LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh tâm hồn vẻ đẹp của hai nhà thơ trong bài Từ ấy và Chiều tối

So sánh tâm hồn vẻ đẹp của hai nhà thơ trong bài Từ ấy và Chiều tối

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.962
2
1
Snwn
22/05/2021 15:46:25
+5đ tặng
Nền độc lập dân tộc bị xâm lăng, đất nước bị thù trong giặc ngoài giày xéo, người dân lầm than cơ cực, chính người chiến sĩ cộng sản cùng với nhân dân làm nên sức mạnh dân tộc đánh tan quân thù. Người chiến sĩ không chỉ có mặt trên chiến trường bom đạn mà trong mặt trận văn học họ cũng được các nhà văn nhà thơ khắc họa. Tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ Việt Nam với tình yêu Tổ quốc, lòng yêu thương con người và niềm tin vào lí tưởng cách mạng được thể hiện trong hai bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh và “Từ ấy” của Tố Hữu cho ta hiểu thêm về phẩm chất người chiến sĩ cộng sản ở thời kì trước.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Đông Dương. Từ bấy lâu người đã thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và đưa chúng áp dụng vào hoàn cảnh thực tế cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Chiều tối” là bài số 31 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” được Bác sáng tác khi đi sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ Quốc tế thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ trong suốt mười ba tháng. Bài thơ “Chiều tối” sáng tác khi Bác bị thiên chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo, cảm hứng chiều tà cùng với tâm hồn thi sĩ đã làm nên một bức tranh thiên nhiên và con người tuyệt đẹp.
 
Tố Hữu cũng là người chiến sĩ cách mạng thuộc thế hệ sau Hồ Chí Minh nhưng giữa hai con người ấy có cùng chung một lí tưởng cộng sản, chính Bác và Đảng là ánh sáng soi đường cho tầng lớp trí thức trẻ như Tố Hữu đang “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” gặp được ánh sáng của Đảng. Bài thơ “Từ ấy” là mốc son đánh dấu sự kiện quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu vào năm 19378 khi ông chính thức được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Tác phẩm thể hiện niềm sung sướng, hạnh phúc, niềm tin của người chiến sĩ vào Đảng và sự chuyển biến về nhận thức, tình cảm trong Tố Hữu.
 
Hình tượng người chiến sĩ có ở trong hai bài thơ với những nét tương đồng và khác biệt chúng ta cùng phân tích, tìm hiểu để làm sáng tỏ vẻ đẹp của những con người làm nên hình hài đất nước. Trước tiên người chiến sĩ trong bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là một con người có tình yêu thiên nhiên, nhạy cảm với sự biến đổi của ngoại cảnh. Dù là cả một ngày đường di chuyển mệt mỏi nhưng Bác vẫn có thể lắng mình cảm nhận sự chuyển biến khi chiều về đó là hình ảnh cánh chim bay mỏi, là đám mây cô độc trên bầu trời: “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ/ Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ/ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không). Cánh chim ở đây không chỉ được đặc tả ở bên ngoài mà còn được thi nhân cảm nhận từ bên trong là “chim mỏi” sau một ngày bị lạc đàn và kiếm ăn vất vả giờ đây đang bay tìm chốn ngủ. Cánh chim có sự đồng điệu và đối lập với thi nhân. Người tù ấy sau một ngày lê bước trên đường giờ đây cũng đã thấm mệt cũng muốn được nghỉ ngơi. Đối lập vì chim có sự tự do bay lượn trên bầu trời còn nhà thơ thì đang là một người tù bị giam cầm xiềng xích. Qua đó thể hiện ước muốn được trả lại tự do cho bản thân của Bác. Hình ảnh đám mây cô đơn trên bầu trời trong bản dịch chưa được thể hiện tuyệt đối nhưng phần nào đã toát lên tâm trạng của thi nhân gửi gắm trong đó. Nhà thơ sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình trong thơ ca trung đại. Nói về cảnh vật bên ngoài nhưng thực chất là thể hiện tâm trạng bên trong con người ẩn sau lớp ngôn từ cần được giải mã. Tả chòm mây cô đơn, trôi chầm chậm trên bầu trời cũng là để gợi thân phận, hoàn cảnh của bản thân đang cô độc, băn khoăn không biết đi đâu về đâu. Như vậy chỉ với hai nét chấm phá đặc trưng nhưng đã gợi lên được cảnh hoàng hôn đã về. Người chiến sĩ ấy là một con người yêu đất nước sâu nặng bởi khi chiều tà là lúc tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương của người khách lữ thứ trở nên da diết, khắc khoải. Khép lại hai câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên lúc hoàng hôn, dù chân dung người tù không được hiện lên nhưng ta có thể cảm nhận người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh có một tinh thần kiên cường bất khuất. Người ở trong hoàn cảnh gông cùm, xiềng xích nhưng vẫn ung dung, tự do tự tại về tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, sáng tác thơ ca.
 
Người chiến sĩ ấy luôn có sự đồng cảm với những người nghèo khổ, có trái tim nhân ái yêu thương con người. Điều đó được thể hiện trong bức tranh cuộc sống ở miền sơn cước: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc/ Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”. (Cô em xóm núi xay ngô tối/ Xay hết lò than đã rực hồng). Con người ở đây đang phải lao động vất vả cực nhọc, đó là hình ảnh bé gái đang xay ngô từ chiều cho đến đêm tối. Thời gian cứ thế trôi đi con người cứ miệt mài làm hết việc này lại nối tiếp công việc khác, xay ngô xong thì lò than đã rực hồng. Chính con người lao động ấy đã làm rực sáng lên trong không gian tĩnh lặng, u tối. Đặc biệt là chữ “hồng” ở cuối bài thơ được nhiều ý kiến cho rằng đó là nhãn tự, là con mắt thơ trong toàn bài, nó tỏa lên ánh sáng của hiện thực, ánh sáng của tương lai. Qua đó cho thấy sự đồng cảm, thương xót của Bác dành cho những con người cơ cực, vất vả. Tình cảm ấy Bác không chỉ dành cho người nông dân Việt Nam mà nó bao la, rộng lớn dành cho tất cả những người lao động trên thế giới. Hoài Thanh đã nhận xét: “Một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn, vất vả mà vẫn ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Tú Uyên
22/05/2021 15:47:10
+4đ tặng

Vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh)

– Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: khi Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ của phe Đồng minh. Khi đến Quảng Tây thì Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Vì không có chứng cớ khép tội nên chúng không thể đưa ra xét xử. Chúng đã hành hạ Người bằng cách giải đi khắp các nhà lao của tỉnh Quảng Tây trong hơn một năm trời nhằm tiêu diệt ý chí của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ này cũng giống như nhiều các sáng tác khác được viết trên hành trình chuyển lao từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo, vào khoảng bốn tháng sau khi Người bị bắt. Tác phẩm là bức chân dung tự họa của con người Hồ Chí Minh ở thời điểm gian nan thử thách nhất trên con đường cách mạng.

– Đó là người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, đón nhận vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên núi rừng. Bức tranh thiên nhiên cảnh chiều mở ra ở cả chiều cao, chiều rộng của không gian và được vẽ bằng những nét phác họa đơn sơ, với những hình ảnh đậm đà sắc màu cổ điển như cánh chim và chòm mây, có chút buồn vắng, quạnh hiu những vẫn thanh thoát, ấm áp hơi thể sự sống. Bức tranh thiên nhiên đã nói lên nhân vật trữ tình là con người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết vượt lên trên cảnh ngộ tù đày.

– Đó cũng là người chiến sĩ có tấm lòng nhân đạo, bao la, yêu thương, quan tâm chia sẻ với con người lao động, một tâm hồn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Dù vẫn phải tiếp tục chuyển lao trong cảnh trời tối, con người đã quên đi nỗi nhọc nhằn của riêng mình, hướng về cô gái nhỏ lao động nơi xóm núi xay ngô và lò than rực hồng đã đỏ để cảm thông, chia sẻ, ấm áp, vui lây niềm vui lao động của con người.

– Bút pháp khắc hoạ chân dung người chiến sĩ cách mạng: là bút pháp gợi tả, những hình ảnh đậm đà màu sắc cổ điển mà vẫn thấm đẫm tinh thần hiện đại. Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng hiện qua bức tranh cảnh vật thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt lao động của con người. Đó là con người ung dung, hoà hợp với thiên nhiên nhưng vẫn luôn trong tư thế làm chủ hoàn cảnh, hướng về con người, sự sống và ánh sáng, chất thi sĩ và chất chiến sĩ hoà quyện làm một. Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy (Tố Hữu)

– Bài thơ ra đời với một bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Tố Hữu. Ngày nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản, đứng vào hàng ngũ những người cách mạng chiến đấu vì một lí tưởng chung, ông đã viết bài thơ này. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ấy, bài thơ đã cho thấy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cách mạng và lẽ sống cao đẹp làm nên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ.

– Đó là con người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản. Lí tưởng chính là ánh nắng hạ rực lửa, là mặt trời chói sáng, soi rọi giúp cho nhà thơ nhận ra con đường đi đến với chân lí, lẽ phải, công bằng, niềm tin, hi vọng. Lí tưởng còn hồi sinh, chỉ đường, đem đến cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật thơ ca của người chiến sĩ.

– Đó là người chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Con người ấy từ khi được giác ngộ lí tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Con người đã tự nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu. Người chiến sĩ cũng ý thức rằng mình sẽ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những người lao khổ, bị áp bức, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.

– Bút pháp khắc hoạ: được khắc họa qua cách miêu tả trực tiếp bằng những cảm nhận của nhân vật trữ tình khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng hoặc những lời ước nguyện, lời thề quyết tâm chiến đấu vì lí tưởng chung. Bài thơ làm hiện lên chân dung của một cái “tôi” chiến sĩ không cách biệt, trốn tránh cuộc đời như cái “tôi” thơ mới mà trẻ trung, hăm hở, nhiệt huyết, tràn đầy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cộng sản, sống có trách nhiệm với cuộc đời, với nhân dân đau khổ bị áp bức, với cuộc đấu chung của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư