Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học (theo yêu cầu cần đạt)

Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học (theo yêu cầu cần đạt)

Theo các yêu cầu sau:

Xác định các NL cần đánh giá trong chủ đề

Xác định các yêu cầu cần đạt cần đánh giá tương ứng với mỗi năng lực.

Xác định phương pháp đánh giá phù hợp.

Xác định công cụ đánh giá hợp lí.

Xác định thời điểm đánh giá phù hợp.

2. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch trên

Tùy theo chủ đề mà có thể có số lượng công cụ phù hợp. Tuy nhiên, mỗi chủ đề nên xây dựng 3 - 5 loại công cụ khác nhau (câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, thang đo, rubrics,…). Các yêu cầu bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch:

Đa dạng công cụ

Xây dựng công cụ

Hướng dẫn chấm/ Đáp án

Tổng hợp được kết quả đánh giá để đánh giá đến từng học sinh

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.859
2
0
Nguyễn Nguyễn
22/06/2021 16:58:00
+5đ tặng

a) Đo lường

Đo lường là một khái niệm chuyên dùng để chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng hoặc định tính. Nói cách khác, đo lường liên quan đến việc sử dụng các con số vào quá trình lượng hoá các sự kiện, hiện tượng hay thuộc tính (định lượng/ đo lường về số lượng).

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, đo lường thường sử dụng hai loại tham chiếu: tham chiếu theo tiêu chuẩn và tham chiếu theo tiêu chí.

Tham chiếu theo tiêu chuẩn là đối chiếu kết quả đạt được của người này đối với những người khác. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi chuẩn hoá. Tham chiếu theo tiêu chí là đối chiếu kết quả đạt được của HS với mục tiêu, yêu cầu của bài học. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi theo tiêu chí.

b) Đánh giá

Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.

Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

c) Kiểm tra

Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.

Như vậy, trong giáo dục:

- Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học;

- KTĐG là công cụ hành nghề quan trọng của GV;

- KTĐG là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học.

Câu 2: Nối: 1-3,2-1,3-2

Quan điểm hiện đại về KTĐG

Câu 1: Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:

Quan điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt động đánh giá như là học tập (Assessment as learning) và đánh giá là vì học tập của HS (Assessment for learning). Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập (Assessment of learning) cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra.

Câu 2: Đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn giáo dục và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học/ môn học/ cấp học là nội dung của quan điểm đánh giá nào?

ĐA 1: Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá năng lực HS

Câu hỏi: Những biểu hiện của năng lực văn học

- Năng lực văn học: học sinh nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học; trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Nguyên tắc đánh giá:

Câu hỏi: KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THCS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.

- Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình KTĐG, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.

- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.

- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc KTĐG cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.

Quy trình KTĐG theo hướng phát triển năng lực HS

Trả lời

Quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín bởi kết quả thu được cuối cùng ở bước 7 sẽ sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS, thúc đẩy HS tiến bộ, đáp ứng mục tiêu đề ra từ bước 1 khi xác định mục đích đánh giá, phân tích mục tiêu học tập sẽ đánh giá nhằm phát triển phẩm chất năng lực của HS.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
+4đ tặng
1. Yêu cầu về đánh giá kế hoạch bài học
Việc đánh giá KHBH phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ
và công bằng; phản ánh đúng năng lực thiết kế KHBH của GV trong điều kiện cụ thể của nhà trường,
địa phương và đối tượng HS.
Việc đánh giá KHBH phải dựa vào các tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá KHBH là những yêu
cầu cần đạt được ở các mặt đánh giá và được quy định cụ thể ở Phiếu đánh giá KHBH.
Khi đánh giá KHBH của GV theo Phiếu đánh giá KHBH, điều cần thiết là phải căn cứ vào các
minh chứng. Minh chứng để đánh giá KHBH phải mang tính đầy đủ, toàn diện, khách quan từ khâu
viết mục tiêu cho đến khâu tổng kết và hướng dẫn dẫn học tập.
Đánh giá KHBH cần tính đến sự phù hợp với đặc điểm của bộ môn, kiểu bài lên lớp thuộc bộ
môn đó.
Đánh giá kết quả KHBH cần xem xét mức độ nhận thức của HS, có thể tham khảo thêm thông
tin đánh giá thông qua vấn đáp, trao đổi với HS.
2. Tiêu chí đánh giá, xếp loại kế hoạch bài học đối với GV trung học
a. Những điều cần chú ý khi sử dụng phiếu đánh giá kế hoạch bài học
- Việc đánh giá, xếp loại KHBH dựa trên các thành tố cơ bản, cốt lõi của một KHBH. Do đó
phải đánh giá cả 5 mặt: mục tiêu học tập; nội dung học tập; thiết bị dạy học và học liệu; tổ chức các
hoạt động học tập; tổng kết và hướng dẫn học tập.
- Khi đánh giá, người đánh giá dựa vào sự quan sát văn bản KHBH để tìm ra minh chứng cho
các tiêu chí đánh giá, xếp loại KHBH.
- Các tiêu chí đánh giá, xếp loại KHBH được trình bày một cách tổng quát, ngắn gọn và được
coi là tương đương nhau khi đánh giá, xếp loại KHBH. Để thu thập minh chứng cho các tiêu chí đánh
giá, xếp loại KHBH cần nghiên cứu và vận dụng sáng tạo các mức độ đánh giá cho từng tiêu chí.
b. Cách xác định mức độ và tìm minh chứng các tiêu chí đánh giá kế hoạch bài học
Mức độ 5: (cao nhất - 5 điểm) mức độ này phải đạt đầy đủ các yêu cầu của tiêu chí và phải có đầy đủ
minh chứng/bằng chứng để công nhận. 
2
1
Tâm Như
22/06/2021 17:03:53
+3đ tặng

Kế hoạch đánh giá mô đun 3 mới nhất

Chủ đề: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ

Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá

Yêu cầu cần đạt

- Nêu được khái niệm của siêng năng, kiên trì, biểu hiện của siêng năng kiên trì.

- Nhận biết được của ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày.

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

Phẩm chất chăm chỉ

Thành tố

Chỉ báo

 

Ham học

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tôt trong học tập.

- Thích đọc sách báo, tìm hiểu tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức vận dụng kiến thức kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày.

Năng lực chung: Tự chủ và tự học

Thành tố

Chỉ báo

 

Tự học, tự hoàn thiện

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập, lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bảng đồ khái niệm, bảng, các từ khóa, ghi chú các bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.

Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi

Thành tố

Chỉ báo

 

- Nhận thức chuẩn mực hành vi

- Nhận biết được biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Hiểu vì sao mọi người cần phải siêng năng, kiên trì.

 

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác.

- Đồng tình ủng hộ với thái độ, hành vi biểu hiện siêng năng, kiên trì. Phê phán thói lười nhác, ỷ lại vào người khác, làm gánh nặng cho người khác.

 

- Điều chỉnh hành vi

- Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì.

- Nhắc nhở, khích lệ, động viên bạn bè luôn siêng nắng, kiên trì trong học tập và trong lao động.

Bước 2: Bảng mô tả mức độ biểu hiện của từng yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt

Mức độ biểu hiện

 

1. Nêu được biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được khái niệm, kể được một vài biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M2. Nêu được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M3. Nêu được được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì và lấy được ví dụ minh họa

 

2. Hiểu vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M2. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

- M3. Phân tích được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

 

3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động

- M1. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

- M2. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân người thân bạn bè trong học tập, lao động.

- M3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân, người thân, bạn bè và những người xung quanh trong học tập, lao động.

 

4. Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong trong lao động

- M2. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong trong lao động, học tập

- M3. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, và cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình cải tạo cảnh quan nhà trường và giúp đỡ cộng động)

 

5. Khích lệ, động viên bạn bè siêng năng, kiên trì phê phán thói lười biếng ỷ lại người khác

- M1. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập, phê phán thói lười học

- M2. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động giúp đỡ gia đình phê phán thói lười học lười lao động–

- M3. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng) phê phán thói lười học lười lao động cuộc sống hàng ngày (giúp gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng).

B3: Lập bảng Kế hoạch kiểm tra, đánh giá

Hoạt động học

Yêu cầu cân đạt

Mức độ biểu hiện

(Chủ đề: Siêng năng, kiên trì)

Phương pháp dạy học

Kiểm tra đánh giá

 

Phương pháp

Công cụ

 

Khởi động (xem tình huống sắm vai và trả lời câu hỏi)

Quan sát tình huống sắm vai, trả lời câu hỏi

- M1. Nhớ được nội dung, trả lời được câu hỏi

- M2. Hiểu được nội dung, trả lời được câu hỏi

- M3. Hiểu được nội dung, trả lời được câu hỏi mở rộng

Nêu vấn đề

Sắm vai

Quan sát

Câu hỏi

 

Khám phá

1. Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được khái niệm, kể được một vài biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M2. Nêu được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M3. Nêu được được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì và lấy được ví dụ minh họa

Nêu vấn đề

 

Đàm thoại

Hỏi - đáp

 

Quan sát

 

 

Đánh giá qua sản phẩm học tập

Câu hỏi

 

Hồ sơ học tập

 

Phiếu đánh giá theo tiêu chí

 

2.Trình bày được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì;

M1. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

M2. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

M3. Phân tích được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

Trò chơi

 

Thảo luận nhóm (Kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật phòng tranh)

Hỏi – đáp

 

Quan sát

 

 

 

 

Đánh giá qua sản phẩm học tập

Câu hỏi

 

 

Bảng kiểm đánh giá

 

Học sinh xem video quà tặng cuộc sống

3.Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động

- M1. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

- M2. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

- M3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân, người thân, bạn bè và những người xung quanh trong học tập, lao động.

Nêu vấn đề

 

Hỏi – đáp

 

 

 

 

Quan sát

Phiếu đánh giá cá nhân

 

 

Phiếu ĐG theo Rubric

 

Luyện tập

Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập

- M2. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động giúp đỡ gia đình

- M3. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình, cải tạo cảnh quan nhà trường và cộng động)

Nêu vấn đề

 

 

Thảo luận

(Nhóm đôi)

 

 

Hỏi – đáp

 

 

Quan sát

 

 

 

Phiếu đánh giá cá nhân

 

Phiếu ĐG theo Rubric

 

Thực hành

Khích lệ, động viên bạn bè siêng năng, kiên trì phê phán thói lười biếng ỷ lại người khác

- M1. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập, phê phán thói lười học

- M2. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động giúp đỡ gia đình phê phán thói lười học lười lao động.

- M3. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình, lao động giúp cộng đồng phê phán thói lười học lười lao động giúp gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng

Nêu vấn đề

 

 

 

Hỏi đáp

 

Kiểm tra viết

Ghi chép sự kiện thường nhật

 

- Phiếu đánh giá Rubric

- Hồ sơ học tập

 

Vận dụng: Thực hiện được việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập

- M2. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động giúp đỡ gia đình

- M3. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình cải tạo cảnh quan nhà trường và giúp đỡ cộng động)

Dự án

Quan sát

Bảng kiểm đánh giá sản phẩm

Phiếu đánh giá sự hợp tác của học sinh trong hoạt động nhóm

Nhóm: ……………….. Lớp…………………

Các tiêu chí

Các mức độ

 

4

3

2

1

 

1. Nhận nhiệm vụ

Xung phong nhận nhiệm vụ

Vui vẻ nhận nhiệm vụ

Miễn cưỡng, không thoải mái khi nhận nhiệm vụ

Từ chối nhận nhiệm vụ

 

2. Tham gia thảo luận nhóm

Tích cực đóng góp ý kiến

Biết tham gia đóng góp ý kiến

Còn ít tham gia đóng góp ý kiến.

Không tham gia đóng góp ý kiến

 

3. Thực hiện nhiệm vụ và giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác

- Cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

- Cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, nhưng chưa chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

- Ít cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, ít hỗ trợ các thành viên khác.

- Không cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, khộng hỗ trợ các thành viên khác.

 

4. Tôn trọng quyết định chung

Tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Đôi khi không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Nhiều lúc không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

 

5. Kết quả thảo luận

Có sản phẩm tốt, vượt mức thời gian

Có sản phẩm tốt, đảm bảo thời gian

Có sản phẩm tương đối tốt, không đảm bảo thời gian

Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

 

6. Trách nhiệm với kết quả thảo luận chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Công cụ Bảng kiểm đánh giá việc thực hiên nhiệm vụ của học sinh

Bảng kiểm đánh giá học sinh tham gia nhiệm vụ học tập

Họ tên học sinh được ĐG:...................................Lớp:.......................

 

Biểu hiện

Không

 

1. Tự giác, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ

 

 

 

2. Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian

 

 

 

3. Nội dung trình bày đủ ý, thể hiện được việc làm cụ thể thể hiện siêng năng kiên trì, tính khả thi cao

 

 

 

4. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học, đẹp

 

 

 

5. Chưa chủ động, tập trung khi thực hiện nhiệm vụ

 

 

 

6. Chưa hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu

 

 

Phiếu đánh giá nhiệm vụ

Họ và tên người tự đánh giá:................

Phiếu tự đánh giá nhiệm vụ

 

TT

Nội dung/ Tiêu chí đánh giá

Hoàn thành tốt (3)

Hoàn thành

(2)

Chưa hoàn thành(1)

 

1

Trả lời câu hỏi tìm hiểu truyện

 

 

 

 

2

Liệt kê những chi tiết trong truyện thể hiện tính siêng năng, kiên trì

 

 

 

 

3

Chỉ ra dấu hiệu đặc trưng của siêng năng, kiên trì

 

 

 

 

4

Phân biệt được những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.

 

 

 

 

Kết quả đạt được

 

 

Phiếu bài tập (3 phút)

Họ và tên……………………………..Lớp……………….

Hãy viết suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim”

 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Bảng kiểm đánh giá kĩ năng lắng nghe, phản hồi.

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

 

1. Lắng nghe tích cực

 

 

 

1.1. Chăm chú nghe

 

 

 

1.2. Nhớ các ý chính

 

 

 

1.3. Không ngắt lời người nói

 

 

 

1.4. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

 

 

 

1.5. Đặt câu hỏi gợi mở

 

 

 

2. Phản hồi tích cực

 

 

 

2.1. Đưa ra ý kiến của mình một cách xây dựng (không phê phán, đưa ra phương án để mở rộng suy nghĩ , gợi ý phương pháp thay thế)

 

 

 

2.2. Có thể hỏi về vấn đề được nghe

 

 

 

2.3. Có thể cung cấp thêm thông tin

 

 

 

2.4. Không nhắc lại ý bạn đã nói

 

 

 

2.5. Có thể tiếp nối, phát triển vấn đề một cách hợp lí.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×