trọng của thầy cô của việc giáo dục đối với mỗi con người. Qua đó mỗi chúng ta cũng cần ý thức được cần có lòng biết ơn, kính trọng với mỗi thầy cô của mình.
Đối với mỗi người thầy có lẽ chỉ cần nhìn thấy học trò của mình ngoan ngoãn và giỏi giang thì đã là phần thưởng lớn nhất rồi. Trong dân gian người xưa còn hay nhắc về nhưng tấm gương Nguyễn Dữ học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phạm Sư Mạnh là học trò của Chu Văn An. Họ là những người học trò giỏi làm rạng danh cho người thầy của mình. Chỉ bằng cách chúng ta tự vươn lên khẳng định bản thân cũng chính là bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô của mình. Hay câu chuyện học trò Nhan Hồi ăn hết phần cơm bụi để cho thầy và bạn phần cơm sạch cũng chính là minh chứng về lòng biết ơn đối với người thầy là Khổng Tử.
Bên cạnh câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” thì dân ta lại có câu “Học thầy không tày học bạn”. Liệu rằng hai câu tục ngữ có trái ngược? “Học thầy không tày học bạn” ý nói chúng ta không chỉ học tập kiến thức ở trường mà còn cần học hỏi từ bạn bè và những người xung quanh. Hai câu tục ngữ không hề trái ngược mà bổ sung ý nghĩa cho nhau. Chúng ta cần học cả từ trường học lẫn trường đời có như vậy mới hoàn thiện được bản thân. Và người thầy ở đây không chỉ gói gọn trong thầy cô ở trường học của mình mà còn là những người đã dạy bảo ta, cho ta những kinh nghiệm quý giá.
Tuy vậy, Cuộc sống ngày một xô bồ, con người chạy theo guồng máy của công việc khiến ta không ít lần quên đi việc hỏi thăm đối với những thầy cô đáng kính của mình.Đã bao lâu bạn quên chưa về trường ngày 20 tháng 11? Đã bao lâu bạn quên gửi một tin nhắn hỏi thăm người thầy năm nào của mình? Chưa kể có những người hoàn toàn phủ nhận công ơn của thầy cô. Họ cho rằng tự họ bằng chính công sức của họ làm nên thành công này chứ không ai định hướng cả. Đó là lối suy nghĩ tiêu cực, ích kỉ mà mỗi chúng ta cần lên án gay gắt.
Bằng lối nói giản dị và dễ hiểu câu tục ngữ đã đem đến lời nhắc nhở sâu sắc đối với mỗi chúng ta về công lao to lớn của người thầy. Thức tỉnh trong ta đạo lí tôn sư trọng đạo cao đẹp cho dân tộc. Một câu nói ngắn gọn thôi nhưng ông cha ta lại ẩn chứa trong đó cả một bài học sâu sắc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |