Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính. “Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo. Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.” Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.
                   ( Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Câu 2: Viết bài văn nghị luận ngắn( khoảng một mặt giất thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.839
4
0
Thời Phan Diễm Vi
30/06/2021 19:25:11
+5đ tặng

* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ( cho và nhận...)

* Thân bài: Giải thích, trình bày, chứng minh làm rõ vấn đề

- Giải thích:

+ Cho là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tấm lòng của một người. Nhận là được đáp trả, được đền ơn.

+ Cho và nhận là mối quan hệ nhân quả, tương trợ, bổ sung cho nhau.

- Biểu hiện:

+ Sự chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đau khổ

+ Chúng ta trao đi yêu thương sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn.

+ Điều nhận lại đôi khi không phải trong phút chốc, hiển hiện ngay trước mắt mà có khi là cả một quá trình.

- Ý nghĩa: Cho và nhận là việc làm đáng được ngợi ca với tinh thần: “ một người vì mọi người”

Phê phán: Những kẻ tham lam, ích kỉ, sống tàn nhẫn, chỉ muốn nhận, muốn vay mà không muốn cho, muốn trả; phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay chỉ biết “nhận” từ cha mẹ mà không biết “cho”…

- Bài học: Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Cho đi là điều chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để nhận lại nhiều hơn

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp của sự cho và nhận, mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Luffy ++
30/06/2021 19:28:19
+4đ tặng
Trong cuộc sống ắt hẳn ai cũng cần "cho" và "nhận" dù là những điều bình dị nhất. "Cho" và "nhận" là mối quan hệ khăng khít giúp chúng ta hiểu được giá trị của cuộc sống và con người khi ta biết trao đi và nhận lại đúng lúc, đúng chỗ. "Cho" là chia sẻ, giúp đỡ xuất phát từ chính trái tim của mình. "Nhận" là được đáp lại những gì mà mình đã cho đi. "Cho" không phải là chỉ chia sẻ bằng tiền bạc, vật chất mà đôi khi còn là những lời nói động viên, giúp đỡ để người nhận cảm thấy được hạnh phúc, trân trọng. Lời cảm ơn, hành động chân thành để thể hiện thành ý khi nhận cũng khiến người "cho" cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, cho đi không có nghĩa là sẽ được nhận lại bởi "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Điều đó đã được chứng minh qua Vị lãnh tụ Hồ Chí Minh và nhiều những anh hùng đã cống hiến cả cuộc đời để bảo vệ cho dân tộc bình yên… Thật đáng phê phán khi ngày nay vẫn còn một số ít người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của cá nhân mà quên đi những giá trị của việc "cho" và "nhận". Thế giới thật tuyệt vời khi mỗi người đều biết được giá trị "cho" và "nhận". Đó chính là yếu tố quan trọng để làm nên giá trị tốt đẹp của cuộc sống bởi "sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, Em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi..."
5
1
Hiển
30/06/2021 19:30:55
+3đ tặng
Đức phật đã từng dạy chúng ta rằng gieo nhân nào, gặt quả ấy. Người cho đi của báu tất sẽ nhận được về của báu; người cho đi nghiệp ác tất sẽ nhận lãnh lại nghiệp ác. Ai cho vật khả ý thì nhận được điều khả ý. Trên đời có cho đi thì tất sẽ có nhận lại. Cuộc sống là biết cho đi và nhận lại. Cho một cách thành tâm và nhận lại một cách trân trọng mới có thể tạo ra được phúc tốt duyên lành trong cuộc đời này.

Cho có nghĩa là trao cho người khác một cái gì đó có thể là vật chất tiền bạc, của cải,…) hoặc tinh thần (tình cảm, thái độ, …) nhằm thể hiện sự trân trọng, mến yêu, giao kết hoặc giúp đỡ họ. Cho đi là một hành động có tính tự chủ, tự nguyện và chủ động, phụ thuộc rất lớn vào người cho. Hành động cho đi thể hiện lối sống nhân đạo, nghĩa tình và ý thức trách nhiệm cao cả của con người trong mối quan hệ với xã hội.


 
Nhận có nghĩa là nhận lấy, tiếp nhận, chấp nhận một sự giúp đỡ của người khác có giá trị về vật chất (tiền bạc, của cải, hiện vật,….) hoặc tinh thần (tình cảm, thái độ,…). Hành động nhận cũng mang tính tự nguyện, tự giác. Việc nhận một cái gì đó từ người khác thể hiện sự chấp thuận, trân trọng và hàm ơn của con người.

Người xưa từng nói: “Tri túc tâm thường lạc. Vô cầu phẩm tự cao“. Nghĩa là biết bao nhiêu là đủ tâm sẽ được thanh tịnh, không cầu mong gì nhiều nhân cách tự tôn cao, sáng đẹp. Bởi thế, cuộc sống không nên có quá nhiều tham vọng bởi lòng tham vô đáy, không bao giờ ta chạm đến tận cùng giới hạn của nó. Càng tham vọng càng khổ đau hơn. Biết mình cần những gì cho cuộc đời thì tự nhiên ta sẽ hài lòng với những gì mình đang có. Chính việc cho và nhận có vai trò thúc đẩy các mối quan hệ xã hội được gắn kết và trở nên bền chặt.

Cuộc sống luôn có người giàu sang, kẻ nghèo khó. Và khi biết mình đã đủ thì hãy nên cho đi những gì mình không cần đến. Có thể điều đó sẽ mang lại niềm vui, giúp người khác vượt qua khó khăn, hoạn nạn thậm chí là làm tái sinh nhũng cuộc đời lầm than.

Nhưng không phải đợi đến khi ta có đủ, ta thỏa mãn với những gì mình có mới hào phóng cho đi mà hãy luôn dành một phần nào đó cho người khác còn khó khăn, vất vả, cần kíp hơn mình. Đối với ta, một phần giá trị nhỏ bé là phần dư thừa, hoặc chưa dùng đến thì có thể đối với người khác đó lại là tất cả nguồn sống, là món quà tặng quý giá, là phép màu giúp họ vượt lên nghịch cảnh.

Một bình nước giúp người ta vượt qua cơn khát, một bát cơm làm no lòng kẻ lang thang, một lời động viên giúp con người vượt qua cái chết, một sự hi sinh để cứu lấy vạn người. Hãy luôn biết cho đi những gì mình có thể bởi bất kì một giá trị bình thường nào trong cuộc sống này đều luôn có ý nghĩa với một ai đó cần đến nó.


 
Thế nhưng, không phải là cho đi tất cả những gì mình có để được nhận về lời khen ngợi vô nghĩa. Hãy cho đi những gì mình có thể để đảm bảo cuộc sống của mình và người thân trong gia đình được an toàn. Hãy cho đi với tấm lòng thành thật và không cầu mong nhận về sự đền đáp. Hãy cho đi một giá trị nào đó cho người cần có nó chứ không phải bất kì ai cũng nhận được. Cho đúng cách là một việc khó làm, cần có trí tuệ và lòng thương con người sâu sắc, cao thượng.

Cùng với việc cho đi có lúc ta cũng sẽ được nhận một giá trị nào đó từ người khác. Không phải lúc nào cuộc sống của chúng ta cũng đủ sung túc hay không gặp rủi ro. Những lúc như thế ta rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Một sự giúp đỡ tốt đẹp của người khác sẽ là nguồn lực, là sức mạnh, là niềm tin tưởng giúp ta vượt qua khó khăn, chiến thắng nghịch cảnh.

Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống vô cùng phong phú, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng ngang bằng nhau trong cuộc sống: Có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại. Cho đi không đồng nghĩa với việc ta sẽ nhận lại một giá trị tương xứng. Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận của người đó, mà nhiều khi lại nhận được ở những người mà mình chưa hề cho. Đôi khi cuộc sống không phải vậy. Không phải luật nhân quả lúc nào cũng có hiệu lực, người làm việc tốt chưa chắc sẽ nhận lại được duyên tốt, kẻ gây điều ác chắc gì sẽ phải nhận lãnh điều ác. Và cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống. Nhưng hãy tin tưởng vào điều đó.

Nhận một điều tốt đẹp từ người khác thể hiện sự trân trọng, yêu thương và ghi ơn tấm lòng tốt đẹp của họ. Rất có thể giá trị đó ta chưa cần đến nhưng hãy nhận lấy một cách vui vẻ và trang trọng để người cho cảm thấy hài lòng, thấy hành động của mình có ý nghĩa mà vui sống trong cuộc đời.

Người biết cho đi nhiều hơn, không mong gì sự đáp trả và chỉ nhận những gì mình cần là những người vị tha, sống vì nghĩa cả, vì lí tưởng cao đẹp, có trách nhiệm với xã hội. Cho nhiều hơn nhận xã hội sẽ tốt đẹp hơn về cả vật chất lẫn mối quan hệ giữa người với người. Không có trường hợp chỉ cho mà không nhận, vì sống trong xã hội không thể tiếp nhận những giá trị sống do xã hội mang lại, ít nhất là nhận những giá trị văn hóa của cuộc sống.


 
Trước hết là phải ra sức học tập và rèn luyện tri thức. Có tri thức con người làm việc thành công mới tạo ra được nhiều của cải từ đó có cơ hội giúp đỡ người khác.

Liên tục rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng nhân phẩm, xây dựng lối sống lành mạnh, nghĩa tình hướng đến người khác. Biết chia sẻ nỗi đau thương mất mát của người xung quanh. Biết động viên an ủi, cổ động, tạo động lực giúp người khác vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

Tuyên truyền, biểu dương những tấm gương tốt đẹp về lòng vị tha, hào hiệp, mạnh thường quân, bố thí trong cuộc sống. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực các hoạt động cứu giúp người khác. Biết trân trọng những gì người khác dành cho mình, không được xem thường, phung phí hay hủy hoại nó.

Trong cuộc sống, có những người chỉ biết nhận lấy mà không cho đi điều gì. Họ tận hưởng các giá trị do người khác mang lại mà không làm nên điều gì tốt đẹp cho xã hội. Thậm chí là sống ích kỉ, chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

Ỷ lại người khác là một thói xấu. Là học sinh, cần phải biết tự giác trong công việc, tự lập trong cuộc sống, rèn luyện bản thân, làm những việc hữu ích để giúp đỡ mọi người.

Hãy luôn biết cho đi nhiều hơn và nhận lại ít hơn. Nhận nhiều hơn cho là người chỉ biết sống cho mình hoặc là người thiếu khả năng, bất hạnh cần sự bảo bọc của người khác. Đừng để lòng tham biến bạn thành người ích kỉ.

Chúng ta phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần chứ không phải là sự cho – nhận vì mục đích vụ lợi. Con người cần phải biết cho nhiều hơn nhận lại. Phải biết cho mà không hi vọng sẽ được đáp đền. Để cho nhiều hơn, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư