Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

06/06/2021 22:16:40

Nêu ý nghĩa triết lý thầm kín mà tác giả gửi gắm trong bài thơ

Giải hộ em bài này với nhé 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.561
3
2
Lương Phú Trọng
06/06/2021 22:18:34
+5đ tặng

Có quan điểm cho rằng "Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ tâm hồn con người trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời". Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Trong cuộc sống, mỗi người đều có một tuổi thơ riêng. Tuổi thơ của chúng ta có thể chứa đựng cả những kỷ niệm vui, kỷ niệm buồn và cả những kỷ niệm hạnh phúc, ngọt ngào và đáng nhớ. Trong những năm tháng tuổi thơ ấy, có những thứ, có những người và có những câu chuyện gắn bó và theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Những câu chuyện, những người và những sự việc đó in hằn trong tâm trí của chúng ta và trở thành thứ ánh sáng thật thiêng liêng, giản dị và ấm áp mỗi khi chúng ta nhớ về. Ai rồi cũng sẽ trưởng thành và buộc phải lo toan cho những điều bận rộn của cuộc sống riêng. Có những lúc ta quên đi những điều giản dị mà thiêng liêng mình từng trải qua trong tuổi thơ. Nhưng khi nhớ về, ta đều cảm thấy thực sự xúc động và tràn ngập cảm xúc. Những ký ức tuổi thơ về những thứ gần gũi gắn bó đó tựa như những mảnh ghép tỏa sáng trong tâm trí để chúng ta luôn cảm thấy nhớ về bằng tất cả cảm xúc riêng. Những gì là thân thiết của tuổi thơ đó đều có sức mạnh nâng đỡ mỗi người vì chúng đều đáng nhớ và đồng hành cùng chúng ta suốt quá trình mà chúng ta trưởng thành. Ta sẽ nhớ về chúng bằng tất cả những cảm xúc nguyên sơ, ngây ngô và tươi đẹp. Tóm lại, những gì thân thuộc với tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ đời sống tinh thần của con người trên suốt hành trình dài hiện tại và tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
2
Nguyễn Anh Minh
06/06/2021 22:18:35
+4đ tặng
Đây là một ý kiến xác đáng, đã khái quát được chủ đề tư tưởng sâu sắc của bài thơ Bếp lửa mà Bằng Việt muốn gửi gắm:Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ tâm hồn con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Sức tỏa sáng là ánh sáng của cái đẹp của những điều thiêng liêng cao đẹp. Ánh sáng cứ soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người Nó là ánh sáng bất diệt nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời, bồi đắp thêm tâm hồn con người. Là điểm tựa, là sức mạnh tinh thần. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ: Nó có thể là những kỷ vật những kỷ niệm êm đềm. Ở đây là tình bà cháu thiêng liêng và bà là người thân người dạy bảo nuôi nấng cháu từ ngày ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Cháu trải qua tuổi thơ trong những tháng năm đói mòn đói mỏi rồi thời niên thiếu Giai đoạn đất nước có chiến tranh. Cha mẹ tham gia kháng chiến cháu sống trong tình yêu thương cứ mang về chở che của bà, cháu được Bà chở che truyền cho anh niềm tin nghị lực vượt qua hoàn cảnh. Bà và bếp lửa trở thành điểm tựa khi cháu trưởng thành được chắp cánh bay cao đi xa đến với những cuộc sống đủ đầy. Niềm vui rộng mở nhưng cháu vẫn không quên được hình ảnh của bà và bếp lửa. Những gì của tuổi trẻ đã cho cháu hiểu về bà về dân tộc gian lao mà nghĩa tình. Thật đáng tiếc cho những ai không biết trân trọng những kỉ niệm của tuổi thơ.
4
2
Nguyễn Thị Thu Hà
06/06/2021 22:19:58
+3đ tặng

Thơ ca là chiều sâu, là sự chắc lọc, kết tinh của tâm hồn. Thuở ban đầu, thơ ca xuất hiện từ nỗi rung động mãnh liệt của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Về sau, thơ ca còn là kết tinh của tư tưởng, trết lí, suy niệm của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Bếp lửa là biểu hiện một triết lý thầm kín: “những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.

  • Thân bài:
“Triết lí thầm kín” là gì?

Triết lí thầm kín là những gì có ý nghĩa, mang tính quy luật được biểu hiện một cách thầm kín, không thổ lộ ra bên ngoài. Cần có một sự suy nghiệm sâu sắc mới có thể nhận thấy được.

“Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người” là gì?

“Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ” mỗi người đó là những gì tồn tại và gắn bó, có tác động sâu sắc lên đời sống và hình thành nên các giá trị trong tuổi thơ con người. Đó có thể là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút… gắn bó sâu sắc với ta. Những giá trị ấy có sức mạnh làm tỏa sáng và nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Các giá trị ấy trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.

Biểu hiện “triết lí thầm kín” trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt:

Bằng Việt viết bài thơ Bếp lửa khi ở xa tổ quốc. Càng ở xa người ta càng mong nhớ và trân trọng những tháng ngày vất vả và khổ đau đã đi qua để có ngày hạnh phúc. nhà thơ nhớ về tuổi thơ, nhớ lại kỉ niệm và thêm trân quý bởi nó như viên ngọc sáng có sức mạnh thanh lọc và nâng đỡ tâm hồn.

Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương…Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. Đó là hình ảnh “một bếp lửa chờn vờn sương sớm” với khói bếp “hun nhèm mắt cháu”, “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu.

Đó là người bà tảo tần, đã trải qua “biết mấy nắng mưa”. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, từng ngày nhóm lên ngọn lửa ấm. Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống. .

Những kỉ niệm còn tươi nguyên trong trí nhớ. Từng khoảnh khắc thời gian được tái hiện rõ ràng. Đó là những năm đầu kháng chiến:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy.

Đó là những năm ở cùng bà: Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa, bố mẹ đi kháng chiến cứu nước, cháu ở cùng bà, tuy đơn chiếc nhưng vẫn ấm áp tình thương:

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Rồi năm giặc tràn về làng. Chúng hủy diệt tất cả nhưng không thể nào hủy diệt được niềm tin trong lòng bà. Dẫu mọi thứ có bị “cháy tàn cháy rụi” thì bà “vẫn vững lòng”, “dặn cháu đinh ninh” không kể chuyện nhà khi viết thư cho bố. Bà chấp nhận cam chịu khổ đau, vượt qua nghịch cảnh để người nơi mặt trận an lòng mà chiến đấu cứu nước. Lời bà dặn nghe sao mà mạnh mẽ kiên cường đến thế. Hình ảnh ấy mãi mãi in sâu vào tâm trí, trở thành nguồn sức mạnh chiến đấu của người cháu sau này.

Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ. Trong lòng cháu vẫn không thôi nhắc nhở mình rằng: “sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”. ngọn lửa ấy đã thức dậy chưa để sưởi ấm tâm hồn người cháu nơi xa Tổ quốc.

Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước. Dù hoàn cảnh sống đã có nhiều đổi thay và kỉ niệm quá khứ bị che phủ bởi lớp thời gian đằng đẵng nhưng nó vẫn tỏa sáng và nồng ấm trong kí ức con người. Ngọn lửa nhóm lên từ bàn tay tảo tần của bà, bởi tình yêu thương thiết tha của bà là “những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ” của nhà thơvẫn mãi “tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.

Đánh giá nghệ thuật biểu hiện:

Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự vừa tâm tình thủ thỉ, vừa tha thiết, dặt dìu. nhiều hình ảnh thơ đẹp, gây ấn tượng và sức ám ảnh sâu sắc. Thành công của Bằng Việt đó là kể chuyện bằng thơ rất tự nhiên. Chuyện nhóm lên ngọn lửa mỗi ngày của bà thôi mà trong đó còn có cả ngọn lửa đấu tranh, sức sống mãnh liệt của dân tộc trong trận chiến sinh tử với kẻ thù.

Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu. Bài thơ còn ca ngợi vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

  • Kết bài:

Quá khứ là nơi gìn giữ sự sống đã trải qua của mỗi chúng ta. Nó tuy vô hình nhưng luôn hiện hữ trong tâm hồn mỗi người. Hãy trân trọng và giữ gìn nó như giữ gìn sự sống trong hiện tại và khát vọng ở tương lai. Không có quá khứ, sự tồn tại của con người cũng trở nên vô nghĩa. “Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”. Bếp lửa là một sự hồi nhớ mang đầy tính nhân văn cao cả về tình yêu gia đình và quê hương đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×