Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết bài thu hoạch Lịch sự Địa phương: Hà Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thuộc trấn nào? Huyện Thanh Liêm thuộc Phủ nào? Xã em thuộc huyện nào?

Bài tập môn Lịch sử;
Em hãy viết bài thu hoạch Lịch sự Địa phương.
1/ Hà Nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ XIX thuộc trấn nào?
2/ Huyện Thanh Liêm thuộc Phủ nào
3/ xã em thuộc huyện nào
4/ Hà Nam đã đóng góp cho các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ xx.
5/ Kể tên các danh nhân của Hà Nam. Trong số các danh nhân đó em thích nhất danh nhân nào? Tại sao.
CÁC BN GIÚP MK VS Ạ  
GIÚP 1 CÂU THÔI CX ĐC Ạ
mk tích 5đ cho
THANK 

 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
952
2
3
Tú Uyên
30/05/2021 15:53:35
+5đ tặng
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Nam Hà lại chia thành hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, huyện Thanh Liêm thuộc tỉnh Hà Nam vừa tái lập. Năm 1997, huyện lỵ huyện Thanh Liêm dời về xã Thanh Tuyền. Ngày 25 tháng 9 năm 2000, xã Liêm Chung được sáp nhập vào thị xã Phủ Lý.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nắng
30/05/2021 15:54:41
+4đ tặng
4)

ừ khi thành lập đến nay, trải qua 118 năm, địa danh và địa giới hành chính của tỉnh đã có nhiều thay đổi. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tỉnh thuộc liên khu III. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo kháng chiến của hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, tháng 5/1953, Trung ương quyết định cắt các huyện phía Bắc tỉnh Nam Định gồm Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và 7 xã phía Bắc Nghĩa Hưng nhập vào tỉnh Hà Nam; chuyển châu Lạc Thuỷ về tỉnh Hoà Bình. Tháng 4/1956, sau giảm tô và cải cách ruộng đất, 3 huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và 7 xã của Nghĩa Hưng sát nhập trở lại tỉnh Nam Định. Năm 1956, tỉnh Hà Nam và Nam Định sát nhập thành tỉnh Nam Hà. Đầu năm 1976, Nam Hà sáp nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1992, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Ngày 1/1/1997, tỉnh Hà Nam được tái lập, gồm các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Kim Bảng và thị xã Phủ Lý.

Tên tỉnh Hà Nam tuy mới có 118 năm, song vùng đất này từ rất sớm đã có những đặc thù, đặc điểm riêng. Với bốn mặt đều có sông bao bọc, dòng sông Đáy chia địa hình Hà Nam làm hai vùng rõ rệt: vùng đồng chiêm trũng và dải đá trầm tích ở phía Tây. Ở vùng đồng bằng có nhiều đồi núi với cảnh quan đẹp: Núi Đọi, núi Điệp ở Duy Tiên; núi An Lão (Nguyệt Hằng Sơn) ở Bình Lục; núi Non, núi Chanh Chè ở Thanh Liêm… Trung tâm tỉnh là nơi hội tụ của 3 con sông: sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ (ngã ba sông). Ở trong dãy núi đá vôi phía Tây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đã đi vào thơ ca: Ngũ động sơn, hang Luồn - ao Dong, đầm Ngũ Nhạc, núi Ngọc, Bát cảnh tiên, dốc Cổng Trời, động Phúc Long, Kẽm Trống, hang Gióng Lở…Trải qua chiều dài lịch sử, cố nhân đã để lại cho Hà Nam nhiều di sản văn hoá vật thể vô cùng quý giá: Trống đồng Ngọc Lũ - dấu ấn thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hoá Đông Sơn; cuốn sách đồng Bắc Lý - một trong 4 cuốn sách còn nguyên vẹn nhất, nội dung phong phú nhất của cả nước, tấm bia “Sùng Thiện Diên Linh”, tấm bia “Đại Trị”… Hà Nam có 1.784 di tích trong đó có 65 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 39 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Bên cạnh những giá trị văn hoá vật thể, Hà Nam cũng là quê hương của những làng nghề thủ công truyền thống với các làng nghề nổi tiếng như: lụa Nha Xá; mây tre đan Ngọc Động; sừng Mỹ nghệ Đô Hai; thêu ren An Hoà, Hoà Ngãi; rũa cưa Đại Phu - An Đổ; mộc Cao Đà; gốm Đanh Xá, Quyết Thành; trống Đọi Tam…Hà Nam cũng là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Toàn tỉnh có 100 lễ hội, trong đó có 5 lễ hội vùng được tổ chức quy mô của lễ hội truyền thống. Các nghi thức tế lễ, rước, trò chơi dân gian, sinh hoạt nghệ thuật dân gian được tổ chức long trọng, sinh động, tăng cường tính cộng đồng, cộng cảm của làng xã như: Lễ hội đền Trần Thương; Lễ hội chùa Đọi; Lễ hội đền Trúc - Ngũ Động Sơn; Lễ hội vật võ Liễu Đôi…

Hà Nam là một trong những cái nôi của nền nghệ thuật truyền thống đang được kế thừa và phát huy như: chiếu chèo làng Ngò, chiếu chèo làng Hoà Ngãi, chiếu chèo làng Thọ Chương (huyện Lý Nhân); chiếu chèo Đồng Hoá (huyện Kim Bảng); chiếu chèo Châu Giang (huyện Duy Tiên); hát tuồng Bạch Thượng (Duy Tiên), An Thái (Bình Lục). Bên cạnh đó Hà Nam còn có vốn dân ca mang đậm những nét riêng như: múa hát dậm Quyển Sơn, Kim Bảng; múa hát Lải Lèn, Lý Nhân; dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng…

Là vùng đất có bề dầy truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Hà nam tự hào có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, xây dựng cơ đồ nhà Đinh, đập tan quân Tống lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là vua Lê Đại Hành. Cuộc đời của ông luôn gắn liền với mảnh đất Liêm Cần, nơi đặt chỉ huy quân đội, nơi luyện quân. Trần Bình Trọng, người con của quê hương Bảo Thái (nay là xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm) mãi lưu danh trong sử sách với câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vưong đất Bắc”. Ông bị giặc giết lúc 26 tuổi, được truy phong Bảo nghĩa vương. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh, Hà Nam là một trong những căn cứ quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn, tiêu biểu là Tướng quân Vũ Cố (Thanh Thuỷ, Thanh Liêm) đã cùng với Lê Lợi xây dựng căn cứ Đồng Ao đánh giặc… Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phát huy truyền thống đánh giặc của ông cha, Đinh Công Tráng, người quê Nham Tràng, Thanh Liêm; Lê Hữu Cầu, Nhật Tân, Kim Bảng; Đinh Văn Nghiêm (Đề Yêm), Đồng Hoá, Kim Bảng đã đứng lên kêu gọi văn thân, chiêu mộ nghĩa quân, dựng cờ đánh Pháp…Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Hà Nam luôn đoàn kết một lòng đi theo Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Ngay từ năm 1930, nông dân Hà Nam đã đứng lên đấu tranh bằng cuộc biểu tình, tuần hành ngày 20/10/1930 tại Bồ Đề (Bình Lục), mở đầu cho các cuộc nổi dậy của nông dân trong tỉnh. Hà Nam tự hào có Nguyễn Hữu Tiến, người vẽ lá cờ Tổ quốc, đã  bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa là  Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập... Trong trường kỳ chống Pháp, nhân dân Hà Nam vừa chiến đấu, vừa tích cực tăng gia sản xuất, không những xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc để nuôi quân dân kháng chiến lâu dài mà còn đóng góp hàng ngàn tấn lương thực để nuôi quân trên các chiến trường, tiễn đưa hàng vạn con em lên đường nhập ngũ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Hà Nam với tinh thần vì miền Nam ruột thịt, nghe theo tiếng gọi của Đảng, lớp lớp thế hệ thanh niên Hà Nam đã tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Hà Nam luôn là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, đảm bảo “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, nhiều người con của quê hương đã anh dũng hy sinh như: ; 9 cô gái Phù Vân; 12 cô gái Lam Hạ ...

Cùng với bề dầy truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Hà Nam còn là mảnh đất có truyền thống hiếu học. Kể từ khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) toàn tỉnh đã có 53 người đỗ đạt ở 36 khoa thi. Người đỗ cao nhất là Nguyễn Quốc Hiệu (Phú Thứ, Duy Tiên) đạt học vị Thám hoa, người đỗ khoa bảng trẻ nhất là Phan Tế (Duy Tiên) đỗ học vị Tiến sỹ khi mới 19 tuổi, người đỗ ở tuổi cao nhất là Trương Minh Lượng (Duy Tiên) đỗ Tiến sỹ năm 65 tuổi, người đỗ đầu 3 kỳ thi là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến…Truyền thống hiếu học và tài năng của nhân dân Hà Nam tiếp tục được giữ gìn, phát huy cao độ từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hà Nam tự hào có Phạm Tất Đắc với tập “Chiêu hồn nước” bất hủ; Nguyễn Thượng Cát với bản lược dịch “Tư bản luận”; Nam Cao - Nhà văn liệt sỹ, người đầu tiên được giải thưởng Hồ Chí Minh vì những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp văn học nước nhà. Hà Nam tự hào với tiếng trống Bắc Lý, nơi khởi nguồn của phong trào “Dậy tốt, Học tốt”.

Phát huy truyền thống lịch của cha ông, trong những năm qua, Đảng bộ, quân và dân Hà Nam tích cực thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đảng bộ quân và dân Hà Nam luôn thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, đóng góp vào thành công của hai cuộc kháng chiến và trong thời kỳ đổi mới thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những đóng góp đó, Đảng bộ quân và dân Hà Nam cùng 6/6 huyện, thành phố vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác. Năm 2008 này, thị xã Phủ Lý vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba của Nhà nước trao tặng, được Chính phủ công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh.

1
1
➻❥ლâɣ﹏✍ ♍
30/05/2021 15:54:42
+3đ tặng
Huyện Thanh Liêm thuộc Phủ nào?
huyện Thanh Liêm thuộc tỉnh Hà Nam vừa tái lập. Năm 1997, huyện lỵ huyện Thanh Liêm dời về xã Thanh Tuyền. Ngày 25 tháng 9 năm 2000, xã Liêm Chung được sáp nhập vào thị xã Phủ Lý

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo