LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn giải thích lời dạy của bác

Viết 1 bài văn giải thích lời dạy của bác:" đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
                                                           thành công thành công đại thành công"
Ko đc chép mạng nhó

2 trả lời
Hỏi chi tiết
317
10
0
Nguyễn Nguyễn
19/05/2021 16:07:28
+5đ tặng

Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là đoàn kết vì đại nghĩa, đoàn kết trong Đảng để đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó Người kêu gọi mọi người càng đoàn kết nhau lại thành một khối để chống lại kẻ thù chung. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “…Đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi”.

Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu ở một nước như Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri của tất cả mọi người, tất cả các tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất để dựng nước và giữ nước. Người mong muốn nhân dân của Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với những người đã khuất, với tổ tiên.

Vì thế, ngay từ năm 1924, Người đã nói: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước”. Trong tư tưởng Người, dân tộc được xác định trên lập trường của giai cấp công nhân, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đó là “Chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa Cộng sản”. Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết còn có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống, từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vì thế, năm 1942, ngay sau khi về nước lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây – Nhật, khôi phục lại độc lập tự do”.

Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi. Người cho rằng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Và “Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng. Nhờ đại đoàn kết mà cách mạng đã thắng lợi, kháng chiến đã thành công. Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất định thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất”. Chính vì thế, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ra đời, dù bận “trăm công, nghìn việc”, vừa phải lo chống giặc đói, giặc dốt, lại phải lo thắng giặc ngoại xâm, Người rất quan tâm tới các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn giáo. Ngày 3/9/1945, tức chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Người đã có chương trình kế hoạch tiếp các tổ chức đoàn thể (như các báo Việt, Trưng, văn hóa giới, công giới, thương giới, Công giáo, Phật giáo, nông hội, nhi đồng, thanh niên…). Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (bàn về những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước VNDCCH), Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”.

Suốt cuộc đời mình, không lúc nào Hồ Chí Minh không chú ý đến những hành vi tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào. Người đã chú ý đến phong tục tập,quán của người dân khi trở về Pắc Bó, thậm chí tự tay vẽ hình ảnh Đức Phật và dựng ngôi chùa để đồng bào không phải đi xa làm lễ. Người cũng gửi nhiều thư và điện đến các vị giám mục, linh mục để vận động tinh thần yêu nước của đồng bào Công giáo. Người cũng còn gửi thư đến các ông lang, ông đại, biểu dương công trạng và tinh thần tham gia kháng chiến của đồng bào miền núi Hòa Bình.

Không chỉ với các đồng bào có đạo và không có đạo, với các đoàn thể, các Đảng dân chủ và xã hội, cũng được Người quan tâm để phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong việc động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói rằng, “Hồ Chí Minh đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có tôn giáo hay không có tôn giáo. Người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, Đảng phái, già,trẻ, gái trai… “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời”. Người là hiện thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Người luôn nhắc nhở: “… đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết”. Thậm chí, trước lúc đi xa, trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Rõ ràng là, tư tưởng về đoàn kết của Hồ Chí Minh một khi trở thành chiến lược của cách mạng Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh vô địch để dân tộc ta “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đó là sức mạnh của đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại để đưa dân tộc tiến tới “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Vì thế, có thể khẳng định rằng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là một thành công lớn của Hồ Chí Minh. Người đã tập hợp được những tổ chức cách mạng chân chính về một mối, quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng được tình đoàn kết quốc tế. Đó là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch hung bạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết mãi là một lực lượng to lớn của dân tộc Việt Nam. Đoàn kết là một lực lượng vô địch.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Kim Mai
19/05/2021 16:40:12
+4đ tặng

Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.

Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc
lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do Người đã đi hầu hết các nước trên thế giới nên Người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm.

Việt Nam là một nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời, truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống. Nhiều hành động và những tấm gương sáng, chính là liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam của chúng tà là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Lá lành đùm lá rách, Một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những phạm vi lớn hơn là đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân, người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là một dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng.

Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo nên bao nhiêu thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc.

So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân, coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo nên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta. Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết / Thành công thành công đại thành công đã là kim chỉ nam cho mọi người học tập và noi theo, 1 sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.

Tự hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay Chủ tịch Hồ Chí Minh - những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.

Lời dạy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội. Trong xã hội xưa và nay, đều là những bài học xương máu, những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế, qua đó đã tạo ra cho mọi người niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng, về khối đại đoàn kết toàn dân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư