I. Đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích
Cuộc đời mỗi người chúng ta được ví như một bản nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc, có lúc thăng trầm, lúc êm ả, đôi khi lại không kém phần gay cấn, có vui vẻ cũng có mất mát đau thương. Nhưng đến cuối cùng, thì chỉ có sức khỏe và tinh thần lạc quan mới có thể đem lại cho bạn sự bình an thực nhất.
Trong quá trình trưởng thành, mỗi người chúng ta ai cũng đều có những lo toan riêng cho cuộc sống của mình. Với những nhiệm vụ, vai trò mà chúng ta đảm nhận trong cuộc đời mình thì buộc mỗi người phải tự học cách trưởng thành, học cách chịu trách nhiệm.
Đến ngưỡng cửa của tuổi già, khi cuộc sống đã tạm ổn định, chúng ta nên học cách làm phép trừ cho cuộc sống, cho bản thân, để con đường tới tương lai ngày càng rộng mở. Balzac có câu:“Trong giông bão của cuộc đời, chúng ta thường học hỏi những vị thuyền trưởng, vứt bỏ những hàng hóa nặng nề dưới cơn bão để giảm trọng lượng của con tàu”.
Đừng lo lắng về những người hoặc những điều tồi tệ trong quá khứ, đặt chúng xuống đúng cách để có thể giúp cuộc sống của bạn thoải mái hơn.
(Nguồn https://www.songhaysongdep.com)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Dựa vào đoạn trích, nêu các yếu tố có thể đem lại cho bạn sự bình an thực nhất?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ trong câu trích: Cuộc đời mỗi người chúng ta được ví như một bản nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc, có lúc thăng trầm, lúc êm ả, đôi khi lại không kém phần gay cấn, có vui vẻ cũng có mất mát đau thương.
Câu 4. Câu nói của Balzac:“Trong giông bão của cuộc đời, chúng ta thường học hỏi những vị thuyền trưởng, vứt bỏ những hàng hóa nặng nề dưới cơn bão để giảm trọng lượng của con tàu” có ý nghĩa gì với anh (chị)?
II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa việc tự học cách trưởng thành của con người.
Câu 2 (5.0 điểm)
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
- Trống gì đấy, u nhỉ?
- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm:
-Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
-Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
- Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.
Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.
À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...
(Trích Vợ nhặt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr.32)
Phân tích giá trị nhân đạo được nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về tình cảm của nhà văn dành cho người nông dân.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
C1: Phương thức biểu đạt: Nghị Luận
C2: Những yếu tố có thể đem lại cho ta sự bình an thực nhất là:
+Sức khỏe
+Tinh thần lạc quan
C3: Biện pháp tu từ trong câu là: Biện pháp so sánh
-Tác dụng: Cho độc giả thấy được sự việc một cách sâu đậm nhất, làm họ hiểu được sự giống nhau giữa hai ý, dù có mặt dống nhau, biểu trưng cho nhau nhưng đó chỉ là phần để người đọc có thể cảm nhận và hiểu ra nó.
C4: Ý nghĩa:
Đôi khi, trong cuộc sống thứ dì có quan trọng đến đâu thì ta vẫn phải học cách buông bỏ, để cuộc sống ta được tốt hơn; Chứ đừng giữ lấy hay cố ôm lấy nó. Nếu ta cảm thấy không đủ khả năng, vì nếu không thứ tổn hại chính là chúng ta.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |