Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn

Câu 2 (5,0 điểm) 

 Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:

“…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...”

            (Trích “Vợ nhặt”, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.     

 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.162
1
0
Anh Daoo
27/05/2021 15:37:48
+5đ tặng

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nên văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của Kim Lân chủ yếu viết về đề tài nông thôn và hình tượng người nông dân với ngòi bút miêu tả cảnh ngộ, tâm lý nhân vật.

- Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt à truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, rút từ tập “Con chó xấu xí”. Tác phẩm đã tái hiện lại hiện thực đau khổ, thảm hại trong nạn đói năm 1945 đồng thời phát hiện và trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân nghèo trước tình cảm nạn đói khủng khiếp.

b. Thân bài:

* Giới thiệu hoàn cảnh vị trí đoạn trích:

 + Đoạn trích nằm ở phần sau của tác phẩm khi Tràng đã đưa người vợ nhặt về ra mắt mẹ mình là bà cụ Tứ.

 * Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn trích.

- Tâm trạng bất ngờ của bà cụ Tứ khi chứng kiến sự việc.

+ Bà hiểu rõ hoàn cảnh của con trai mình: Tràng là một kẻ xấu xí, thô kệch lại là dân xóm Ngụ cư vì thế nên tới tận tuổi này anh vẫn ế vợ. Thế nhưng lúc này anh lại đường đột dẫn về một người đàn bà và giới thiệu đó là vợ mình ngay trong hoàn cảnh nạn đói. Bà đứng sững lại, nín lặng,..

- Tâm trạng xót thương của một người mẹ yêu con, một người đàn bà giàu lòng nhân ái.

+ Bà tủi phận mình vì người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc ăn nên làm ra, còn con mình thì lấy vợ trong lúc đói kém, chết chóc đang bủa vây. Cái cảm giác buồn tủi ấy đã biến thành giọt lệ: “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà đã rỉ xuống hai dòng nước  mắt”. Đó là dòng nước mắt xót xa, buồn tủi, thương cảm, đã chảy xuống bởi sự ám ảnh của cái đói, cái chết .

+ Bà cũng hiểu ra cái điều: “Có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình . Mà con mình mới có vợ được”. Tức là bà thừa biết mục đích người đàn bà theo không Trang về làm vợ. Bà hiểu vì chị ta đói quá, chị ta muốn kiếm miếng ăn nên mới chấp nhận lấy con bà. Trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp, tới việc gia đình bà có dìu nhau qua khỏi nạn đói được hay không cũng còn chưa chắc chắn. Ấy vậy mà bỗng từ đâu bà lại phải đèo bòng thêm một người nữa. Bà hoàn toàn có thể phủ nhận cuộc hôn nhân này nhưng bà không làm vậy bà chấp nhận cuộc hôn nhân này và vui với nó vì hai lẽ: Con bà có được vợ và mừng cho người phụ nữ kia đã tìm được chỗ nương thân.

+ Bà đối xử với người con dâu mới một cách tử tế. Đối với bà người phụ nữ kia không phải là một người vợ nhặt mà là một người con dâu chính thức có cưới hỏi đàng hoàng.

=> Tâm trạng thể hiện một người mẹ thương con và một người đàn bà giàu lòng nhân ái.

- Tâm trạng lạc quan của bà cụ Tứ

+ Bà lão hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn giữa cái cảnh tối tăm của cái đói, cái chết với niềm tin vào cuộc sống, với cái triết lí dân gian “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời ?”

*Đánh giá , nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân

 - Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo để phát hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.

 - Với năng lực phân tích tâm lí tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc và lựa chọn những chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả đúng tâm lí một bà cụ nông dân nghèo khổ, tội nghiệp nhưng rất hiểu đời và có tấm lòng nhân ái cảm động. 

c. Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật đoạn trích.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Nguyễn Thị Thu Hà
29/05/2021 07:42:04
+4đ tặng

Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “bà cụ Tứ” – mẹ anh Tràng- người “nhặt vợ”.

Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”.

Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.

Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”. Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.

Nhân vật bà cụ Tứ bị đặt trong hoàn cảnh éo le, qua đó ta thấy được tinh thần lạc quan của người mẹ già yếu, tuy sắp đến độ gần đất xa trời nhưng luôn hướng về tương lai thể hiện qua những hành động và lời nói. Cụ tin vào triết lý dân gian: ai giàu ba họ ai khó ba đời- lạc quan về một ngày mai tươi sáng.Cụ đồng tình khi thấy Tràng thắp đèn mặc dù cụ biết lúc đó dầu rất đắt, dầu là thứ xa xỉ. Nếu để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời”này lại là người nói về tương lai nhiều nhất” cụ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Đó không đơn thuần chỉ là niềm lạc quan của người lao động mà còn là ước mơ về cuộc sống có phần tươi sáng hơn cho các con. Bà cụ trông cũng” tươi tỉnh khác hẳn ngày thường”. Chính tâm trạng vui tươi phấn khởi của người mẹ già đã làm sáng lên cái không gian u ám và góp phần vào ngày vui trọng đại của cuộc đời người con trai. Sáng hôm sau cụ xăm xắn quét dọn nhà cửa, đó là những công việc sinh hoạt thường ngày nhưng đặt trong hoàn cảnh này, hành động quét dọn làm nhà cửa trông sạch sẽ, tinh tươm hơn giống như cụ đang muốn tự tay quét đi những tăm tối của ngày cũ và đón chờ những điều tươi sáng hơn. Và hình ảnh người mẹ già, cười đon đả: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy", cứ quẩn quanh, ám ảnh tâm chí người đọc. Cái lạc quan không những không bị mất đi mà lại càng trở nên mãnh liệt hơn trong mưa nắng cuộc đời. Trong buổi sáng đầu tiên đón tiếp nang dâu mới, nồi cháo cám “ chát xít, nghẹn bứ trong miệng” mà ngon ngọt trong long, ngọt bởi tâm lòng người mẹ nghèo đang cố xua đi cái không khí ảm đạm bằng thái độ lạc quan và sự tươi tỉnh động viên con cố gắng vượt qua hoàn cảnh. Nhưng sự thật là vị đắng ngắt của cháo cám và tiếng thúc thuế từ xa vọng lại đã không làm niềm vui nhỏ của những con người nghèo khổ cất cánh lên được.

Bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên “hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945". Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Ở bà cụ Tứ thấp thoáng hình ảnh của nhân vật lão Hạc, của mẹ Dần, vợ chồng Dần ( Nam Cao) những người nông dân nghèo nhưng chỉ sống vì con, hết lòng yêu thương con. Dẫu chỉ là một nhân vật phụ nhưng bằng tài năng, và tình cảm thiết tha trừu mến đối với tấm lòng người mẹ nghèo, Kim Lân đã khắc họa được chân dung nhân vật vừa sinh động, chân thực, vừa cảm động, day dứt với người đọc. Chính những hành động, lời nói của cụ, nụ cười trên khuôn mặt bủng beo u ám đã làm sáng bừng thiên truyện sau cái tối tăm, cái bế tắc của đói nghèo. Ý nghĩa nhân bản mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này là con người dù có đặt vào hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu thương con người và thái độ lạc quan hi vọng vào tương lai tươi sáng dù cho chỉ có một tia hi vọng mỏng manh. Kim Lân đã khám phá và thể hiện thành công điều đó ở nhân vật bà cụ Tứ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×