* Giống nhau
- Đều là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
- Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao.
- Đều được hình thành từ lâu (dưới thời Pháp thuộc).
- Hướng chuyên môn hóa đều là cây công nghiệp dài ngày và đạt được hiệu quả kinh tế cao với hướng chuyên môn hóa này.
- Có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày (về đất đai, khí hậu).
- Dân cư có truyền thống kinh nghiệm canh tác, sản xuất và thu hoạch.
- Nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước.
*Khác nhau
a. Đông Nam Bộ
- Về vị trí và vai trò:
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp số một của nước ta, với mức độ tập trung hóa rất cao, có hiệu quả kinh tế lớn.
- Về hướng chuyên môn hóa:
Chủ yếu là cao su.
- Về điều kiện để phát triển:
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Địa hình chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, tương đối bằng phẳng.
+ Khí hậu: có 2 muà khô, mưa trong năm.
+ Mật độ dân số ở mức trung bình so với cả nước.
+ Về trình độ phát triển, Đông Nam Bộ thuộc loại đứng đầu cả nước.
+ Về các điều kiện khác (cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ việc trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày), Đông Nam Bộ có nhiều ưu thế hơn Trubg du miền núi Bắc Bộ.
b. Trung du miền núi Bắc Bộ
- Về vị trí và vai trò:
Là vùbg chuyên canh cây công nghiệp đứng thứ 3 sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với nức độ tập trung hóa thấp hơn.
- Về hướng chuyên môn hóa:
Chủ yếu là chè.
- Về điều kiện để phát triển:
+ Địa hình trung du và miền núi bị chia cắt.
Sự khác nhau về địa hình trong chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến mức độ tập trung hóa và hướng chuyên môn hóa (độ cao địa hình).
+ Đất feralit.
+ Khí hậu có mùa đông lạnh cộng với độ cao của địa hình nên có điều kiện để phát triển cây cận nhiệt (chè).
+ Có mật độ dân số thấp hơn Đông Nam Bộ.
+ Trình độ phát triển còn kém.