Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy hệ thống hoá lại các kiến thức phần lịch sử Việt Nam của môn lịch sử Việt Nam, trong có đại hội Đảng lần thứ hai tháng 2 năm 1951

Hãy hệ thống hoá lại các kiến thức phần lịch sử Việt Nam của môn lịch sử Việt Nam trong có đại hội Đảng lần thứ hai tháng 2 năm 1951

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
330
2
1
Nguyễn Nguyễn
25/06/2021 08:11:20
+5đ tặng

Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh thiên.

a. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

-Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).

- Tháng 6– 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

b. Quá trình hoạt động

* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...

* Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).

* Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác – Lênin.

* Hoạt động tiêu biểu:

- Nguyễn Ái Quốc tiếp tục huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.

- Tuyên truyền sách báo Mác-xít:

+ Ra báo Thanh niên (6 – 1925) làm cơ quan ngôn luận.

+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.

– Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”.

c. Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:

- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

+ Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tân Việt Cách mạng Đảng.

Tân Việt cách mạng Đảng
Thời gian, nơi thành lập

- Tháng 7/1928.

- Huế (Việt Nam).


Thành phần hội viênTrí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
Chủ trương hoạt độngLãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái
Địa bàn hoạt độngTrung Kì
Sự phân hóa- Tháng 9/1929, các hội viên tích cực của Tân Việt đã đi theo con đường cách mạng vô sản, thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

3. Việt Nam Quốc dân Đảng.

a. Sự ra đời

- Trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập, do Nguyễn Thái Học,... đứng đầu.

b. Quá trình hoạt động

* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tư sản dân tộc,...

* Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở một số tỉnh Bắc Kì.

* Đường lối đấu tranh:

- Lúc mới thành lập, chưa có cương lĩnh rõ ràng, chỉ nêu chung chung là: trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng.

- Năm 1929, công bố Chương trình hành động, nêu rõ nguyên tắc “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra qua 4 thời kì, nhằm mục đích:

+ Đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ ngôi vua.

+ Thành lập chính phủ cộng hòa, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

* Phương pháp đấu tranh:

- Bạo động vũ trang, nặng về ám sát, khủng bố cá nhân.

- Hoạt động đấu tranh thiên về quân sự, ít chú ý đến tuyên truyền cách mạng, xây dựng cơ sở trong quần chúng.

* Hoạt động tiêu biểu: tổ chức khởi nghĩa yên bái (9/2/1930), nhưng thất bại.

Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái (9/2/21930)

II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929

a. Hoàn cảnh: Năm 1929 phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam ngày càng phát triển, kết thành làn sóng mạnh mẽ.

b. Sự thành lập các tổ chức cộng sản:

* Đông Dương cộng sản đảng

- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên.

- Từ ngày 01 - 9/5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận nên bỏ về nước.

- 17/ 6/1929 đại biểu cộng sản miền Bắc họp tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội ) quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm, cử ra Ban chấp hành Trung Ương Đảng.

* An Nam cộng sản đảng

- Tháng 8/1929, Cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam kỳ thành lập An Nam cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận.

* Đông Dương cộng sản liên đoàn.

- Tháng 9/1929, một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

c. Ý nghĩa

- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.

- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau,làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

a. Hoàn cảnh

- Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh => Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo => đòi hỏi phải thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào phát triển đi lên.

- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau => phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

- Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai Đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

⇒ Từ 6/1 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã được triệu tập tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của các đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng.

b. Nội dung Hội nghị.

Tranh minh họa Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ.

- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc sọan thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:

+ Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: chống đế quốc, chống phong kiến.

+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,...

+ Động lực cách mạng: lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra còn có: tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.

+ Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

→ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

- Đến ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn ra nhập Đảng cộng sản Việt Nam.

⇒ Ý nghĩa: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.

c. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX.

- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.

- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hiển
25/06/2021 08:13:06
+4đ tặng

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, giáo dục đã tồn tại, phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc và luôn đóng vai trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của đất nước.

Trải qua các thời kỳ: thời tiền sử, thời trước Bắc thuộc, thời Bắc thuộc, thời độc lập trung đại và cận đại, thời thuộc Pháp và thời độc lập hiện đại, nền giáo dục đã từng phải đương đầu với âm mưu xâm lược và đồng hóa của các thế lực phong kiến, thực dân, song vẫn giữ được những truyền thống dân tộc tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc những gì tinh túy nhất của các trào lưu văn minh nhân loại để hình thành một nền giáo dục đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa có khả năng hội nhập vừa bảo toàn bản sắc dân tộc của riêng mình.

Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945

Nền giáo dục Nho học của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI trải qua các thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Sự ra đời và sử dụng rộng rãi chữ quốc ngữ theo bảng chữ La tinh trong nhà trường từ cuối năm 1919 đã báo hiệu sự chấm dứt nền cựu học truyền thống Nho giáo để thay thế bằng hệ thống tân học của chủ nghĩa thực dân Pháp.

Cũng trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu giáo dục Duy Tân yêu nước của Phan Bội Châu và Lương Văn Can, Nguyễn Quyền đã khởi xướng cho khuynh hướng thực học, sử dụng chữ quốc ngữ trong dạy và học, tiếp cận với các khoa học tự nhiên và kỹ nghệ, từ bỏ lối học từ chương khoa cử.

Giai đoạn 1945-1954

Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, lịch sử giáo dục nước nhà sang một trang mới. Bộ Quốc gia giáo dục là một trong những Bộ - thành viên Chính phủ - được thành lập ngay từ những ngày đầu. Bộ trưởng đầu tiên là ông Vũ Đình Hòe. Ngày 02/3/1946 trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, ông Đặng Thai Mai được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (thay ông Vũ Đình Hòe sang làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

Chính phủ đã ký sắc lệnh quan trọng thành lập Nha bình dân học vụ, chống nạn mù chữ. Cùng với việc chống nạn mù chữ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những chủ trương cải tổ và xây dựng bước đầu đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia.

Tháng 11/1946, trong kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 1, ông Nguyễn Văn Huyên được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục. Bộ Quốc gia giáo dục gồm Văn phòng Bộ và các nha: Đại học vụ, Trung học vụ, Tiểu học vụ và Nha Bình dân học vụ.

Trong kháng chiến toàn quốc, Bộ đã sơ tán và di chuyển cơ quan từ Thủ đô về nông thôn, từ Hà Đông, Phú Thọ đến Tuyên Quang và An toàn khu.

Năm 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục. Cuộc cải cách này quyết định thực hiện hệ thống trường phổ thông 9 năm và chương trình giảng dạy mới. Giai đoạn này cũng đánh dấu việc thành lập Công đoàn Giáo dục Việt Nam (tháng 7/1951).

Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, sự nghiệp giáo dục từ phổ thông đến đại học không những được duy trì và không ngừng phát triển mà còn có sự biến đổi về chất. Các trường từ giáo dục phổ thông đến đại học đều giảng dạy bằng tiếng Việt. Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 đến 1954 dù có mặt còn hạn chế, nhưng đã thay đổi cơ bản nền giáo dục thực dân cũ, xây dựng nền tảng cho một nền giáo dục mới: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Giai đoạn 1954-1975

Giữa năm 1954, cơ quan Bộ Giáo dục chuyển từ xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về huyện Đại Từ, Thái Nguyên để chuẩn bị về Hà Nội. Bộ đã chỉ đạo các trường trực thuộc và các địa phương có vùng mới giải phóng chuẩn bị các điều kiện cần thiết ban đầu để nhanh chóng phục hồi trường lớp.

Nhiều công việc đã được Bộ chú trọng triển khai thực hiện trong giai đoạn này: Mở các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để đón nhận các em học sinh miền Nam ra Bắc học tập; tiến hành cải cách giáo dục năm 1956 đã đặt cơ sở cho việc hình thành Hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm gồm 3 cấp học.

Tháng 10/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phê chuẩn việc thành lập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tách khỏi Bộ Giáo dục và bổ nhiệm đồng chí Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng.

Sau những năm phát triển giáo dục trong điều kiện hòa bình, lúc này trên toàn miền Bắc nạn mù chữ đã được thanh toán. Cũng trong giai đoạn này, phong trào thi đua “Hai tốt” phát triển rộng rãi với mô hình tiêu biểu là trường Phổ thông cấp II Bắc Lý (Hà Nam), trường Tiểu học Cẩm Bình (Hà Tĩnh), phong trào giáo dục xã Ngổ Luống (Hà Đông, Hà Nội). Hệ thống trường bổ túc công nông, trường phổ thông lao động được phát triển mạnh. Ở miền Bắc, mỗi ngày hàng triệu học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo vẫn đội mũ rơm, khắc phục muôn vàn khó khăn đến trường học tập, giảng dạy. Hàng loạt trường trung học chuyên nghiệp mới được mở ra ở cả trung ương và địa phương. Mạng lưới các trường đại học và quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng.

Tháng 10/1962, Tiểu ban Giáo dục thuộc Trung ương cục miền Nam được thành lập. Miền Bắc đã chi viện 3000 cán bộ cùng rất nhiều tài liệu sách giáo khoa, tạo điều kiện để phong trào giáo dục miền Nam lúc này có nhiều bước chuyển biến mới.

Hàng vạn thanh niên tiêu biểu của cả nước thời kỳ này đã được cử ra nước ngoài học tập trở thành những trí thức, nhà khoa học là nguồn lực to lớn, góp phần phụng sự kháng chiến thắng lợi, xây dựng Tổ quốc.

Giai đoạn 1975-1986

Sau khi Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên qua đời (10/1975), Thứ trưởng Hồ Trúc kiêm Bí thư Đảng đoàn phụ trách công việc chung của Bộ.

Tháng 7/1976 bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam được cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Năm 1976, GS.TS Nguyễn Đình Tứ, Thứ trưởng, Ủy viên dự khuyết TW Đảng khóa IV được cử làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thay Bộ trưởng Tạ Quang Bửu nghỉ hưu.

Tháng 1/1979, Bộ Chính trị ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về cải cách giáo dục. Việc cải cách bắt đầu từ giáo dục phổ thông, song song với việc tiến hành bồi dưỡng giáo viên, theo hướng cải cách giáo dục, từng bước cải cách sư phạm.

Trong thời kỳ này cũng đánh dấu việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế với hai nước bạn Lào, Campuchia; mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại đa dạng với Liên Xô, các nước XHCN ở Đông Âu…

Giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới đến nay

Giai đoạn 1986-1995:

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986  đã mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam. Chủ trương của ngành trong thời kỳ này là đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, các hình thức đào tạo, quy chế các trường, lớp dân lập, tư thục đã được ban hành.

Năm 1987, theo quyết định của Nhà nước, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Trung ương được sáp nhập vào Bộ Giáo dục; nhà trẻ, mẫu giáo hợp nhất lại thành ngành học Mầm non, nay còn gọi là bậc học Mầm non. Bộ trưởng Bộ Giáo dục thời kỳ này là GS, Viện sĩ Phạm Minh Hạc.

Năm 1988: sáp nhập Tổng cục Dạy nghề vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Năm 1990 Chính phủ quyết định thành lập Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở sáp nhập Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý thống nhất hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học. GS.TS Trần Hồng Quân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII được bầu giữ chức bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×