LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy cho biết bài ca dao trên thuộc chủ đề nào?

Câu 1 (3.0 điểm).  Hãy ca biết bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của  bài?

  “Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”

Câu 2 (5 .0 điểm). Cảm nhận của em về bài ca dau sau:

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.238
5
2
Hiển
28/06/2021 09:04:46
+5đ tặng
Đây là câu ca dao phản ánh tâm trạng nhớ nhung, buồn khổ của người con gái lấy chồng xa xứ. Ngày ngày, cứ đến lúc chiều buông là cô lại thổn thức gạt thầm nước mắt: Chiều chiều ra đứng ngõ sau 
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều! Câu ca dao chọn không gian và thời gian của buổi chiều để làm nền cho nỗi nhớ bởi nó thường khơi gợi lòng người nghĩ tới sự trở về  và đoàn tụ. Không gian yên ắng, bàng bạc khói sương, mọi vật từ từ chìm vào bóng tối… dễ làm chạnh lòng kẻ xa quê. Ta thử hình dung ra cảnh đời và số phận của người con gái trẻ lần đầu xa mẹ, xa nhà, đi làm vợ, làm dâu nơi đồng đất xứ người. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Thời Phan Diễm Vi
28/06/2021 09:05:04
+4đ tặng

 Bài ca dao ba câu lục bát, dừng lại ở câu lục, một hiện tượng độc đáo, ít thấy trong thơ ca dân gian:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”

          Có nhiều người cho rằng bài ca dao này nói về cảnh đẹp xứ Huế. Chưa đầy đủ. Không gian địa lí và không gian nghệ thuật được nói trong bài ca dao rộng lớn hơn nhiều.

         Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huê”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn… đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang…

Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,
Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu !
(Nguyễn Du)

“Yêu em anh cũng muốn vô,
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
(Ca dao)

                Câu thứ hai nêu lên một ấn tượng khái quát về cảnh sắc thiên nhiên trên “đường vô xứ Huê”. “Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ… “Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú, xinh đẹp, mến yêu.

              Câu cuối là lời chào mời chân tinh, như một tiếng lòng vẫy gọi: “Ai vô xứ Huế thì vô“… Vô xứ Nghệ hay vô xứ Huế là đến với một miền quê rất đẹp, rất đáng yêu có “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Bởi thế, nhà thơ Huy Cận mới viết:

… “Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi này
Xin chân dừng xứ Nghệ.
Nghe câu hò ví giặm

Càng lắng lại càng sâu

Như sông La chảy chậm

Đọng bao thủa vui sầu”
(“Gởi bạn người Nghệ Tĩnh”)

               Bài ca dao “Đường Vớ xứ Huế quanh quanh" đích thực là một viên ngọc trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Nó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước. Hình tượng mĩ lệ, vần điệu nhạc điệu du dương. Ba chữ “vô” rất mộc mạc đậm đà. Vần chân, vần lưng, điệp thanh phối hợp hài hòa: “quanh quanh – xanh – tranh”, “vô – đồ – vổ – vô“, gợi lên sự ân cần tha thiết. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhưng người đọc, dù quê hương ở đâu vẫn cảm thấy mình đang được mời gọi.

2
0
Nguyễn Nguyễn
28/06/2021 09:05:23
+3đ tặng
Câu 2

DÀN BÀI

I. Mở Bài

-Trong ca dao, dân ca, mảng đề tài về quê hương, đất nước chiếm một số lượng không nhỏ.

-Tình yêu quê hương, đất nước, con người và niềm tự hào là cảm xúc chủ đạo của câu ca dao.

II. Thân bài

"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."

-Khung cảnh thiên nhiên trên đường vô xứ Nghệ đẹp như tranh họa đồ bởi có núi, có sông đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người.

-Câu ca là lời nhắn nhủ, mời mọc du khách hãy đến thăm Nghệ, xứ sở của thơ ca, nhạc họa, của tình người đằm thắm, ngọt ngào. Đây cũng là một cách thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương của người dân Nghệ.

- Cảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào xứ Nghệ đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình.

- Các tính từ quanh quanh, xanh, biếc... và cách so sánh thường thấy trong văn chương đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Nghệ.

- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh là lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ Ai thường có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ một người mà cũng có thể là mọi người.

- Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.

III. Kết bài

-Đằng sau những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ là tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của người dân đất Việt.

Bài ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh" đích thực là một viên ngọc trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Nó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước. Hình tượng mĩ lệ, vần điệu nhạc điệu du dương. Chữ “vô” rất mộc mạc đậm đà. Vần chân, vần lưng, điệp thanh phối hợp hài hòa: “quanh quanh – xanh – tranh”, “vô – đồ ", gợi lên sự ân cần tha thiết. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhưng người đọc, dù quê hương ở đâu vẫn cảm thấy mình đang được mời gọi.

3
0
thỏ
28/06/2021 09:08:17
+2đ tặng
Câu 1: Bài ca dao diễn tả tâm trạng của người phụ nữ vào buổi xế chiều.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều góp phần gợi tả bi kịch của đời người phụ nữ: họ không bao giờ thoát khỏi các vòng khổ đau của định mệnh.

1
0
dogfish ✔
28/06/2021 09:08:20
+1đ tặng

Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỉ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
 

Chiều chiều là giai điệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.

       Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

       Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

       Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già, với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư