Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn 2/3 trang giấy thi bàn luận về sự quan trọng của viêc học trong thời đại ngày nay

viết 1 đoạn văn 2/3 trang giấy thi bàn luận về sự quan trọng của vc học trong thời đại ngày nay

3 trả lời
Hỏi chi tiết
280
4
2
Tâm Như
21/06/2021 18:13:22
+5đ tặng

Học để làm gì? Cứ như những câu trả lời của các học giả xưa nay thì có đáp án vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là: Học để làm người.

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc học, quả thật “học” là một việc nan giải nhất của cuộc đời ta. Mỗi người ở một vị trí khác nhau có những suy nghĩ về việc học hoàn toàn khác nhau. Giá như những suy nghĩ trên là suy nghĩ của một người đã trưởng thành thì dưới đây lại là suy nghĩ của một người đã “xế chiều” mà tôi từng đọc được trên một trang báo mạng: Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích cho đời, làm được một phần việc trong xã hội. Trái lại, nếu cắp sách đến trường mà trong não đã mơ tưởng đến chức kia hàm nọ, thấy người xuống ngựa lên xe, mà cũng ao ước cho được cửa cao nhà rộng, thì cái bả hư vinh, cái mồi phú quý ấy chắc không chắc không sao nhắc ta lên cái địa vị làm một người chân chính ở đời được. Vậy ai muốn khỏi cái tiếng hư sinh thì cần phải “học để làm người”; mà học để làm người không phải cắp sách đến trường và thi đỗ bằng này bằng nọ, nhưng chính là noi gương kim cổ mà học theo, làm cho hết nghĩa vụ một người đối với nhân quần xã hội vậy.

Nếu như một người đã đứng tuổi suy nghĩ về việc học sau khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời mình thì một học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là sự trăn trở, lo lắng cho tương lai của mình sau này, sự trăn trở về công việc cho tương lai, vì không thể xác định được tương lai của mình nằm ở đâu.

Nhiều khi việc học, việc lo lắng cho tương lai của những người trẻ vẫn là mông lung lắm, đôi khi không biết bắt đầu từ đâu cho cái sự học của mình. Nếu bạn đã từng đọc Oxford thương yêu thì bạn đã nhận ra một điều, đôi khi cái “sự học” của người Việt Nam nhận được một cái nhìn phiến diện từ những đất nước khác. Điều làm tôi ấn tượng là việc học và những suy nghĩ về việc học tập của người Việt hiện nay. Thật là khó chịu nếu bị một người nói thẳng vào mặt là phát triển không có nhiều cơ hội hoàn thành khóa học; rằng người Việt mình không được dạy cách học và làm việc khoa học, có hiệu quả; rằng thực ra niềm tự hào của chúng ta chẳng là gì cả. Nhưng thực sự thì đó là sự thật, đó cũng là vấn đề của nền giáo dục nước nhà, mình không có đủ trình độ để đưa ra nhận xét hay giải quyết, nhưng vấn đề là sinh viên của Việt Nam tuy thông minh nhưng không có cách học hiệ quả. Fernando đã nói với Kim rằng học sinh ở Anh được cách sắp xếp thời gian biểu và học tập hiệu quả nhất, còn cô gái Việt Nam này phải đến cao học mới bắt đầu. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam không biết cách làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Có nên chăng dành hẳn một môn học cho những học sinh tiểu học về cách phân chia thời gian biểu và sử dụng tốt chúng thay vì bắt ép các em tham gia những lớp học thêm và bị nhồi nhét một cách không cần thiết?

Một điều nhức nhối nữa là người Việt mình bị bệnh thành tích, mọi người chỉ quan tâm mình được bao nhiêu điểm, quan tâm con mình có được học sinh giỏi không, và mọi người xung quanh nhìn mình hay con mình ngưỡng mộ như thế nào. Để làm cái gì? Nếu như khả năng thực sự của học sinh không đúng như bằng cấp hay điểm số phản ánh. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và khả năng thực sự trong khi cái mà chúng ta quan tâm chỉ có thành tích, thành tích, thành tích. Và chúng ta cứ lôi cái bốn ngàn năm văn hiến ra để tự hào với nhau. Trong các buổi gặp mặt ngoại giao, có ai thẳng thừng nói đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, rằng bây giờ không phải lúc, không phải lúc để ôm mãi những chiến thắng của quá khứ. Ghi nhớ lịch sử là một điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải làm sao để ngay cả những người dân sống ở các nước phát triển tôn trọng và đánh giá cao người Việt Nam.

Sinh viên Việt Nam đi du học có thể dễ dàng làm quen với nếp sống, cách học tập và làm việc ở nước ngoài, và khi về nước họ được đánh giá cao bởi tác phong, kinh nghiệm và những kiến thức thực sự, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một con số vô cùng nhỏ xét trên hàng triệu người dân Việt. Bắt đầu từ đâu? Ngẫm lại thì việc học của người Việt ta quả thật vẫn còn là một vấn đề quá nan giải, vẫn là một bài toán còn bỏ ngỏ mà không biết đến bao giờ mới được đáp số chính xác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Snwn
21/06/2021 18:14:49
+4đ tặng
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn. Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
1
1
Nguyễn Nguyễn
21/06/2021 19:08:14
+3đ tặng
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.

Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.

Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư