LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bàn về nội dung: "Phải biết nói lời cảm ơn"

Bàn về nội dung: phải biết nói lời cảm ơn

3 trả lời
Hỏi chi tiết
551
6
4
Thời Phan Diễm Vi
03/06/2021 19:40:30
+5đ tặng

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ. Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
8
Trần Thị Huyền Trang
03/06/2021 19:40:44
+4đ tặng
Có khi nào bạn tự hỏi rằng từ bé đến lớn bạn đã nói lời cảm ơn bao nhiêu lần chưa? Lời cảm ơn có lẽ là một trong những lời nói chân thành nhất xuất phát từ trái tim từ tấm lòng của chính mình. Cảm ơn là một thái độ trân trọng biết ơn những gì mà người khác đã làm cho ta đem lại cho ta những điều tốt đẹp. Cảm ơn chính là một cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng đến những người xung quanh mình. Văn hóa cảm ơn chính là nét đẹp vốn có của một con người. Lời cảm ơn dù chỉ là bé nhỏ nhưng lại có thể đánh giá được nhân phẩm của một con người. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Cảm ơn thực ra chỉ là một cách hành xử biết điều, lễ phép, lịch sự. Nét đẹp này không phô trương ra bên ngoài nhưng lại khiến người xung quanh yêu quý mình. Hằng ngày chúng ta gặp gỡ bao nhiêu chuyện, tiếp xúc bao nhiêu chuyện. Lời cảm ơn khi được bạn bè giúp đỡ, cảm ơn khi đi lạc đường được một người lạ chỉ giúp, cảm ơn vì hôm nay xe thủng xăm và có người đưa mình về. Chỉ là một lời nói đơn giản và rất dễ dàng thể hiện. Hoặc đơn giản hơn là nói lời cảm ơn ba mẹ vì đã nuôi dạy mình lớn khôn, có thể tự lập được. Nhưng dường như lời nói cảm ơn với ba mẹ lại khó khăn vì bạn nghĩ nó sáo rỗng, không thật. Đây là lời cảm ơn chân thành nhất mà ba mẹ vẫn mong một lần con cái sẽ nói với mình. Giá như ai cũng biết nói lời cảm ơn thì thế giới sẽ toàn là màu hồng, ai cũng sẽ hết lòng vì người khác. Xã hội sẽ tiến bộ hơn văn minh hơn. Giữa người với người sẽ tràn ngập yêu thương. Hãy nói cảm ơn với tất cả và đặc biệt là cảm ơn những thất bại vì chính những thất bại ấy đã cho ta thêm kinh nghiệm để có những thành công sau này. Những người trẻ chúng ta phải học để nói lời cảm ơn. Nó không chỉ là một truyền thống tốt đẹp mà nó còn là những cư xử đẹp để mọi người yêu thương và chia sẻ cho nhau nhiều hơn. Vậy hãy cảm ơn và đừng ngần ngại nói lời cảm ơn với tất cả yêu thương.
 
1
4
Nguyễn Thị Thu Hà
03/06/2021 22:52:32
+2đ tặng

Một con người toàn diện là một con người không chỉ có tài năng xuất chúng mà trước hết phải là một con người có đạo đức và những phẩm chất quý giá. Một trong những phẩm chất tốt đẹp đó là coi trọng tình nghĩa, biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác và nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Không được quy định trong bộ luật chính thức nào nhưng nó đã trở quy luật bất thành văn, là thước đo để đánh giá phẩm chất của một con người.

Mọi đứa trẻ khi bắt đầu bước những bước chập chững khám phá thế giới xung quanh đều được bố mẹ, ông bà và thầy cô dạy rằng khi được ai cho đó cho thứ gì hay khi người ta giúp mình việc gì đó thì phải nói “Cảm ơn” để tỏ lòng biết ơn, trân trọng với sự giúp đỡ đó và khi trót phạm lỗi, gây ra rắc rối cho người khác phải biết nói “Xin lỗi” để tỏ lòng biết lỗi, hối hận của bản thân. Hầu như đứa trẻ nào cũng ghi nhớ và thực hành đúng hai câu nói này dưới sự giám sát, nhắc nhở của bố mẹ hay thầy cô nhưng khi lớn lên, chúng dần dần quên đi phải nói hai câu này và đôi khi có nhớ rằng phải nói thì cũng không còn nhớ lí do thực sự tại sao phải nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” nữa. Rộng ra hơn nữa trong xã hội, rất nhiều người đã không còn nhớ bài học đầu đời nhưng vô cùng quan trọng này nữa rồi.

Một cá nhân sống trong tập thể không bao giờ có thể sống một mình tách biệt với mọi người mà luôn luôn có ít nhất một mối quan hệ nào đó với người khác. Bên cạnh đó, không một ai trong xã hội có thể làm mọi việc bằng tự chính bản thân, ví dụ như một cô gái sống một mình thì đôi khi với sức lực yếu ớt của phụ nữ không thể bê một bình nước nặng lên trên nhiều tầng lầu mà không thấy mệt, hay một người không thể hoàn thành tốt một hạng mục công việc khó khăn mà không cần đến ý tưởng và công sức của người khác,….do vậy, chắc chắn ít nhất một lần trong đời bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác, mà khi nhận sự giúp đỡ đó rồi, bạn nên dửng dưng coi như lẽ tất nhiên hay cần có thái độ biết ơn người đó? Câu trả lời tất nhiên là vế thứ hai và để làm được điều đó, một câu “Cảm ơn” ngắn gọn, đơn giản đôi khi cũng là đủ rồi.

Bên cạnh đó, ai đó đã từng nói rằng không một ai trên đời là hoàn hảo, mỗi con người nhất định sẽ mắc ít nhất một lỗi sai nào đó, có những lỗi sai chỉ gây ảnh hưởng cho bản thân, mình sai mình chịu nhưng cũng có những lỗi lầm làm ảnh hưởng đến cả người khác như đi đường không may xô vào làm ngã một người đang ôm một chồng tài liệu dày hay đơn giản là một đứa trẻ nghịch ngợm trót đá bóng làm vỡ ô cửa kính của nhà hàng xóm. Chúng ta không thể vặn ngược thời gian để ngăn chặn những sai lầm đó cho nên khi gây ra lỗi lầm thì chỉ có thể tìm cách khắc phục và trước tiên là phải biết nói với nạn nhân mà chúng ta gây ra lỗi hai tiếng “Xin lỗi”.

Trong xã hội phong kiến không phải đứa trẻ nào cũng được đến trường để học con chữ nhưng bù vào đó là chúng được bố mẹ dạy bảo nghiêm khắc những tiêu chuẩn đạo đức mà biết nói cảm ơn và xin lỗi là một trong những bài học quan trọng. Mặt khác trong xã hội cũ khi nhịp sống còn chậm, mọi người sống với nhau rất tình cảm nên không khó để nhận thấy những biểu hiện chân thành và lời cảm ơn, xin lỗi. Nhưng thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển hơn, những tưởng con người ta sẽ nâng cao tầm hiểu biết về vấn đề này nhưng thực tế thật đáng buồn làm sao khi lời cảm ơn và xin lỗi dần ít đi trong xã hội. Nhiều người xin vào cái cớ nếu cứ nói cảm ơn và xin lỗi liên tục thì chỉ là biểu hiện của sự khách sáo xa cách, sự hời hợt và giả tạo mà không bao giờ nói “Cảm ơn” hay “Xin lỗi”. Nhưng theo tôi, đây chỉ là sự ngụy biện cho lối sống đã xuống cấp. Con người ta dần xa cách nhau, mỗi người sống trong thế giới của riêng bản thân mà không cần quan tâm đến cảm nhận của người khác. Các bạn hãy thử suy nghĩ thêm bằng cách đặt bản thân vào vị trí của người khác, khi bản thân mình giúp đỡ ai đó với sự nhiệt tình, chân thành nhưng nhận lại chỉ là sự hờ hững và khi ai đó gây ra lỗi đẩy bản thân mình vào rắc rối mà không chút ăn năn, hối hận với hành động đó thì các bạn sẽ có cảm xúc gì? Câu trả lời của các bạn cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao chúng ta phải biết nói lời cảm ơn và xin lỗi”.

Lời cảm ơn và xin lỗi tưởng rất ngắn gọn nhưng rất đỗi quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy hướng bản thân đi theo con đường của một người không chỉ có tài năng mà còn có những phẩm chất đạo đức quý giá và hãy thực hành nó ngay từ hôm nay bằng cách nói “cảm ơn” và “xin lỗi” với mọi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư