Tổng quan về kinh tế CanadaCanada là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người cao. Đây là một trong mười quốc gia thương mại hàng đầu thế giới. Những bạn hàng nhập khẩu lớn nhất hàng hóa của Canada là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nhật Bản. Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới (tính theo giá trị đô la Mỹ theo tỷ giá thị trường), và là một trong các quốc gia giàu nhất trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc nhóm tám quốc gia phát triển (G8). Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Canada, chiếm 3/4 nền kinh tế Canada. Khác với các nước phát triển khác, Canada chú trọng vào khu vực sơ khai, với khai thác gỗ và khai thác dầu mỏ là hai ngành quan trọng nhất. Canada cũng có một khu vực chế tạo tương đối lớn, tập trung ở trung tâm Canada, với ngành công nghiệp ô tô – xe máy là đặc biệt quan trọng nhất.
Số liệu thống kê :- GDP (PPP): 1.825 nghìn tỷ đô la Mỹ (ước tính năm 2013).
- Tăng trưởng GDP: 3.1% (ước tính năm 2014).
- GDP đầu người: 51.989 đô la Mỹ (ước tính năm 2013).
- GDP theo khu vực: ngành nông nghiêp chiếm 1.7%, ngành công nghiệp chiếm 28.55%, ngành dịch vụ chiếm 69,8% (ước tính năm 2012).
- Lạm phát (CPI): 2,36% (ước tính 6/2014).
- Lực lượng lao động: 18,89 triệu (ước tính năm 2012).
- Cơ cấu lao động theo nghề: nông nghiệp (2%), sản xuất (13%), xây dựng (6%), dịch vụ (76%), khác (3%) (ước tính năm 2006).
- Xuất khẩu: 4462.528 tỷ đô la Mỹ (ước tính năm 2012). Mặt hàng xuất khẩu: ô tô, xe máy và các phụ tùng, máy móc công nghiệp, máy bay, thiết bị viễn thông, điện tử, công nghiệp hóa chất, nhựa, phân bón, bột giấy, gỗ, dầu thô, khí đốt thiên nhiên, điện nhôm. Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ 78,5%, Vương quốc Anh 3%, Trung Quốc 4,4% (năm 2012).
- Nhập khẩu: 474.544 tỷ đô la Mỹ (ước tính năm 2012). Mặt hàng nhập khẩu: Máy móc, trang thiết bị, ô tô, xe máy và phụ tùng, điện tử, dầu thô, công nghiệp hóa chất, điện, hàng tiêu dùng. Đối tác nhập khẩu: Hoa Kỳ 50,6%, Trung Quốc 11%, Mexico 5,5% (năm 2012).
Canada xếp thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế tự do trên thế giới. Ngày nay, kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ cả về thể chế kinh tế theo định hướng thị trường lẫn mô hình sản xuất. Tại thời điểm tháng 10 năm 2007, Canada có tỉ lệ thất nghiệp là 5,9%, thấp nhất trong 33 năm gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở các tỉnh là khác nhau từ thấp nhất là 3,6% ở Alberta cho đến cao nhất là 14,6% ở Newfoundland và Labrador. Trong danh sách 2.000 công ty lớn nhất thể giới năm 2008 của báo Forbes Global, Canada có 69 công ty, xếp hạng 5 ngang với Pháp. Vào năm 2008, tổng nợ của Canada là thấp nhất trong các thành viên của G8. Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người là 34.000 USD. Dự trữ ngoại tệ và vàng năm 2005 là 33,03 tỷ USD.
“Toronto – trung tâm tài chính của Canada”Thương mại quốc tế đóng góp một phần lớn trong nền kinh tế Canada, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng.Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm khoảng 76% xuất khẩu và 65% nhập khẩu trong năm 2007 của Canada. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Canada lớn thứ 8 trong tất cả các quốc gia trên thế giới trong năm 2006.
Trong thế kỷ trước, sự tăng trưởng trong lĩnh vực khai thác, sản xuất, và các ngành dịch vụ đã chuyển đổi đất nước từ một nền kinh tế đa phần nông thôn sang một nền kinh tế công nghiệp và đô thị. Giống như những quốc gia phát triển trên thế giới, nền kinh tế Canada bị chi phối bởi các ngành công nghiệp dịch vụ, nghành chiếm khoảng ba phần tư dân số Canada. Trong số các quốc gia phát triển, Canada là quốc gia hàng đầu trong nghành công nghiệp khai thác gỗ và dầu khí.
Các ngành kinh tếSự ưu ái của tự nhiên đã ban tặng cho đất nước này nguồn khoảng sản vô cùng phong phú. Canada có các công ty sản xuất tài nguyên hàng đầu thế giới như vàng, kim cương, chì,…Trong khi ngành lâm nghiệp và công nghiệp là thế mạnh của Brittish Columbia, Alberta nổi tiếng với ngành khai thác dầu mỏ thì Atlantic là nơi tập trung phát triển ngành thủy sản. Trong những thập kỷ gần đây, do vấn đề tàn phá và ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng hơn, sự khiếu nại của thổ dân về đất đai cũng như các rắc rối trong việc trả lương cho công nhân, các doanh nghiệp ở Canada đã bắt đầu vươn tới các thị trường ngoài nước rộng lớn và nhiều tiềm năng hơn như châu Phi, châu Mỹ Latinh,..
Tuy nhiên, các ngành công nghiệp đang ngày càng trở nên ít quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế. Chỉ có một số ít lao động của Canada chiếm 4% đang làm việc trong các lĩnh vực đó, và họ đóng góp ít hơn 6% cho GDP. Canada vẫn còn quan trọng trong nhiều phần còn lại của đất nước. Canada có các công ty hàng đầu thế giới trong việc sản xuất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như: vàng, nickel, uran, kim cương và chì. Một số các công ty lớn nhất của Canada được dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho các ngành công nghiệp, như là EnCana, Cameco, Goldcorp, và Barrick Gold. Đại đa số các sản phẩm được xuất khẩu, chủ yếu vào Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ có liên kết trực tiếp với nhau. Ví dụ một trong những lĩnh vực sản xuất của các ngành công nghiệp lớn nhất của Canada là bột giấy và giấy ở khu vực, đó là trực tiếp liên kết với các ngành công nghiệp khai thác gỗ.
Nhóm ngành dịch vụ chiếm tới hai phần ba GDP hàng năm ở Canada. Đặc biệt, nhóm ngành y yế và giáo dục vô cùng phát triển với uy tín và chất lượng cao được biết đến trên toàn thế giới. Dịch vụ kinh doanh cũng đang trên đà mở rộng với các chuỗi cửa hàng bán lẻ và siêu thị mọc lên trên khắp đất nước, nhất là ở những đô thị lớn như Toronto và Calgary. Canada cũng là điểm đến lý tưởng của du lịch với phong cảnh tươi đẹp và đa dạng.
Mặc dù có đất đai rộng lớn nhưng đất canh tác nông nghiệp của Canada chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và điều kiện thời tiết luôn thất thường. Tuy nhiên, nông nghiệp Canada đạt được nhiều thành tựu lớn. Canada là một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới về các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lúa mì và các hạt ngũ cốc. Canada là nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp đến Hoa Kỳ và còn cho cả châu Âu và Đông Á. Giống như tất cả các quốc gia phát triển khác: tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nông nghiệp và mức đóng góp vào GDP của ngành này đã giảm xuống đáng kể trong thế kỷ 20.
Giống như các quốc gia phát triển khác, sản xuất nông nghiệp của Canada nhận được nhiều trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Canada là nước ủng hộ mãnh mẽ việc giảm những trợ cấp bóp méo thị trường. Vào năm 2000, Canada chi khoảng 4,6 tỷ CDN hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó 2,32 tỷ CDN thuộc loại trợ cấp “hộp lam” của WTO, có nghĩa là nó không trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường, chẳng hạn như các khoản hỗ trợ cho nghiên cứu hoặc giảm nhẹ thiên tai. Tổng số trợ cấp trị giá 848,2 triệu USD chỉ bằng 5% giá trị sản lượng cây trồng mà họ đã cung cấp, là ngưỡng nhập WTO. Do đó, Canada, chỉ dùng 848,2 triệu USD trong tổng số 4,3 tỷ USD được WTO cho phép.
“Máy hút lúa ở Albelta”Canada là một trong số ít các quốc gia phát triển có xuất khẩu ròng (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) năng lượng. Trữ lượng dầu và khí lớn tập trung chủ yếu ở Alberta và lãnh thổ phía Bắc; ngoài ra còn ở các vùng lân cận của British Columbia và Saskatchewan. Theo USGS, trữ lượng khổng lồ của Athabasca Tar Sands khiến Canada thành nước đứng thứ hai thế giới về trữ lượng dầu mỏ, sau Ả Rập Saudi. British Columbia và Quebec, cũng như là ở Ontario, Saskatchewan, Manitoba và khu vực Labrador, là những nơi có tiềm năng thủy điện rất lớn, đây là nguồn năng lượng phong phú, không tốn kém và thân thiện với môi trường. Điều này phần nào giải thích tại sao Canada là một trong những khu vực tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người cao nhất thế giới. Năng lượng giá rẻ đã kích thích hoạt động và sáng tạo của một số ngành công nghiệpquan trọng, như ngành luyện nhôm quy mô lớn ở Quebec, Alberta và British Columbia.
Mô thức phát triển chung của các nước giàu chuyển dịch cơ cấu từ một nền kinh tế dựa vào khu vực sơ khai sang dựa vào khu vực chế tạo và sau đó là sang dựa vào khu vực dịch vụ. Canada đã không làm theo mô thức này: khu vực chế tạo luôn là ngành xếp hạng hai, mặc dù không phải là không quan trọng. Miền Trung Canada là nơi đặt chi nhánh của các hãng chế tạo ô tô Hoa Kỳ và Nhật Bản, và cũng có rất nhiều nhà máy sản xuất linh kiện thuộc sở hữu của các công ty Canada như Magna International và Linamar Corporation. Miền Trung Canada hiện nay hàng năm sản xuất nhiều xe ô tô hơn cả tiểu bang lân cận của Hoa Kỳ là Michigan, trung tâm của ngành công nghiệp chế tạo ô tô Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất đã bị thu hút vào Canada do ở đây có trình độ dân trí rất cao và chi phí lao động thấp hơn so với Hoa Kỳ. Chi tiêu công cộng của Canada cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng là một yếu tố hấp dẫn đầu tư nước ngoài, vì nó giúp cho các công ty đỡ phải chi tiêu nhiều cho bảo hiểm y tế giống như tại Hoa Kỳ.