Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Truyền kì mạn lục nói về nội dung gì?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.913
5
7
yuuki
20/02/2017 19:41:31
TRUYỀN KÌ MẠN LỤC- NGUYỄN DỮ
Vài nét về thể Truyền kỳ và thể Truyền kỳ trong văn học Việt Nam
Truyền kỳ là thể loại truyện ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đường. Kỳ nghĩa là kỳ ảo, kỳ lạ, nhấn mạnh tính chất hư cấu. Thoạt đầu là chí quái thời Lục triều, sau phát triển độc lập thành truyền kỳ. Có loại miêu tả cuộc đời biến ảo như mộng... Có loại ca ngợi tình yêu nam nữ... Có loại miêu tả hào sỹ hiệp khách. Từ đời Đường trở về trước, tiểu thuyết Trung Quốc về cơ bản mới chỉ là mầm mèng, tuy ở thời Hán Ngụy, Lục triều có chút Ýt phát triển, nhưng vô luận nhìn từ góc độ khắc họa nhân vật hay miêu tả tình tiết hãy còn đơn giản, chưa đạt đến mức độ thành thục. Đồng thời, khái niệm tiểu thuyết cũng còn rất hỗn loạn, thông thường trở thành tên gọi chung cho các loại ghi chép truyện lạ hoặc truyện vặt lịch sử. Phải đợi đến đời Đường, tiểu thuyết Trung Quốc mới dần dần trưởng thành, mới có được hình thức nghệ thuật tương đối hoàn hảo cũng như nội dung đời sống xã hội tương đối rộng rãi và giành được vị trí không thể xem thường trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Vào đời Đường, người ta vẫn chưa bỏ được cách nhìn lệch lạc truyền thống đối với tiểu thuyết, nói chung vẫn gạt nó ra ngoài văn học chính thống. Bởi cách “cấu tứ chuộng sự li kì”, cho nên nó được gọi là “truyền kỳ”. Có điều những người sáng tác tiểu thuyết ngày một đông hơn, điều Êy nói rõ con đường sáng tác tiểu thuyết vốn bị coi là “tiểu đạo” đã ngày một hấp dẫn mọi người, hơn thế, đã bắt đầu trở thành hoạt động nghệ thuật có ý thức. Một người đời Minh là Hồ Ứng Luân đã có thể nhìn thấy điều đó, từng nói: “Những chuyện biến hoá kì lạ rất thịnh vào đời Lục triều, có điều phần lớn là ghi chép lại những điều bịa đặt chứ đâu phải truyện biến hoá, đến người đời Đường mới có sự cấu tứ li kì, mượn tiểu thuyết để gửi gắm ngọn bút.” [38, tr.659] 
Chóng ta thấy, về đại thể, truyền kỳ đời Đường có nội dung đa dạng, phong phó xoay quanh chủ đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục thường ngày và mang đậm khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa. Vì thế, nó có vai trò lớn trong việc đưa văn học viết hướng tới truyền thống văn hoá dân gian, đời sống hiện thực của quần chúng nhân dân. Đồng thời, với thủ pháp nghệ thuât độc đáo là lấy kì ảo làm phương tiện nghệ thuật để truyền tải nội dung về đời sống con người, truyền kỳ đời Đường góp phần không nhỏ khẳng định giá trị hư cấu và tưởng tượng trong việc phản ánh và lý giải hiện thực cuộc sống của tác phẩm văn học. Loại hình truyền kỳ tiếp tục phát triển ở đời Tống, Nguyên (1279-1368). Cuối Nguyên, đầu Minh (thế kỉ thứ XIV), có Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (1341-1427) là tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng, tiêu biểu cho thể loại truyền kỳ của Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn đến thể loại truyền kỳ các nước trong khu vực như: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… Sang đời nhà Thanh (1644-1911), Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715) đã làm rạng danh cho truyền kỳ Trung Quốc… Như vậy, truyền kỳ trải qua quá trình hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền văn hoá Trung Quốc đã trở thành một thể loại truyện ngắn cổ điển mang đặc trưng cho truyện ngắn Trung Quốc nói riêng, truyện ngắn phương Đông thời trung đại nói chung. 
Văn học Việt Nam thời trung đại là nền văn học trẻ, được “bứng trồng, cắt chiết” từ nền văn học già Trung Quốc nhưng phải “hợp thổ nghi” cho nên văn học trung đại Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của thể loại truyền kỳ Trung Quốc.
Ở Việt Nam, thuật ngữ truyền kỳ lần đầu tiên được xuất hiện trong đầu đề tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Sau đó là Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích. Ngay từ khi mới ra đời thể loại truyện ngắn truyền kỳ đã đạt được những thành tựu rực rỡ và là đỉnh cao của văn xuôi dân téc nh­ Thánh tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục. Ngày nay, nhìn lại quá trình phát triển của văn học Việt Nam trung đại, chúng ta thấy Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao, trước và sau đó không có tác phẩm truyền kỳ nào sánh bằng. Cũng giống nh­ truyền kỳ đời Đường, Truyền kỳ mạn lục có nội dung đa dạng, phong phó xoay quanh chủ đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục thường ngày và mang đậm khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa. Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ tương đối đặc biệt. Đó là mối quan hệ láng giềng giữa hai nước rất gần gũi. Hơn nữa, trước thế kỷ X, nước ta chịu ngót ngàn năm đô hộ của phong kiến Trung Hoa, điều đó đã dẫn đến lẽ tất yếu của ảnh hưởng qua lại giữa văn học hai nước. Nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu đã cho chóng ta thấy rõ sự ảnh hưởng khá sâu đậm của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam từ chữ viết đến thi liệu, nhất là về thể loại. Theo PGS. TS Vò Thanh, Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng truyện của Cù Hựu chủ yếu là ở bót pháp thể loại. Đó là quá trình “ ăn lá nhả tơ”, một sự học tập để sáng tạo. Bên cạnh việc ảnh hưởng sâu sắc của truyện truyền kỳ Trung Quốc, Truyền kỳ mạn lục còn ảnh hưởng các câu truyện cổ có yếu tố kỳ lạ của Ên Độ, Campuchia hay Chiêm Thành… 
Nhìn lại nền văn học Việt Nam trung đại, bắt đầu từ Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên( đầu thế kỷ XIV), chóng ta thấy, ở tác phẩm này đã chứa đựng những yếu tố kì ảo. Nhà văn đã xây dựng hình tượng nhân vật của mình bằng bót pháp kỳ vĩ và trên thực tế, tập truyện là một cuốn thần phả về những linh hồn bất tử của nước Đại Việt. Nhân vật trong truyện hầu hết là những thần linh vốn là những anh hùng dân téc đã hiển thánh. Vì vậy, trong truyện đã thấp thoáng yếu tố của bót pháp truyền kỳ và có thể đây là giai thoại mầm mèng cho sự phát triển của truyền kỳ sau này. Sau Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên là sự xuất hiện Lĩnh nam trích quái lục của Trần Thế Pháp ( cuối thế kỉ XIV đầu thế kỷ XV). Đây là tập truyện chép lại truyện dân gian nhưng đã có sáng tạo, Trần Thế Pháp đã tập trung chép lại những truyện giàu yếu tố kì nh­ truyện Đổng thiên vương, truyện Rùa vàng…
Việt điện u linh tập và Lĩnh nam chích quái lục là những tiền đề văn học cho sự phát triển của thể loại truyền kỳ và Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp là những nhà văn đặt nền móng cho thể loại truyền kỳ ở Việt Nam. Cuối thế kỉ XV, Thánh Tông di thảo, tương truyền của Lê Thánh Tông, đã là một bước tiến xa hơn nữa cho thể loại truyền kỳ. Tập truyện là một sáng tạo độc đáo và đặc sắc, mang đầy đủ tính chất bót pháp truyền kỳ với những truyện tiêu biểu nh­ Lấy chồng dê, Tinh chuột, Duyên lạ xứ hoa…
Nhưng chỉ đến Truyền kỳ mạn lục thì thể loại truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam mới thực sự được khẳng định. Sự ra đời của Truyền kỳ mạn lục đã đưa thể loại truyền kỳ Việt Nam tới đỉnh cao và chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong văn xuôi tự sự Việt Nam.
Nh­ trên đã nói, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của văn học Trung quốc cho nên tất yếu, truyền kỳ Trung Quốc sẽ du nhập vào Việt Nam.
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị của Việt Nam do tác giả Việt Nam sáng tác và mang tính dân téc rất đậm nét. Việc ảnh hưởng văn học Trung Quốc chỉ là một phần, còn văn học dân gian truyền thống và thành tựu của văn xuôi tự sự Việt Nam mới là nguồn gốc có ảnh hưởng trực tiếp nhất. Trước đó, các nhà văn chỉ ghi chép lại các truyện dân gian, các thần phả trong các đền miếu, hoặc dùa nhiều vào truyền thuyết dân gian và Ýt nhiều thêm chi tiết cho câu truyện được hoàn chỉnh như Lĩnh nam chích quái lục của Trần Thế Pháp, Thiên nam vân lục của Nguyễn Hàng. Nhưng Truyền kỳ mạn lục thì khác. Tác giả chỉ dùa vào một số cốt truyện dân gian mà sắp xếp, hư cấu thêm và diễn tả bằng lời văn giàu chất nghệ thuật khiến cho tác phẩm không phải là sự ghi chép đơn thuần mà thực sự là một tác phẩm văn học có tính nghệ thuật cao. Việc sưu tầm, chỉnh lí, sửa chữa và khai thác đề tài của dân gian là một quá trình kế thừa và nâng cao liên tục. Người đi sau tiếp bước người đi trước rút lấy những gì là tinh hoa của người đi trước để thực hiện một bước xa hơn. Từ Thức lấy vợ tiên và Người con gái Nam Xương là hai truyện mà Nguyễn Dữ đã tiếp thu trọn vẹn từ truyện cổ dân gian. Nguyễn Dữ còn mượn môtíp từ văn học dân gian nh­ môtíp lấy hồn hoa, môtíp người chết sống lại, môtíp đồ vật cũ biến thành tinh rồi hoá thành người, môtíp lạc vào thế giới kì lạ… Truyền kỳ mạn lục là sản phẩm của một giai đoạn mới trong quá trình ảnh hưởng văn học dân gian từ cốt truyện kết cấu, ngôn ngữ đến tư duy sáng tác. Đó là sự ảnh hưởng có ý thức. Nguyễn Dữ đã khéo khai thác đề tài dân téc, đặc biệt là trong các truyền thuyết dân gian, đã vượt lên trên sự ghi chép thông thường nh­ trong Lĩnh nam chích quái lục bằng cách hư cấu qua hình tượng nghệ thuật. Trong Lĩnh nam chích quái lục thì sự ảnh hưởng của văn học dân gian là rõ rệt, tác giả viết lại truyện dân gian một cách thứ tự có sắp xếp. Truyện Hà Ô Lôi là đỉnh cao của Lĩnh nam chích quái lục. Nhiều nhà nghiên cứu coi đó là tác phẩm mở đầu cho thể loại truyền kỳ bởi nó có đầy đủ các yếu tố của thể loại truyền kỳ. Với nhiều thế hệ, từ tác giả của Thánh Tông di thảo đến tác giả của Truyền kỳ mạn lục, các nhà văn trung đại vẫn tiếp tục con đường của Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp nhưng không nhằm phản ánh một thế giới trong truyện cổ tích, thần thoại hay truyện dã sử nữa mà đã trực tiếp chuyển sang phản ánh những vấn đề xã hội. Những câu truyện lịch sử được Thánh Tông và Nguyễn Dữ mô phỏng viết lại theo ý của mình phù hợp với xu hướng đó. Cái thực đã có phần lấn át cái kỳ, cái kỳ không còn là mục đích chính, đôi lúc nó chỉ còn là phương tiện chuyển tải nội dung hoặc để gây sức hấp dẫn cho tác phẩm. Đề tài về tình yêu được viết nhiều hơn cả, các tác giả thường viết về truyện tình yêu, về mối quan hệ giữa con người và ma quỷ. Viết về tình yêu nhưng cũng chính là nhằm mục đích tố cáo xã hội, đề cao đạo đức, công lý, phản ánh về số phận đầy đau khổ của con người, nhất là người phụ nữ. 
Truyền kỳ xuất hiện trong xã hội trung đại và cái kỳ trong xã hội đó là một mặt của hiện thực đời sống chứ không chỉ là mê tín dị đoan. Bên cạnh đời sống hiện thực, con người thời trung đại còn có một đời sống tâm linh phong phú với các vị thần với những điều kỳ lạ, siêu nhiên và một quan niệm về thế giới bên kia. Xung quanh họ cũng có biết bao điều kỳ lạ xảy ra. Họ sống một cách hồn nhiên trong môi trường nh­ vậy. Chính vì thế, việc phản ánh cái kỳ cũng là phản ánh một mặt của hiện thực cuộc sống, đặc biệt là đời sống tâm linh của con người.
Truyền kỳ mạn lục so với Thánh Tông di thảo là một bước tiến lớn về nội dung và nghệ thuật. Nguyễn Dữ là nhà văn Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc các nhà văn viết truyền kỳ Trung Quốc, nhất là sự ảnh hưởng của Cù Hựu. Truyền kỳ mạn lục là một bước nhảy vọt về thể loại. Từ chỗ đóng vai trò người sưu tập ghi chép mặc dù là ghi chép có sáng tạo, đến chỗ tự thân sáng tác, từ chỗ chỉ phản ánh những hành trạng, sự hiển linh của các vị thánh, các vua chóa, anh hùng dân téc lấy trong các thần tích đền chùa hoặc trong dân gian đến những tác phẩm phản ánh khá sâu sắc những xung đột xã hội, gần gũi với cuộc sống bình thường của con người là cả một quá trình không đơn giản trong việc hình thành tư cách của nhà văn. [32, tr.63]
Nhìn lại những đặc điểm nội dung còng nh­ hình thức nghệ thuật của thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam ta thấy: Truyền kỳ Việt Nam còng không vượt ra ngoài đặc điểm có tính chất quy luật của văn học chữ Hán Việt Nam. Đó là tính chất và đặc điểm gần với văn học Trung Quốc thời trung đại và chúng đều có thi pháp chung của văn học khu vực. Truyền kỳ Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc về mọi phương diện của thể loại truyền kỳ Trung Quốc nhưng lại mang những nét riêng đậm đà bản sắc dân téc của văn học trung đại Việt Nam. Tính dân téc được thể hiện rõ nét ở nội dung tư tưởng, ở khuynh hướng cảm hứng sáng tác của nhà văn. Truyền kỳ Việt Nam đã lấy con người với cuộc sống đời thường của họ làm đối tượng chủ yếu để phản ánh. Nội dung cơ bản của truyền kỳ Việt Nam là viết về tình yêu tự do của nam nữ, về kiếp sống khổ đau của những con người bất hạnh, về xã hội bất công tàn bạo…
1.4. Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục
1.4.1 Nguyễn Dữ và thời đại ông. 
Những tài liệu mà chúng ta có về Nguyễn Dữ không nhiều. Tuy nhiên những tài liệu Êy cũng không cung cấp cho chóng ta một cách chính xác về thân thế và sự nghiệp của ông. Những tài liệu lâu nay được các nhà nghiên cứu giới thiệu về Nguyễn Dữ cho thấy: Nguyễn Dữ là người xã Đoàn Lâm, huyện Gia Phóc (nay là Thanh Miện – Hải Dương). Năm sinh và năm mất chưa rõ, chỉ biết ông là con trai của Thượng thư Nguyễn Tường Phiêu- đậu Tiến sĩ thời Hồng Đức, năm 1496 – tức là năm cận cuối cùng của nhà Lê niên hiệu này. Nguyễn Dữ học rộng, tài cao, có thể là một trong những học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng có thể là bạn đồng học của Phùng Khắc Khoan [23, tr.239], [33,tr.247]. Nguyễn Dữ đã đậu hương tiến, thi hội tróng tam trường, có làm tri huyện Thanh Tuyền một năm rồi cáo quan về, lấy lÝ do phải phụng dưỡng mẹ già cho tròn đạo hiếu.
Chính vì còn có điều không rõ nên đã từng có hai giả thuyết về thân thế tác giả Truyền kỳ mạn lục.
- Giả thuyết thứ nhất dùa theo lời của Nguyễn Phương Đề trong “ Công dư tiệp kí”, Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục”, Bùi Huy Bích trong “ Hoàng Việt thi tuyển” cho rằng Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giả thuyết này hiện đang tồn tại trong Giáo trình của Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Giả thuyết thứ hai mà Lại Văn Hùng dẫn theo Trần Ých Nguyên trong “ Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” lại cho rằng Nguyễn Dữ là người đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Lại Văn Hùng dự đoán “ Nguyễn Dữ sinh vào khoảng thập niên cuối thế kỉ XV và mất khoảng thập niên thứ tư thế kỉ XVI, thọ 50 tuổi” và không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
Dù còn có những điều không rõ nh­ trên nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng: Nguyễn Dữ sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XV và lớn lên vào nửa đầu thế kỉ thứ XVI. Đấy là thời kì nhà nước phong kiến Việt Nam bắt đầu đi vào con đường suy yếu, và sự suy yếu đã nhanh chóng trở nên trầm trọng. Chỉ trong vòng ba mươi năm từ khi Lê Thánh Tông mất đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua đã có tới 6 ông vua lên ngôi rồi bị giết hoặc bị phế truất. Có vị bị coi là “vua quỷ”, có vị bị coi là “vua lợn”. Những gì mà Lê Thánh Tông – vị vua được coi là anh minh số một của nền phong kiến Việt Nam – dầy công xây dựng đã nhanh chóng sụp đổ. Lê Hiển Tông đã từng than thở về tình trạng quan trường hư nát và dù đã có chấn chỉnh nhưng vẫn không cứu vãn được tình trạng suy vi đó. Đại Việt sử kí toàn thư đã viết: “ Sao mà những kẻ tại chức đều bị vị, không nghĩ đến phép tắc của triều đình. Người vì nước quên nhà thì Ýt, người bỏ phận thiếu chức thì nhiều, tha giàu bắt nghèo, không chừa thãi cũ tham tiền khoét của vẫn theo lối xưa”. Thế rồi “chính sự phiền hà, lòng dân oán hận”, “thổ méc bừa bãi” lại thêm đại hạn, đói khổ, nhân dân thất nghiệp, trộm cắp nổi dậy. Vua hoang dâm xa xỉ, bất lực hoặc chết yểu, “ các quyền thần đánh lẫn nhau, giết nhau dưới cửa khuyết, dây máu chốn kinh sư”. Chiến tranh loạn lạc xảy ra khắp nơi: năm 1511, Thân Duy Nhạc dấy quân ở Kinh Bắc, Trần Tuân làm loạn ở Sơn Tây, năm 1512, Nguyễn Nghiêm loạn ở Sơn Tây, Hưng Hoá, năm 1515, loạn Phùng Chương ở Tam Đảo, loạn Đặng Hân, Đặng Ngật ở Thanh Hoá, loạn Trần Công Ninh ở Yên Lãng, Trần Cảo khởi binh đánh nhà Lê. Những cuộc chiến tranh Êy đã khiến cho suốt cho cả vùng Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây đến Thanh Hoá và cả kinh đô Thăng Long chìm đắm trong khói lửa chiến tranh. Thêm vào nữa là cuộc chiến tranh Lê – Mạc, một cuộc chiến tranh dai dẳng, quyết liệt, một cuộc chiến mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết:
Cá đầm, sẻ bụi vì ai đuổi
Núi xương, sông máu thảm đầy vơi.
Tình trạng Êy gây nên một sự xuống cấp, suy thoái trong hàng ngò Nho sĩ. Lê Quý Đôn đã từng than thở: “ Từ năm Đoan Khánh trở về sau, lời bàn luận sáng suốt bẵng đi, thãi cầu cạnh mỗi ngày một thịnh, người có chức Ýt giữ được phong độ thanh liêm, nhún nhường, trong triều đình không nghe có lời can gián, gặp có việc thì rụt rè, cẩu thả, thấy lúc nguy thì bán nước để toàn thân, dẫu người gọi là bậc danh nho, cũng đều yên tâm nhận sủng vinh phi nghĩa, rồi nào thơ, nào ca, trao đổi, khoe khoang, tán tụng lẫn nhau, tập tục sĩ phu thối nát đến thế là cùng…”
Đứng trước một hiện thực nh­ vậy, những nhà nho có khí tiết không thể tránh khỏi sự ngơ ngác, sự chán chường bởi sự đổ vỡ của niềm tin, lí tưởng. Không Ýt người đã từ quan mà về, trong sè Êy có Nguyễn Dữ. Là con của Nguyễn Tường Phiêu - mét bậc đại khoa, tước vị vào hàng nhất phẩm - Nguyễn Dữ đã cáo quan mà về, phản ứng Êy của ông là biểu hiện của một sự “phát phẫn” của một trí thức, một danh sĩ trước thời cuộc. Nguyễn Dữ cảm thấy xã hội Êy không có chỗ cho mình. Cáo quan về, viết Truyền kỳ mạn lục, đấy là một hiện tượng “phát phẫn trứ thư” (phát phẫn viết sách) của ông. Nguyễn Dữ đã dồn vào tác phẩm của mình tất cả những điều mắt thấy tai nghe với một mong muốn khuyến khích điều thiện, răn phạt cái ác, thương xót kẻ cùng quẫn, oan khuất.
Chiến tranh, loạn lạc gây đói khổ, tang tóc cho nhiều tầng líp trong xã hội nhưng đau thương nhất vẫn là tầng líp dân đen, nhất là người phụ nữ. Viết sách để răn đời, để lo đời, Nguyễn Dữ không thể không chú ý tới số phận người phụ nữ.
Tất cả những điều trên đây giải thích với chúng ta vì sao Truyền kỳ mạn lục tuy là những câu truyện truyền kỳ nhưng lại có một nội dung hiện thực sâu sắc và vì sao tác giả lại viết về số phận người phụ nữ với một trái tim cảm thông, sẻ chia, trân trọng và yêu thương.
1.4.2. Vài nét về Truyền kỳ mạn lục:
Từ các công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục cho thấy hiện đang có nhiều văn bản. Ngoài bản được khắc in năm 1712( có bài tựa của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định sơ niên 1547) còn có một số bản chép tay. Các bản này ngoài phần nguyên văn chữ Hán của Nguyễn Dữ còn có phần tăng bổ giải âm tập chú có chú thích điển cố và chữ khó.
Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể truyền kỳ. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam, đền thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà Nội). Truyện được viết bằng văn xuôi chữ Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa) đều có lời bình của tác giả.
Truyền kỳ mạn lục ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI (khoảng những năm 20 – 30). Sở dĩ có kết luận nh­ vậy là vì các nhà nghiên cứu dùa vào thời điểm mà Hà Thiện Hán viết lời tựa cho Truyền kỳ mạn lục năm 1547 và kết hợp với tư liệu cuộc đời Nguyễn Dữ. Nh­ vậy, Truyền kỳ mạn lục ra đời vào lúc triều đại nhà Lê trên đà suy vi với các ông vua nổi tiếng hoang dâm tàn bạo (nh­ đã trình bày ở phần trên). Những đau thương của một thời đại Êy cũng đã in đậm dấu Ên trong một số truyện của Truyền kỳ mạn lục. 
Nội dung cơ bản của Truyền kỳ mạn lục:
Chóng ta dễ dàng thấy rằng, nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường kỳ ảo ta sẽ thấy một bức tranh xã hội rất rõ ràng. Đấy là một xã hội mà giai cấp thống trị thì tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Tất cả đều giả dối, vô đạo, tham lam, độc ác và đều có kết cục hoặc bị trừng phạt, hoặc bị phủ nhận, hoặc bị lên án chê cười. Đấy là một xã hội mà các tầng líp khác đặc biệt là người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của thiết chế xã hội, của quan niệm nho giáo, của hiện thực cuộc sống. Trong sè Êy, có người được lên xem tiên cảnh, được thành tiên, được giải oan vì đức độ, vì trung thực, vì những phẩm chất tốt đẹp. Cũng có người phải ngậm ngùi đau khổ vì chính những hành động của mình.
Hệ thống nhân vật của Truyền kỳ mạn lục đa dạng phong phó bao gồm đủ mọi loại từ vua, quan như Hạng Vương, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Trung Ngạn, Trụ quốc họ Thân… Đến cả những con người bình thường như Vũ Thị Thiết, Thị Nghi… Phần lớn các nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục là những con người thuộc tầng líp bình dân, trí thức bình dân hoặc phụ nữ … “ Nếu Lê Thánh Tông hướng văn học vào việc phản ánh con người, lấy con người làm đối tượng trung tâm phản ánh thì, Nguyễn Dữ đi xa hơn một bước: phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận bi kịch của người phụ nữ. Nhờ đó mà Nguyễn Dữ đã mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam thời trung đại. Thông qua số phận các nhân vật, Nguyễn Dữ đi tìm giải đáp xã hội: Con người phải sống ra sao để có hạnh phóc ? Làm thế nào để nắm bắt hạnh phóc ? Hạnh phóc tồn tại ở thế giới nào ? ( Thiên tào, cõi tiên, cõi trần, thế giới bên kia?). Nguyễn Dữ đưa ra rất nhiều giả thiết, nhưng tất cả đều bế tắc [25, tr.213].
Về hình thức nghệ thuật, khi viết Truyền kỳ mạn lục nhà văn Nguyễn Dữ đã “tuân thủ những nguyên tắc loại hình được chấp nhận bằng văn ngôn, song chỉ tuân thủ bề ngoài. Ông đã phá vỡ những quy tắc lâu đời về hình thức thể loại và tạo ra những tác phẩm theo kiểu tự do hơn. Tập hợp từ “mạn lục” trong nhan đề đã chỉ ra sự độc đáo về loại hình tác phẩm [34, tr.74]. Ý kiến đánh giá này dù có hơi quá, song cũng đã có lý khi khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Dữ về phương diện nghệ thuật truyền kỳ. Nguyễn Dữ là tác giả đầu tiên khẳng định vị trí của thể truyền kỳ trong văn xuôi Việt Nam, đưa vào thể loại này những yếu tố của văn học dân gian tạo ra màu sắc riêng của thể loại truyền kỳ Việt Nam. Nói nh­ giáo sư Bùi Văn Nguyên thì “tất cả hai mươi truyện trong Truyền kỳ mạn lục, nếu được phân tích tỉ mỉ, bộc lé Ýt nhiều yếu tố văn học dân gian đúng với bót pháp của thể truyền” [27, tr.54]. Rõ ràng có một sự kết hợp hài hoà giữa thể loại truyền kỳ – một thể loại ngoại lai với các yếu tố của văn học dân téc trong ngòi bót của Nguyễn Dữ.
Với nội dung phong phó, mang tính hiện thực cao, với thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, Truyền kỳ mạn lục thực sự trở thành một “thiên cổ kỳ bút” và trở thành cái đích không dễ dàng vượt qua đối với các tác phẩm sau này. Chắc rằng, càng nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục chóng ta sẽ càng phát hiện ra giá trị muôn mặt của nó và cũng từ đó càng hiểu hơn những điều mà Nguyễn Dữ gửi gắm với bao thế hệ hậu sinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
yuuki
20/02/2017 19:42:44
Giới nghiên cứu văn học từ lâu đã biết đến Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, một tác phẩm viết .bằng văn ngôn, có vị trí quan trọng trong nền văn học cổ của Việt Nam. Tác phẩm được đánh giá là một viên ngọc lung linh của thể loại văn xuôi trong văn học trung đại Việt Nam. Tiếp cận tác phẩm từ nhiều góc độ khác nhau, người đọc sẽ cảm nhận được những vẻ đẹp sâu sắc của áng thiên cổ kỳ bútnày. Cho đến nay, ngoài tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, người ta chưa tìm được những câu chữ nào khác do Nguyễn Dữ để lại. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, chia làm bốn tập, mỗi tập năm truyện. Các truyện đều được viết bằng văn xuôi, xen lẫn với văn biền ngẫu và thơ ca. Trừ Cuộc nói chuyện ở Kim Hoa, các truyện còn lại đều có lời bình của tác giả.

Tên gọi Truyền kỳ mạn lục cho ta thấy tác phẩm được viết theo thể truyền kỳ. Thể loại truyền kỳ là thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đường. “Kỳ”nghĩa là ảo, không có thật, nhấn mạnh tính hư cấu, Thoạt đầu, truyền kỳ mô tả chí quái thời Lục triều, sau phát triển độc lập. Có loại miêu tả cuộc đời biến ảo như mộng, có loại ca ngợi tình yêu nam nữ, có loại miêu tả hào sĩ hiệp khách… Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có đầy đủ đặc điểm này. Truyền kỳ mạn lục thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua cách chọn lựa đề tài, bối cảnh cốt truyện, nhân vật… tất cả đều mang màu sắc Việt Nam. Không những thế, nhiều truyện còn bộc lộ rõ tinh thần tự hào và ý chí quật cường của dân tộc. “Câu chuyện qua miếu Hạng Vương” kể lại cuộc tranh biện sôi nổi giữa Hồ Tông Thốc, sứ giả Đại Việt đời Trần sang sứ Trung Quốc, và Hạng Võ, nhân vật bá vương của thời Tần – Hán, trong đó Hồ Tông Thốc đã biện luận hùng hồn, chỉ trích cả Hạng Võ lẫn Lưu Bang, một người chuộng bạo lực, thích tàn sát, người kia lại xảo và trá, thủ đoạn, cả hai đều phi nhân nghĩa, không xứng là bậc vương gia. Trong phần lời bình của truyện này, Nguyễn Dữ viết, “Họ Hạng nước Sở không được là hạng bá giả mà vua Cao nhà Hán cũng là tẹp nhẹp”.

Mặc dù Truyền kỳ mạn lục thực sự là tác phẩm của văn học viết nhưng hình như Nguyễn Dữ muốn bộc lộ thái độ khiêm tốn của người cầm bút. Ông muốn lý giải với độc giả rằng, trước tác của mình không phải là tập sách có tính chất sáng tác như các thể loại khác đương thời. Ông muốn người đời hiểu rằng, công việc ông làm chỉ “mạn lục” (ghi chép theo cảm hứng của ngòi bút) những sự việc lạ chứ không phải là một sáng tác thực thụ. Tuy nhiên, khi đọc toàn bộ tập truyện thì sự thực lại không như vậy. Tập Truyền kỳ mạn lục mặc dù mang tính chất siêu nhiên hoang đường, nhưng để phục vụ cho mục đích sáng tác của mình, Nguyễn Dữ đã không câu nệ, ông sử dụng những yếu tố ấy một cách có ý thức.

Tóm lại, Truyền kỳ mạn lục là những câu chuyện kỳ lạ trong dân gian nhưng thực chất mang tính chất phản ánh xã hội đương thời. Qua sáng tác, Nguyễn Dữ đã bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão, phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm về nhiều vấn đề trong xã hội với thái độ nghiêm khắc, khách quan

Vị trí của Truyền kỳ mạn lục trong tiến trình phát triển văn xuôi trung đại Việt Nam

Viết về Truyền kỳ mạn lục, trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Nguyễn Đăng Na khẳng định: “Nguyễn Dữ là người đầu tiên dùng thuật ngữ “Truyền kỳ” đặt tên cho tác phẩm của mình. Có thể nói ông là cha đẻ của loại hình truyền kỳ Việt Nam”. Trước Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, đã có tác phẩm Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông (1442–1497). Đây cũng là tác phẩm mang tính truyền kỳ nhưng so với Truyền kỳ mạn lục thì “cốt truyện không đều, có truyện ly kỳ, lắt léo, có truyện sơ sài”. Sau đó, trong văn học Việt Nam xuất hiện Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (1705-1748), Tục truyền kỳ của Đặng Trần Côn (thế kỷ XVIII), Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích (1957-1852)… các tác phẩm này đánh dấu sự chín muồi của thể truyền kỳ Việt Nam. Cách đặt nhan đề ‘truyền kỳ” chứng tỏ các tác giả đã đi theo truyền thống truyền kỳ Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng thi ca thù tạc của nhân vật rất nhiều, đây là điều khác với truyền kỳ đời Đường. So với các tập truyện thần linh, ma quái, anh tú của truyền kỳ Trung Quốc, nhân vật trong các sáng tác văn học ở Việt Nam chủ yếu là nhân vật lịch sử, có lai lịch hết sức bình thường. Ngay các nhân vật quan tướng, thần ma cũng đều thể hiện khía cạnh con người đời thường, đời tư như Hạng Vương, Dương Thiên Tích, các nhân vật nữ cũng là những nhân vật phần nhiều có thật, họ chịu nhiều oan trái, trắc trở mang phẩm cách Việt sâu sắc…

Với nội dung tác phẩm hoàn toàn là việc, là người Việt Nam và có tính chất hư cấu, biểu tượng rất rõ, do đó trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn còn gọi loại truyện này là“ngụ ngôn”. Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại có cốt truyện hoàn chỉnh như những tác phẩm truyền kỳ truyền thống: có thắt nút, phát triển, mở nút… Truyện truyền kỳ ở Việt Nam thường có những nội dung không lớn nhưng cũng thể hiện đặc trưng quan trọng của nó: nhân vật ít, sự kiện tập trung, thường chú trọng vào việc hơn là chú trọng vào người, lấy việc mà biểu hiện người, răn người, truyền bá đạo lý ở đời. Với những đặc điểm như trên, thể truyền kỳ ở Việt Nam đánh dấu một bước phát triển mới của văn xuôi tự sự trung đại, đồng thời cũng thể hiện tính dân tộc hóa sâu sắc trên con đường tiếp biến từ nền văn học lớn Trung Hoa, nó góp phần làm phong phú và giàu có hơn nền văn học vốn đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Song trên thực tế, Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh hưởng rất rõ của thể loại chí quái, chí dị. Có thể thấy, truyện truyền kỳ là một thể loại văn xuôi độc đáo của văn học trung đại vùng Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó các nhà văn đã sử dụng yếu tố kỳ như một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại. Chính yếu tố kỳ đã phân biệt truyện truyền kỳ với khái niệm truyện ngắn hiện thực ở phương Tây bắt đầu từ thời Phục hưng (mở đầu thế kỷ XVI ở Italia). Truyện ngắn phương Tây trong giai đoạn đầu cũng gắn bó mật thiết với chất kỳ ảo trong văn học dân gian nhưng dần dần yếu tố kỳ mờ nhạt đi; hoặc nếu còn giữ thì cũng mất đi tính “hồn nhiên” vốn có. Ở đó lý trí chiếm ưu thế, giá trị hiện thực là mục đích tối thượng của nhà văn. Nhưng từ khoảng cuối thế kỷ XVIII ở phương Tây truyện kinh dị xuất hiện như một thể loại độc lập, cuốn hút nhiều thế hệ độc giả qua nhiều thế kỷ với những tên tuổi như Jacques Carotte (Pháp), A. Haffman (Đức), Adgar Allan Poe (Mỹ)… Trong đó yếu tố huyền bí được đặc biệt đề cao, các nhà văn tập trung khai thác cái vô thức của con người, thách thức những đầu óc duy lý thông thường.

Quan hệ ảnh hưởng trực tiếp mà truyện truyền kỳ Việt Nam nói chung và Truyền kỳ mạn lục nói riêng đã chịu sự tác động từ văn học cổ điển Trung Hoa, cụ thể đó là loại truyện chí quái, chí dị từ văn học Lục triều. Ảnh hưởng văn hóa được nói đến khá phổ biến trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Nó xuất phát từ nhu cầu đối thoại văn hóa giữa các dân tộc khác nhau. Đó là sự vận động thường xuyên và mang tính phổ biến của nhân loại, gắn bó với tiến bộ xã hội nhưng đồng thời cũng có quan hệ hữu cơ biện chứng với sự phát triển của văn hóa, là sự chuyển hóa nội tại, thường xuyên của văn hóa trong cơ chế tồn tại của nó. Trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam, việc tiếp thu và chịu ảnh hưởng từ văn học cổ điển Trung Quốc vào văn hóa Việt là hiện tượng mang tính lịch sử. Điều đó được thể hiện qua quá trình Hán học trong lịch sử nước ta. Đúng như Phan Ngọc đã nhận xét: “trong việc tiếp thu văn hóa Trung Quốc, người Việt Nam chỉ tiếp thu cái cần thiết của văn hóa Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền dân tộc mà thôi, chứ không phải bắt chước một cách nô lệ, dù cho nhìn bên ngoài khó lòng bảo là không máy móc…”. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng và chi phối đến văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hóa Hán và biểu hiện rõ nhất của nó được phản ánh trong văn chương, học thuật và những lĩnh vực khác thuộc về đời sống tinh thần của người Việt. Trong sự ảnh hưởng ấy, nổi bật nhất về văn xuôi là thể loại truyện truyền kỳ. Điều đó cho thấy, sự tương tác mạnh mẽ giữa các thể loại trong khu vườn văn học mà văn xuôi đã chiếm một phần quan trọng. Dòng chảy của truyện truyền kỳ dường như đã bắt được mạch ngầm văn hóa của Việt Nam và tâm thức sáng tác của giới trí thức phong kiến xưa. Đây cũng là một trong những điều kiện giúp cho thể loại đoản thiên tiểu thuyết sớm nở rộ trong lịch sử Văn học cổ điển Việt Nam, tiêu biểu nhất là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.

Xét từ phương diện nghệ thuật, các thủ pháp của truyện chí quái, chí dị từ văn học Lục triều và truyện truyền kỳ thời Đường đã có những tác động nhất định về mặt kỹ thuật đối với Truyền kỳ mạn lục. Nếu như truyện chí quái thời Lục triều chuyên săn tìm những tình tiết kỳ lạ, đề cao sự linh thiêng, biến hóa diệu kỳ; truyện truyền kỳ đời Đường có pha chút hoang đường; thì ở thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam và nhất là Truyền kỳ mạn lục lại không đề cao những yếu tố đó. Các tác gia Việt Nam chỉ xem kỳ ảo như một phương thức sáng tác cụ thể, để họ có thể phản ánh, chiếm lĩnh và nghiền ngẫm về hiện thực lúc bấy giờ. Nếu tác giả chí quái đem chuyện kỳ lạ làm sự thật, không có ý thức về sáng tác văn chương thì ở thể loại truyền kỳ Việt Nam, dường như các tác giả muốn phát triển câu chuyện dân gian thành những đoản thiên tiểu thuyết nhất định, họ hư cấu, họ xây dựng nhân vật, tình tiết, kết cấu, ngôn ngữ… điều đó đã dẫn đến một kết luận rằng: “Văn chương chí quái chất phác hồn nhiên, văn chương truyền kỳ thì đã đạt mức trau chuốt bóng bẩy. Tác phẩm chí quái còn sơ sài ngắn ngủi, tác phẩm của truyền kỳ đã hoàn chỉnh, bền bỉ và tiến đến những thể nghiệm ban đầu về hiện thực sinh hoạt của tác giả và bộc lộ những thái độ của họ đối với cuộc sống…”.

Nhìn chung, những ảnh hưởng của thể loại truyện chí quái, chí dị thời Lục Triều, truyện truyền kỳ đời Đường đến thể loại truyện truyền kỳ trong văn chương cổ điển Việt Nam là một sự tương tác, ảnh hưởng của một nền văn học già đối với một nền văn học trẻ. Đây là một sự học tập, tiếp nhận trên bình diện văn hóa. Xét cho cùng, sự ảnh hưởng này cũng là một quy luật phổ biến của văn học. Tuy vậy, dù đứng ở góc độ nào, người ta cũng có thể cảm nhận được cái tinh thần dân tộc cũng như ý hướng sáng tác của người trí thức trong văn học trung đại Việt Nam trước những áp lực lớn của thi pháp văn học trung đại. Có thể nói, họ đã từng bước tự cởi trói và mở ra cho bản thân mình một con đường đi khá sắc sảo để tự do sáng tạo trên một mảnh đất hấp dẫn và có nhiều điều thú vị – đó là mảnh đất dung dưỡng hư cấu, tưởng tượng của loại truyền kỳ trong văn học.
2
0
Trần Thị Huyền Trang
21/02/2017 13:43:22
Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục.

Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dư dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Dường như Nguyễn Dư không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp.

Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×