Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh

Trình bày những thành tựu nổi bật của tỉnh hà tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh( 1991.2021). Bạn cần làm gì để góp phần xây dựng hà tĩnh ngày càng phát triển hơn

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.788
7
7
KhánhTaapPay
08/06/2021 16:36:49
+5đ tặng

Các hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền về quá trình thành lập, xây dựng, đấu tranh và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong 190 năm qua (1831 – 2021), đặc biệt sau là 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021). Khẳng định, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

Để kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 - 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021), Hà Tĩnh sẽ tổ chức các hoạt động: Soạn thảo, in ấn và ban hành tài liệu tuyên truyền kỷ niệm; Họp báo tuyên truyền và làm việc với các Bộ, ngành Trung ương về phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm; Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Hà Tĩnh – Hành trình 190 năm xây dựng và phát triển”; Tổ chức cuộc thi sáng tác các ca khúc về Hà Tĩnh; Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh; Tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Hà Tĩnh – những chặng đường lịch sử”;  triển lãm “Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Hà Tĩnh qua tài liệu lưu trữ”; Phối hợp với hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Báo Nhân dân sản xuất phim tài liệu “Hà Tĩnh vùng đất địa linh nhân kiệt – Hà Tĩnh đổi mới và hội nhập”; Phát động cuộc thi Bút ký, phóng sự trên Tạp chí Hồng Lĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh trên đường phát triển”; Tổ chức Tuần văn hóa – Du lịch “Hà Tĩnh – một khúc tâm tình” và Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh với cầu Truyền hình trực tiếp “Người Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” tại 03 điểm cầu Hà Tĩnh – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến tối 11/8/2021)

Theo kế hoạch, các hoạt động sẽ được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8/2021. Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

Kế hoạch cũng đề ra yêu cầu các hoạt động phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, ý nghĩa bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh covid 19 tại thời điểm tổ chức; tuyên truyền về thành tựu nổi bật của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà; nội dung các hoạt động kỷ niệm mang đậm bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại; không phô trương hình thức, có quy mô hợp lý, bảo đảm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
Bạn cần phải làm gì để góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển
Tiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác quản lý tại các khu kinh tế

 

Trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh Hồ Anh Tuấn thông tin, Hà Tĩnh có gần 600 doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký hoạt động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng mức đầu tư 17 tỷ USD, trong đó có dự án của Tập đoàn Formosa (Đài Loan - Trung Quốc) là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Những dự án trọng điểm quốc gia sản xuất ra những sản phẩm quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như thép (tổng công suất 22 triệu tấn/năm); điện (7000 MW); cụm cảng Vũng Áng và Sơn Dương (công suất bốc xếp 110 triệu tấn/năm)… Hiện tại, một số dự án đã đi vào hoạt động. Lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất 42.000 người thuộc 29 quốc gia cùng tham gia. Các dự án khả thi đến năm 2020 với tổng số vốn đầu tư lên tới 30 tỷ USD đến từ các nước có nền khoa học phát triển, có công nghệ sản xuất tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore… góp phần đảm bảo cho an ninh môi trường cho phát triển bền vững.

Theo đồng chí Hồ Anh Tuấn, Khu Kinh tế Vũng Áng đã là 1 trong 5 khu tinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu đất liền được Chính phủ ưu tiên nguồn lực đến năm 2015; thu ngân sách của khu kinh tế, khu công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh (gần 70%). Đặc biệt với sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong Khu kinh tế Vũng Áng, cơ sở hạ tầng được đầu tư từng bước đồng bộ.

Trong báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng xác định phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp là trọng tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến năm 2020 có tác dụng quyết định tỷ trọng công nghiệp trên 56%, thương mại, dịch vụ trên 34%, kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD và là động lực chính thực hiện chỉ tiêu ngân sách 46.000 tỷ đồng. Với khối lượng công việc rất lớn, nhu cầu đòi hỏi nhiều, trong khi đầu tư công của Chính phủ được thắt chặt đặt ra cho Hà Tĩnh những thách thức về nguồn lực để giải quyết đồng bộ hạ tầng đô thị; giải quyết nguồn lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; giải quyết môi trường, an sinh, trật tự an toàn xã hội… đồng chí Hà Tĩnh Hồ Anh Tuấn nêu rõ.

Để từng bước giải quyết các thách thức và phấn đấu đạt một số chỉ tiêu về kinh tế. Mặt khác để chuẩn bị tốt chiến lược phát triển giai đoạn tiếp theo của Khu Kinh tế Vũng Áng gắn với phát triển đô thị mới theo hướng chuỗi đô thị liên kết vùng, liên kết quốc gia, quốc tế nhằm sớm đưa Khu Kinh tế Vũng Áng trở thành khu kinh tế động lực của quốc gia, tầm cỡ quốc tế, Trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh Hồ Anh Tuấn đề xuất tiếp tục giữ vững định hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, thực hiện xúc tiến đầu tư có trọng điểm, hướng tới các nhà đầu tư lớn của các nước phát triển để khai thác công nghệ tiên tiến, tính chuyên nghiệp trong tổ chức sản xuất, tính khoa học trong quản lý doanh nghiệp… nhằm tạo ra sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Đồng thời tận dụng triệt để lợi thế giao thương quốc tế để thu hút đầu tư các dự án phù hợp với lợi thế của từng nước nhằm giảm giá trị đầu ra của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh thị trường; đa phương hóa xúc tiến đầu tư bằng việc kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư nhiều nước tiên tiến, nhiều nước phát triển với nhiều lợi thế chính trị khác nhau để tạo ra quyền lợi kinh tế đan xen…

Trong công tác quản lý nhà nước, đồng chí Hồ Anh Tuấn đề nghị rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định thuộc chức năng quản lý nhà nước các khu kinh tế, khu công nghiệp để tham mưu sửa đổi, ban hành mới phù hợp với xu thế phát triển. Tăng cường quản lý quy hoạch, tài nguyên môi trường gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp với quy hoạch đô thị hiện đại, tạo sự đồng bộ, hài hòa, coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời tăng cường quản lý đầu tư, quản lý lao động chặt chẽ, từ đó tập trung cho việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Mặt khác phải tập trung đẩy nhanh tiến độ, đưa các dự án đang thi công đặc biệt vào dự án trọng điểm quốc gia để khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả; tập trung hơn nữa nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Xem xã hội hóa nguồn lực cho đầu tư là nguồn lực chủ yếu cho phát triển nhanh, bền vững.

Đặc biệt, đồng chí Hồ Anh Tuấn đề xuất phải có những chế tài cứng rắn đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xem cải cách hành chính là chìa khóa xóa tệ quan liêu, kìm hãm phát triển, đồng thời tăng cường công tác phân cấp quản lý, gắn trách nhiệm với quyền lợi, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Coi trọng vai trò phối hợp giữa sở, ngành, huyện, thành, thị với Ban Quản lý các khu kinh tế và thị xã Kỳ Anh để giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, xây dựng quy chế phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, nhất là trong công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng…

Nâng cao chất lượng, hiệu quả làng nghề truyền thống

Đức Thọ là huyện có nhiều làng nghề truyền thống như dệt lụa, dệt thảm, len, mộc, mây tre đan, đóng thuyền, may mặc, nấu rượu… vẫn phát huy hiệu quả với trên 5.000 hộ đang hoạt động, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại chỗ, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm về cho nhân dân trong xã có làng nghề. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đức Thọ Võ Công Hàm khẳng định, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong lộ trình thực hiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập thì duy trì, phát triển làng nghề truyền thống thực sự khó khăn.

Bí thư Huyện ủy Đức Thọ Võ Công Hàm thông tin, trong cạnh tranh, nhiều làng nghề bị mai một, phả sản và không thể duy trì được như đan lát, dệt vải, dệt mành của Đức Thọ… Các làng nghề đến nay vẫn duy trì như Mộc Thái Yên, Mây tre đan Liên Minh, đóng thuyền Trường Sơn, chế biến nông sản Đức Lâm, Đức Thủy… thì việc tổ chức lại sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn như vốn, công nghệ, mẫu mã, giá cả và hình thức tổ chức theo quy mô lớn thì chủ hộ và làng nghề vẫn còn bế tắc; sản xuất còn mang tính truyền thống và phụ thuộc vào thị trường…

Để thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong báo cáo chính trị tại Đại hội đã nêu về tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, trong đó có phát triển, mở rộng, nâng cao chất lượng làng nghề truyền thống, Bí thư Huyện ủy Đức Thọ Võ Công Hàm đề nghị sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của phát triển kinh tế theo quy hoạch, trong đó chú trọng làng nghề truyền thống phát triển theo hướng hình thành các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ lực theo từng vùng, cụm, huyện gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Đồng thời phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nghề và làng nghề truyền thống. Cần mạnh dạn xóa bỏ, thay thế bằng các nghề có giá trị mà sản phẩm sản xuất ra thích ứng với thị trường. Tạo và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống; tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống theo phương châm các sản phẩm làm ra phải kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, đồng thời phải kế thừa những tri thức dân gian. Trong quy trình chế tác cùng với chú trọng sản phẩm thì phải coi trọng quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế. Mặt khác phải coi trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển làng nghề truyền thống. ... Đồng thời có chính sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề phát triển.

Cần có cơ chế đặc thù để thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững

Là một doanh nghiệp hoạt động chính là khai thác, chế biến các loại khoáng sản, đồng chí Dương Tất Thắng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cho biết, trong những năm qua cùng với việc tập trung đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ để khai thác, chế biến sâu khoáng sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tích tụ, Tổng Công ty tập trung nguồn lực để chuyển dần đầu tư sang một số lĩnh vực hoạt động khác có tiềm năng, tạo thế cân bằng cho sự phát triển bền vững. Trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực đầy tiềm năng được tập trung khai thác.

Bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với bước khởi đầu là sản xuất chăn nuôi lợn siêu nạc và chế biến thức ăn gia súc, Tổng Công ty đã thực hiện xây dựng các mô hình hợp tác liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ chăn nuôi lợn vệ tinh từ quy mô nhỏ và vừa, từ khâu thiết kế chuồng trại, thiết bị, cung cấp con giống đến quy trình, kỹ thuật công nghệ chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm. “Bước đầu thực hiện gặp khá nhiều khó khăn do nhận thức, trình độ của bà con lúc bấy giờ về tư duy sản xuất hàng hóa, liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất vẫn còn hạn chế. Tổng Công ty đã kiên trì thí điểm thực hiện các mô hình thực tế, chứng minh tính hiệu quả để các hộ chăn nuôi thấy rõ hiệu quả của các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, hàng hóa” – đồng chí Dương Tất Thắng cho biết.

Trên cơ sở thành công bước đầu, thời gian qua, Tổng Công ty đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu tư sâu vào lĩnh vực nông nghiệp với mức đầu tư trên 500 tỷ đồng, cụ thể đầu tư 3 trung tâm sản xuất giống lợn chất lượng cao, 2 trại giống bò thịt, nhà máy chế biến súc sản… Tổng Công ty đã xây dựng lộ trình thực hiện đầu tư vào nông nghiệp một cách khoa học, bài bản từ đầu vào, đầu ra, hệ thống tưới tiêu, bao tiêu, chế biến sản phẩm…. Bước đầu đã hình thành hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương công nghệ Israrel, tưới dàn Payvớt châu Âu trên hàng trăm hecta, xây dựng hệ thống nhà ươm, nhà kính hiện đại… Vì thế đã xây dựng được nhiều chuỗi sản xuất liên kết khép kín như lợn siêu nạc, bò thịt chất lượng cao, rau củ quả. Đã hoàn thành, xây dựng thành công hàng trăm mô hình liên kết sản xuất lớn nhỏ, quy mô và tính hiệu quả ngày càng tăng, từ đó tạo động lực hợp tác, thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, gắn bó trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hoàn thành mô hình khép kín, liên kết sản xuất theo chuỗi trên các lĩnh vực khác để phát triển bền vững….

Đồng chí Dương Tất Thắng cho biết, hiện nay, Chính phủ và tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư thỏa đáng, kịp thời trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tuy nhiên, để phát huy tốt hơn nữa các cơ chế, chính sách đó, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đề nghị tỉnh, các sở ngành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, có các cơ chế chính sách đặc thù để tiếp tục thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững; tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các mô hình sản xuất, kinh doanh để hình thành ngày càng nhiều chủ thể sản xuất hàng hóa, nhằm tăng cường khả năng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tạo điều kiện để phát triển, thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, làm đầu kéo thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị…/.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
dogfish ✔
14/06/2021 20:55:41
+4đ tặng

Chiều 23/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí quý I năm 2021; triển khai nhiệm vụ thời gian tới.

Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu.

 

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh chủ trì hội nghị.


Quý I/2021, các cơ quan báo chí đã đồng hành với tỉnh trong công tác tuyên truyền trên các lĩnh vực; kịp thời phản ánh thông tin thời sự, tình hình xã hội, các sự kiện chính trị, kinh tế của tỉnh.

 

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đậu Tùng Lâm trình bày báo cáo công tác báo chí quý I/2021.


Đặc biệt, báo chí đã tích cực tuyên truyền các hoạt động vui tết, đón xuân; hoạt động an sinh xã hội; hồi sinh sau lũ; việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX;

Công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, đấu tranh phòng, chống tội phạm; giải quyết các vụ việc tồn đọng…

 

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Ny Hương báo cáo kết quả các hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

 

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh báo cáo tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.


Các sự kiện quan trọng cũng được báo chí tuyên truyền tích cực như: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2021); kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2021); 66 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2021); 90 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021) gắn với hoạt động Tháng thanh niên năm 2021; công tác chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…

Các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, bảo đảm tiếp, phát đầy đủ các chương trình truyền thanh của tỉnh, Trung ương phục vụ nhu cầu của bà con Nhân dân.

 

Phó Tổng Biên tập Báo Hà Tĩnh Nguyễn Hùng Sơn: Quý I/2021, Báo Hà Tĩnh phát hành 78 số báo in với lượng phát hành duy trì 5.400 - 5.800 tờ/số. Thời gian tới, Báo Hà Tĩnh sẽ tập trung các tin, bài về việc đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp đi vào cuộc sống; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; hướng tới kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh, 30 năm tái lập tỉnh, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…


Trong công tác quản lý thông tin báo chí, quý I/2021, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý 1 chủ tài khoản facebook đưa tin sai sự thật, 1 trang thông tin điện tử quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có giấy phép của cơ quan chức năng.

Công tác điểm báo, tổng hợp tin, bài phản ánh hằng ngày trên báo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông được thực hiện thường xuyên, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.

 

Nhà báo Nguyễn Khắc Hiển - Trưởng đại diện Báo Nhà báo và công luận: Các cơ quan chức năng cần có quy định cụ thể hơn đối với các địa phương trong việc hỗ trợ các phóng viên, nhà báo khi tiếp cận thông tin nóng, thông tin dư luận quan tâm trên địa bàn.


Cũng tại hội nghị, đại biểu được nghe báo cáo kết quả các hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021) và báo cáo tình hình dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Đại biểu cũng đã chia sẻ những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động quý I/2021, thảo luận thêm kế hoạch, nhiệm vụ tuyên truyền thời gian tới. Đại biểu cũng đề xuất Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện tốt hơn quy chế phát ngôn báo chí, hỗ trợ các phóng viên, nhà báo khi tiếp cận thông tin dư luận quan tâm trên địa bàn; quan tâm xử lý các vấn đề báo nêu...

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành cùng với sự phát triển chung của tỉnh, tập trung vào các nhiệm vụ chính trị lớn như: chương trình xây dựng nông thôn mới; đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp đi vào cuộc sống; công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026...


Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu thông tin khái quát một số kết quả tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn trong thời gian qua; đồng thời mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành cùng với sự phát triển chung của tỉnh.

Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chính trị lớn như: chương trình xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp đi vào cuộc sống; công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, các bệnh trên cây trồng, vật nuôi; công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác cải cách hành chính; các phong trào thi đua yêu nước...

Đối với những vấn đề đại biểu đề xuất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo với lãnh đạo tỉnh xem xét giải quyết.

 

Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thành Đồng kết luận hội nghị.


Kết luận hội nghị, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thành Đồng đề nghị các phóng viên, nhà báo tăng cường thông tin hai chiều, cùng với tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên địa bàn; đồng thời tiếp tục tuyên truyền đa dạng các lĩnh vực, trong đó quan tâm tuyên truyền hướng tới kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh (1831-2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021)...

15
2
Tùng Còi
17/06/2021 21:55:35
+3đ tặng

    Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Trải qua 190 năm thành lập, vượt bao gian khổ mất mát, sinh Hà Tĩnh nay đã phát triển giúp thành phố Hà Tĩnh lên đô thị loại hai cùng với đó là các yếu tố nhằm thúc đẩy vốn đầu tư phát triển quê hương nói chung, đất nước nói riêng. Đi qua chặng đường hàng trăm năm, tỉnh nhà đã có những thành tập nhất định trong việc phát triển kinh tế cũng như đời sống nhân dân. Đồng thời cũng khẳng định, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

     Để phát triển tỉnh thành trước tiên, tiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác quản lý tại các khu kinh tế. Theo số liệu khảo sát, Hà Tĩnh có hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký hoạt động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng mức đầu tư hàng tỷ USD, trong đó có dự án của Tập đoàn Formosa (Đài Loan - Trung Quốc) là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Những dự án trọng điểm quốc gia sản xuất ra những sản phẩm quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như thép (tổng công suất 22 triệu tấn/năm); điện (7000 MW); cụm cảng Vũng Áng và Sơn Dương (công suất bốc xếp 110 triệu tấn/năm)… Hiện tại, một số dự án đã đi vào hoạt động. Các dự án khả thi đến năm 2020 với tổng số vốn đầu tư lên tới chục tỷ USD đến từ các nước có nền khoa học phát triển, có công nghệ sản xuất tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore… góp phần đảm bảo cho an ninh môi trường cho phát triển bền vững.

    Cùng với đó , Khu Kinh tế Vũng Áng đã là 1 trong 5 khu tinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu đất liền được Chính phủ ưu tiên nguồn lực đến năm 2015; thu ngân sách của khu kinh tế, khu công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Đặc biệt với sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong Khu kinh tế Vũng Áng, cơ sở hạ tầng được đầu tư từng bước đồng bộ.

      Trong thời đại Công nghiệp hoá, phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp là trọng tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến năm 2020 có tác dụng quyết định tỷ trọng công nghiệp,thương mại, dịch vụ , kim ngạch xuất khẩu và là động lực chính thực hiện chỉ tiêu ngân sách đề ra. Với khối lượng công việc rất lớn, nhu cầu đòi hỏi nhiều, trong khi đầu tư công của Chính phủ được thắt chặt đặt ra cho Hà Tĩnh những thách thức về nguồn lực để giải quyết đồng bộ hạ tầng đô thị; giải quyết nguồn lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; giải quyết môi trường, an sinh, trật tự an toàn xã hội…

    Để từng bước giải quyết các thách thức và phấn đấu đạt một số chỉ tiêu về kinh tế. Mặt khác để chuẩn bị tốt chiến lược phát triển giai đoạn tiếp theo của Khu Kinh tế Vũng Áng gắn với phát triển đô thị mới theo hướng chuỗi đô thị liên kết vùng, liên kết quốc gia, quốc tế nhằm sớm đưa Khu Kinh tế Vũng Áng trở thành khu kinh tế động lực của quốc gia, tầm cỡ quốc tế. Hơn hết, anhtiếp tục giữ vững định hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, thực hiện xúc tiến đầu tư có trọng điểm, hướng tới các nhà đầu tư lớn của các nước phát triển để khai thác công nghệ tiên tiến, tính chuyên nghiệp trong tổ chức sản xuất, tính khoa học trong quản lý doanh nghiệp… nhằm tạo ra sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Đồng thời tận dụng triệt để lợi thế giao thương quốc tế để thu hút đầu tư các dự án phù hợp với lợi thế của từng nước nhằm giảm giá trị đầu ra của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh thị trường; đa phương hóa xúc tiến đầu tư bằng việc kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư nhiều nước tiên tiến, nhiều nước phát triển với nhiều lợi thế chính trị khác nhau để tạo ra quyền lợi kinh tế đan xen…

      Kết hợp với đó cần rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định thuộc chức năng quản lý nhà nước các khu kinh tế, khu công nghiệp để tham mưu sửa đổi, ban hành mới phù hợp với xu thế phát triển. Tăng cường quản lý quy hoạch, tài nguyên môi trường gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp với quy hoạch đô thị hiện đại, tạo sự đồng bộ, hài hòa, coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời tăng cường quản lý đầu tư, quản lý lao động chặt chẽ, từ đó tập trung cho việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Mặt khác phải tập trung đẩy nhanh tiến độ, đưa các dự án đang thi công đặc biệt vào dự án trọng điểm quốc gia để khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả; tập trung hơn nữa nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Xem xã hội hóa nguồn lực cho đầu tư là nguồn lực chủ yếu cho phát triển nhanh, bền vững.

      Hơn hết, phải có những chế tài cứng rắn đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xem cải cách hành chính là chìa khóa xóa tệ quan liêu, kìm hãm phát triển, đồng thời tăng cường công tác phân cấp quản lý, gắn trách nhiệm với quyền lợi, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Coi trọng vai trò phối hợp giữa sở, ngành, huyện, thành, thị với Ban Quản lý các khu kinh tế và thị xã Kỳ Anh để giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, xây dựng quy chế phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, nhất là trong công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng… Không những thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả làng nghề truyền thống cũng là chính sách thúc đẩy nền kinh tế. Hà Tĩnh là tỉnh thành có nhiều làng nghề truyền thống như dệt lụa, dệt thảm, len, mộc, mây tre đan, đóng thuyền, may mặc, nấu rượu… vẫn phát huy hiệu quả hộ đang hoạt động, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại chỗ, tạo thu nhập hàng năm về cho nhân dân trong xã có làng nghề. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong lộ trình thực hiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập thì duy trì, phát triển làng nghề truyền thống thực sự khó khăn.

    Những khó khăn được thể hiện rõ trong cạnh tranh, nhiều làng nghề bị mai một, phả sản và không thể duy trì được như đan lát, dệt vải, dệt mành … Các làng nghề đến nay vẫn duy trì thì việc tổ chức lại sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn như vốn, công nghệ, mẫu mã, giá cả và hình thức tổ chức theo quy mô lớn thì chủ hộ và làng nghề vẫn còn bế tắc; sản xuất còn mang tính truyền thống và phụ thuộc vào thị trường…

   Để cải tạo và  phục hồi cần tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của phát triển kinh tế theo quy hoạch, trong đó chú trọng làng nghề truyền thống phát triển theo hướng hình thành các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ lực theo từng vùng, cụm, huyện gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

    Đồng thời phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nghề và làng nghề truyền thống. Cần mạnh dạn xóa bỏ, thay thế bằng các nghề có giá trị mà sản phẩm sản xuất ra thích ứng với thị trường. Tạo và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống; tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống theo phương châm các sản phẩm làm ra phải kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, đồng thời phải kế thừa những tri thức dân gian. Trong quy trình chế tác cùng với chú trọng sản phẩm thì phải coi trọng quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế. Mặt khác phải coi trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển làng nghề truyền thống. ... Đồng thời có chính sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề phát triển.

    Ngoài ra, để phát triển toàn điện cần có cơ chế đặc thù để thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Cùng với việc tập trung đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ để khai thác, chế biến sâu khoáng sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tích tụ, phải tập trung nguồn lực để chuyển dần đầu tư sang một số lĩnh vực hoạt động khác có tiềm năng, tạo thế cân bằng cho sự phát triển bền vững. Trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực đầy tiềm năng được tập trung khai thác. Gắn liền chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với bước khởi đầu là sản xuất chăn nuôi lợn siêu nạc và chế biến thức ăn gia súc, các công ty thực hiện xây dựng các mô hình hợp tác liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ chăn nuôi lợn vệ tinh từ quy mô nhỏ và vừa, từ khâu thiết kế chuồng trại, thiết bị, cung cấp con giống đến quy trình, kỹ thuật công nghệ chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm. “Bước đầu thực hiện gặp khá nhiều khó khăn do nhận thức, trình độ của bà con lúc bấy giờ về tư duy sản xuất hàng hóa, liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất vẫn còn hạn chế. Từng bước thí điểm thực hiện các mô hình thực tế, chứng minh tính hiệu quả để các hộ chăn nuôi thấy rõ hiệu quả của các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, hàng hóa.

     Trên cơ sở thành công bước đầu, thời gian qua, các công ty đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu tư sâu vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng lộ trình thực hiện đầu tư vào nông nghiệp một cách khoa học, bài bản từ đầu vào, đầu ra, hệ thống tưới tiêu, bao tiêu, chế biến sản phẩm…. Bước đầu đã hình thành hệ thống tưới nhỏ giọt, xây dựng hệ thống nhà ươm, nhà kính hiện đại… Vì thế đã xây dựng được nhiều chuỗi sản xuất liên kết khép kín như bò thịt chất lượng cao, rau củ quả. Đã hoàn thành, xây dựng thành công hàng trăm mô hình liên kết sản xuất lớn nhỏ, quy mô và tính hiệu quả ngày càng tăng, từ đó tạo động lực hợp tác, thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, gắn bó trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hoàn thành mô hình khép kín, liên kết sản xuất theo chuỗi trên các lĩnh vực khác để phát triển bền vững….

     Cùng với sự nỗ lực của nhân dân Chính phủ và tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư thỏa đáng, kịp thời trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tuy nhiên, để phát huy tốt hơn nữa các cơ chế, chính sách đó, các sở ngành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, có các cơ chế chính sách đặc thù để tiếp tục thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững; tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các mô hình sản xuất, kinh doanh để hình thành ngày càng nhiều chủ thể sản xuất hàng hóa, nhằm tăng cường khả năng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tạo điều kiện để phát triển, thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, làm đầu kéo thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×