Bạn hãy Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều) của tác giả Nguyễn Du
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông sống trong giai đoạn lịch sử đầy bão táp , cái xã hội bị đồng tiền chi phối. Trong cái xã hội ấy Nguyễn Du đã chứng kiến rất nhiều cảnh bất công cũng như cái xã hội thối nát bấy giờ. Ông có cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người phụ nữ lúc bấy giờ. Ông viết ra rất nhiều tác phẩm nổi tiếng để nói thay cho tấm lòng đầy ai oán, đáng thương với người phụ nữ bất hạnh. Trong đó có kiệt tác "Truyện Kiều" trong truyện có đoạn trích "Trao duyên" mang âm hưởng bi kịch của sự đứt đoạn một tình yêu đẹp. Đoạn trích miêu tả tình cảnh trớ trêu của Kiều khi phải trao duyên cho em. Đồng thời làm rõ diễn biến tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của nàng khi tình yêu tan vỡ, mình phải buộc phụ lòng Kim Trọng
Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liễu Dương. Tai nạn ập đến với gia đình Thúy Kiều, Kiều phải buộc bán thân để chuộc cha và em. Đêm trước ngày theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ cậy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
Đem tình yêu của mình cho người khác là một bất đắc dĩ, vì Kiều không thể làm khác hơn vì đã lỡ hứa hẹn với chàng Kim. Chuyện vợ chồng là chuyện trăm năm, trao duyên trong hoàn cảnh Thúy Kiều là một truyện khó nói và tế nhị vì Vân chưa biết gì về mối tình của Kiều và chàng Kim. Bốn câu thơ thể hiện tư thế, hình ảnh Kiều khi nhờ Vân nối duyên với người yêu mình:
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em."
Những điều Kiều sắp nói với vân thực sự quan trong và thiêng liêng. Đó là "cậy, lạy, thưa" thể hiện niềm tin chỉ có Vân là người mà Kiều tin cậy nhất. "Cậy" có sức nặng của niềm tin. Ở đây tác giả dùng "chịu lời" chứ không phải nhận lời là bắt người mình tin phải nghe theo và khó lòng từ chối. "Ngồi lên, lạy, thưa" là những thái độ của bề trên, những người có ơn với mình.
Từ những câu thơ trên ta nhận ra dù trong hoàn cảnh tan nát thì Kiều vẫn dùng những lời lẽ đoan trang tế nhị thể hiện sự nhờ vả khẩn khoản của Kiều.
Kiều đau đớn khi tâm sự với em về mối tình của mình. Hình ảnh "quạt ước, chén thề" điệp từ "khi" diễn tả tình cảm gắn bó thân thiết, sâu sắc. "Đứt gánh tương tư" là sự mong manh, tan vỡ đột ngột, bất ngờ. Kiều xin em chắp nối tơ thừa của mình trả nghĩa cho Kim Trọng. "Mặc em" là phó mặc, ủy thác vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Vân phải nhận lời với mình:
"Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"
Trong cái xã hội phong kiến đầy rẫy sự bất công khiến cho nàng phải chịu khổ. Cha nàng bị kẻ gian hãm hại phận làm con nàng phải bán mình chuộc cha. Chữ hiếu làm tròn thì đồng nghĩa với chữ tình kia không vẹn
Nàng tự thấy Thúy Vân vẫn đang còn trẻ và là người duy nhất nàng tin cậy được nên yên tâm gửi lại mối tình này cho em:
"Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Kiều mong Vân xốt tình chị em máu mủ ruột già mà đồng ý chuyện mình bén duyên với Kim Trọng. Mai kia Kiều không còn trên đời nữa thì cũng vui lòng khi Vân chấp nhận mối tơ duyên này.
Đến đây Kiều lại đưa ra những kỉ vật tình yêu giữa nàng với Kim Trọng để trao cho Vân. Trao đi tì sẽ không còn là của mình nữa nhưng Kiều vẫn mong em coi đó là kỉ vật của ba người:
"Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai."
Chiếc vành, bức tờ mây gợi tình cảm sâu nặng, lời thề ước thiêng liêng của Kim-Kiều. Phím đàn, mảnh hương nguyền trở thành ngày xưa, quá khứ. Những kỷ vật quý giá thiêng liêng chứng minh cho tình yêu đẹp. Trao kỷ vật đó là mâu thuẫn giữa hoàn cảnh bắt buộc và nội tâm của Kiều khẳng định giữa tình cảm và lý trí , nhân cách và thân phận của Kiều. Tâm trạng của Kiều chứa đầy mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lý trí và tình cảm
"Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!"
Kiều hình dung ra viễn cảnh đối lập nhau. Một bên là Thúy Vân và kim Trọng sum họp và một bên là oan hồn bạc mệnh của nàng. Dù nàng có chết thì mối tình của nàng với chàng Kim vẫn còn nặng. Trong lúc này thì sự bối rối, sự oan của mình làm cho Kiều không còn nghĩ tới mình đang nói chuyện cho mình nghe. Kiều tiên đoán trước cảnh tượng oan nghiệt, xót xa đang đợi mình phía trước.
Tình yêu mất xem như kiều đã chết, cái chết trống trải khi không có tình yêu, đó là cái chết tâm hồn. Tiếng nói thương xót cho thân phận của con người thiết tha với tình yêu. Chuyển từ đối thoại với em sang độc thoại nội tâm. Trao kỷ vật mà lòng thổn thức, đau lòng
Nàng lạy trăm nghìn cái gửi cho tình quân của mình như thể hiện lời xin lỗi chân thành cũng như cái cúi chào tạm biệt trước khi chia ly. Tơ duyên tưởng chừng sẽ cùng nhau đi tới cùng trời cuối đất nhưng mà ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Đoạn trích trao duyên quả là một đoạn trích hay và giàu ý nghĩa. nó không chỉ nói lên được tâm trạng của Thúy Kiều mà còn thể hiện được bộ mặt xã hội phong kiến đầy những bất công. Tình duyên của người con gái vì thế mà lỡ làng. Dù nàng có đi đâu thì nàng cũng vẫn nhớ về mối tình cùng chàng Kim Trọng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |