PHIẾU ÔN TẬP MÔN ĐỊA 8 HỌC KÌ II
Khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1: Bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta là
A. cao nguyên B. đồng bằng C. đồng bằng - đồi núi D. đồi núi
Câu 2: Di sản thiên nhiên nào ở nước ta nằm trong vùng núi đá vôi?
A. Vịnh Hạ Long B. Vịnh Cam Ranh
C. Đảo Phú Quốc D. Đảo Cát Bà
Câu 3: Thực vật nước ta có bao nhiêu loài?
A. 350 B. 365 C. 11200 D. 14600
Câu 4: Tỉnh nào vừa có biên giới với Lào và Cam-pu-chia?
A. Kom Tum B. Gia Lai C. Quảng Ngãi D. Quảng Nam.
Câu 5: Tỉnh Hưng Yên thuộc dạng địa hình nào sau đây ?
A. Đồng bằng B. Cao nguyên C.Đồi núi thấp D.Đồi núi cao
Câu 6: Sông Hồng của Việt Nam có mùa lũ từ tháng
A. 6 - 9 B. 6 - 10 C. 7-11 D. 9-12
Câu 7: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là
A. đông nam - tây bắc B. đông bắc - tây nam
C. tây bắc - đông nam D. tây nam - đông bắc
Câu 8: Xu hướng thay đổi tỉ trọng của các ngành trong cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á giai đoạn 1980-2000 là
A. nông nghiệp giảm, công nghiệp - dịch vụ tăng.
B. nông nghiệp - công nghiệp giảm ,dịch vụ tăng.
C. nông nghiệp - công nghiệp tăng, dịch vụ giảm.
D. công nghiêp tăng, nông nghiệp - dịch vụ giảm.
Câu 9: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km ?
A. 50 B. 1650 C. 3260 D. 4600
Câu 10: Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây ?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 11: Mùa mưa ở Tây Bắc (Lai Châu) diễn ra vào tháng nào ?
A. Tháng 4, 5, 6.
B. Tháng 6, 7, 8.
C. Tháng 8, 9, 10.
D. Tháng 10, 11, 12.
Câu 12: Đâu không phải nguyên nhân làm cho miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ?
A. Ảnh hưởng của địa hình chắn gió (tây bắc - đông nam).
B. Gió mùa đông bắc bị chắn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn.
C. Nhiều dải núi cao, sông sâu hướng tây bắc - đông nam.
D. Có địa hình núi cánh cung mở rộng đón gió mùa đông bắc.
Câu 13: Đâu không phải nguyên nhân làm cho mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc?
A. Thời tiết nắng nóng, ít mưa.
B. Độ ẩm nhỏ.
C. Khả năng bốc hơi lớn.
D. Độ ẩm rất lớn.
Câu 14: Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A.vĩ độ. B. gió mùa. C. địa hình. D. vị trí gần hay xa biển.
Câu 15: Cảnh quan tự nhiên nào sau đây không nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ?
A. Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể.
B. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bạch Mã.
C. Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo.
D. Bãi tắm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn.
Câu 16: Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng có khí hậu mát mẻ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ do nằm trên cao nguyên
A. Plây Ku.
B. Lâm Viên.
C. Đắk Lắk.
D. Kon Tum.
Câu 17: Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. Dầu khí.
B. Bô xít.
C. Titan.
D. Than bùn.
Câu 18: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta
A. sông Mê Công.
B. sông Mã.
C. sông Cả.
D. sông Đà.
Câu 19: Nước ta có nhiều sông suối, phần lớn là
A. sông nhỏ, ngắn, dốc.
B. sông dài, nhiều phù sa bồi đắp.
C. thuộc loại trung bình, mạng lưới sông dày đặc.
D. sông bắt nguồn từ trong nước.
Câu 20 : Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố
A. rộng khắp trên cả nước.
B. vùng đồi núi.
C. vùng đồng bằng.
D. vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển.
Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta
A. Các loài động vật tự triệt tiêu nhau.
B. Do các loài sinh vật tự chết đi.
C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
D. Do các loài di cư sang các khu vực khác trên thế giới.
Câu 22: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất của nước ta là
A. đất feralit.
B. đất phù sa.
C. đất mùn núi cao.
D. đất mặn ven biển.
Câu 23: Vào mùa nào trong cả nước tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất ?
A. Mùa xuân.
B. Mùa hạ.
C. Mùa thu.
D. Mùa đông.
Câu 24: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao thể hiện rõ rệt nhất ở vùng
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 25 : Những khó khăn về thiên nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. mùa khô kéo dài sâu sắc, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
B. địa hình đồ sộ khó khăn cho đi giao thông vật tải, lũ ống lũ quét.
C. bão lũ, hạn hán, sương muối, giá rét, môi trường ô nhiễm.
D. gió tây nam khô nóng hoạt động mạnh mẽ, bão lũ, cát bay cát lấn.
Câu 26: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở nước ta là do:
A. Có môi trường thuận lợi, nhiều luồng sinh vật di cư đến.
B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.
C. Có hai mùa khí hậu với những nét đặc trưng riêng.
D. Đất việt nam đa dạng và màu mỡ.
Câu 27: Dạng địa hình phổ biến ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. thung lung sông.
B. đầm phá.
C. cacxtơ đá vôi.
D. thềm biển mài mòn.
Câu 28: Nhân dân ta đã sử dụng biện pháp chủ yếu nào để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng?
A. Trồng rừng đầu nguồn.
B. Đắp đê ven sông.
C. Xây dựng nhiều hồ chứa nước.
D. Xây dựng hệ thống kênh rạch.
Câu 29: Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm
A. vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung.
B. địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước.
C. là vùng có các cao nguyên badan.
D. địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ.
Câu 30: Hoạt động kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiều hơn cả?
A. Sản xuất công nghiệp.
B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Du lịch.
D. Giao thông vận tải.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta là
D. đồi núi
Câu 2: Di sản thiên nhiên nào ở nước ta nằm trong vùng núi đá vôi?
A. Vịnh Hạ Long
Câu 3: Thực vật nước ta có bao nhiêu loài?
C. 11200
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |