I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi có cậu bạn đã từng tham gia sát hạch để được xuất khẩu sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: “Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động Việt Nam họ chưa cần nhìn vào bằng cấp mà là… sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay búp măng, non mỡn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe. Ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ…”.
Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động lạ đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ. Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ra giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động.
Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng, cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng hiệu, sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu.
Họ có thể ngồi lai rai hàng giờ trong các quán sá nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay.
Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp…cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra, đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động!
(Theo Vietnamnet, “Giật mình với cách tuyển dụng lao động của người Nhật”, ngày 22/12/2015)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Cách tuyển dụng lao động của người Nhật như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu cuối đoạn trích: “Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động!”.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với cách tuyển dụng lao động của người Nhật trong đoạn trích trên không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung ở đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về hậu quả của việc lười lao động.
Câu 2 (5,0 điểm)
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”. Lại có ý kiến khác cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”.
Từ cảm nhận về bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |