Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ở phần đầu, đất nước được cảm nhận với sự thống nhất của ba phương diện chiều sâu văn hoá, chiều rộng của không gian, chiều dài về thời gian

     Câu 2: Ở phần đầu, đất nước được cảm nhận với sự thống nhất của ba phương diện chiều sâu văn hoá, chiều rộng của không gian, chiều dài về thời gian. Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.470
2
4
Nguyễn Thị Thu Hà
07/06/2021 06:47:43
+5đ tặng

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ cứu nước. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người tri thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân, mang màu sắc chính luận. Đoạn trích “Đất Nước” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Đoạn trích thể hiện cái nhìn mới mẻ về Đất Nước, và cái mới mẻ ấy thôi thúc chúng ta đi tìm cội nguồn của Đất Nước. Với 9 câu thơ đầu, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện quan niệm của mình về cội nguồn của Đất Nước thật đặc sắc.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…

Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu, chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ ở các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sự mệnh thế hệ mình, xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mĩ.

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

Câu thơ mở đầu là lời khẳng định tự nhiên, giản dị: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Đất Nước có từ “khi ta lớn lên”, từ khi ta chưa ra đời, xuyên suốt bốn ngàn năm văn hiến. Như vậy, Đất Nước tồn tại như một điều hiển nhiên, nó có chiều sâu cội nguồn cũng như sự hình thành và phát triển bao đời nay. Với Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước thật gần gũi, hiện diện trong những câu chuyện cổ tích thường mở đầu bằng “ngày xửa ngày xưa”. Câu thơ khiến ta nhớ đến hình ảnh của người bà thường hay kể chuyện cho con cháu nghe, là hình ảnh cô Tấm bị mẹ con Cám bắt nạt, là hình là nàng tiên bước ra từ quả thị…. Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” thật quen thuộc và gần gũi với con người Việt Nam. Bởi, mỗi câu chuyện là mỗi bài học đạo lí dạy ta biết “ở hiền gặp lành”, biết thiện thắng ác, biết sống thủy chung, … Tác giả không dùng từ ngữ, hình ảnh hoa mĩ tráng lệ mang tính biểu tượng để thể hiện Đất Nước mà dùng cách nói giản dị, tự nhiên, dễ hiểu, dễ thấm vào lòng người. Tác giả giúp ta tìm hiểu Đất Nước có từ nền văn hóa dân gian cha ông ta để lại.

Tác giả cảm nhận Đất Nước gắn với phong tục tập quán, hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc:

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

“Miếng trầu bà ăn” là miếng trầu tình nghĩa trong “sự tích trầu cau” khiến ta rung rung nước mắt về tình cảm vợ chồng, về tình nghĩa anh em gắn bó. Từ đó, hình ảnh “trầu cau” trở thành “miếng trầu là đầu câu chuyện”, trở thành thứ không thể thiếu được trong lễ cưới, tượng trưng cho tình nghĩa đằm thắm, thủy chung.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu”

Đó là hình ảnh đặc thù của người phụ nữ Việt Nam, thùy mị, duyên sáng và thật đáng yêu. Nét đẹp ấy làm ta gợi nhớ đến câu ca dao:

“Tóc ngang lưng vừa chừng em búi
Để chi dài bối rối lòng anh”

Không những chỉ là những cảm nhận ở trên về Đất Nước mà Nguyễn Khoa Điềm còn cảm nhận Đất Nước trong vẻ đẹp tình yêu của cha mẹ với lối sống nặng tình nặng nghĩa như “gừng cay muối mặn”

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

Dù gian nan, dù cay đắng nhưng cha mẹ vẫn đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi để tình cảm thêm mặn nồng, thắm thiết. Hình ảnh thơ gợi ta nhớ câu ca dao:

“Tay bưng đĩa muối, chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Hay

“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng vẫn hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa đầy
Dù ba vạn sáu ngàn ngày cũng chẳng xa”

Từ cha mẹ thương nhau mới đi đến “Cái kèo cái cột thành tên”. Câu thơ gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà cổ của người Việt. Đó là tục làm nhà sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm cho nhà vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió, thú dữ. Đó cũng là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình đoàn tụ bên nhau; siêng năng tích góp mỡ màu dồn thành sự sống. Từ đó, tục đặt tên con cái Kèo, cái Cột cũng ra đời.

Đất Nước ta từ ngàn đời đã có truyền thống chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc:

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Hình ảnh “cây tre” là biểu tượng của người Việt Nam, gắn với đời sống thường ngày và có lúc trở thành vũ khí xông pha ra chiến trường đánh giặc, Thánh Gióng từng nhổ tre đánh giặc Ann, nhà văn Thép Mới cũng từng nhận ra:

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

Tre thật thà chất phác, đôn hậu, yêu thủy chung yêu chuộng hòa bình nhưng cũng kiên cường bất khuất trong chiến tranh. Tre đứng thẳng hiên ngang bất khuất cùng chia lửa cho dân tộc:

“Một cây chông cũng tiến công giặc Mĩ”

Bởi

“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”

Đâu chỉ có những vẻ đẹp trên, dân tộc ta còn có truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó:

“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sáng”

Thành ngữ “một nắng hai sương” và các động từ liên tiếp xay, giã, giần, sàng gợi lên sự vất vả và triền miên của người nông dân trên đồng rộng. Đất Nước gắn với nền văn minh lúa nước, lấy hạt gạo làm gia bảo, gắn liền với quá trình lao động vất vả để có được hạt gạo, để sinh tồn. Ý thơ thật sâu sắc. Câu thơ gợi nhắc đến ca dao:

“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cà
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"

Từ Đất Nước viết hoa diễn tả tình cảm thiêng liêng đối với Đất Nước. Giọng thơ trữ tình, câu thơ dài ngắn đan xen thể hiện cảm xúc tự nhiên, phóng khoáng. Ngôn ngữ giản dị, sử dụng sáng tạo các chất liệu từ văn học dân gian tạo chiều sâu cho ý thơ.

Đất Nước đối với Nguyễn Khoa Điềm là những gì bình thường, gần gũi nhất. Nó có trong cổ tích, ca dao, gắn liền với nguồn mạch quê hương để làm nên một chân dung trọn vẹn về Đất Nước: Thân thương mà hào hùng, vất vả mà thủy chung.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
5
+4đ tặng
Anh (chị) hiểu như thế nào về sự cảm nhận về đất nước của tác giả trong sự thống nhất giữa ba phương diện : chiều sâu văn hoá, chiều rộng không gian và chiều dài thời gian.
 
Trả lời:
 
Cần làm rõ mấy ý chính sau đây:
- Về phương diện văn hoá, khi suy ngẫm về khái niệm đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã có một cách nhìn toàn vẹn, tổng hợp, nhiều chiều, nhiều bình diện, gợi rõ nét độc đáo trong quan niệm của dân tộc Việt Nam. Nếu so sánh, có thể thấy ở nhiều ngôn ngữ khác, từ đất nước thường được cấu tạo bởi những từ gốc mang nghĩa là nơi ở của ông bà tổ tiên, là miền đất cội nguồn, là nơi sinh, là quê hương; còn trong tâm thức văn hoá của người Việt, đất nước được tạo thành bởi hai yếu tố đất và nước. Khi đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của từng yếu tố đó, chính tư duy nghệ thuật sắc sảo, đầy sáng tạo của nhà thơ đã tạo nên nhiều liên tưởng bất ngờ mà sinh động. Sự hoà hợp của đất và nước để tạo thành đất nước không chỉ là ngôn ngữ, là văn hoá, mà còn là “Thời gian đằng đẵng - Không gian mênh mông”.
 
- Về không gian, đất nước là những gì gần gũi, thân quen, gắn bó với cuộc sống mỗi người, nó không chỉ là con đường, bến nước, mảnh đất ta sinh ra và lớn lên, mà còn là quê hương của tinh thần, của tình yêu, là kho báu đầy ắp những kỉ niệm yêu thương:
 
Đất là nơi anh đến trường
 
Nước là nơi em tắm
 
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
 
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
 
Đồng thời, đất nước là không gian rộng lớn, là núi rừng sông biển, là nơi chốn sinh tồn chung của cả cộng đồng dân tộc qua biết bao thế hệ, nơi gắn với những lời ca thân thuộc, nói lên bao ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của con người:
 
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
 
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi"
 
[...] Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
 
- Về thời gian, đất nước được cảm nhận từ quá khứ nghìn xưa với huyền thoại “Lạc Long Quân và Âu Cơ - Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng” cho đến hiện tại hôm nay với những người từ nơi sâu thẳm của tâm hồn không bao giờ quên cội nguồn dân tộc, không bao giờ quên truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ. Bức thông điệp huyết thống “con Rồng cháu Tiên” ấy truyền mãi qua các thế hệ :
 
Những ai đã khuất
 
Những ai bây giờ
 
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
 
Gánh vác phần người đi trước để lại
 
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
 
Hằng năm ăn đâu làm đâu
 
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
 
Như vậy, đất nước đã được cảm nhận vói sự thống nhất của ba phương diện chiều sâu của văn hoá, chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian.
 
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×