Gợi ý- Khái niệm quy luật địa đới
- Khái niệm quy luật phi địa đới
- Mối quan hệ
- Qui luật địa đới và phi địa đới tác động tới tất cả các thành phần tự nhiên ở mọi nơi 1 cách đồng thời, tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên 1 qui luật nào đấy vẫn giữ vai trò chủ yếu hơn trong từng trường hợp cụ thể. Vì thế nó chi phối chiều hướng phát triển của thiên nhiên
- Nhân tố địa đới tạo nên bối cảnh cho sự xuất hiện của qui luật phi địa đới
Vd: Sự thay đổi đai cao ở mỗi vòng đai 1 khác – mỗi đới có một tập hợp điển hình các đai cao của nó. Một miền núi càng cao và gần XĐ thì có phổ vành đai càng đầy đủ, cấu trúc càng bị phức tạp và tính chất biến động càng mạnh
- Nhân tố địa đới làm cho sự thay đổi ranh giới vành đai cao khác biệt ở mỗi đới.
Ví dụ: Các đai băng tuyết ở nhiệt đới và ôn đới với độ cao >3000m
- Nhân tố địa đới muốn san bằng hoàn toàn những phân hóa phi địa đới, nhưng không thực hiện được vì nhân tố phi địa đới có tính hoạt động cao, thường xuyên phá hủy cân bằng địa đới
+ Phi địa đới là điều kiện cơ bản phân bố lại nhiệt ẩm, qui định thành phần khoáng hóa của đất, nước, chất hữu cơ, qui định thể hiện qui luật địa đới ở địa phương.
- Có thể thấy không thể coi nhân tố nào là quan trọng hay không quan trọng, nhân tố nào là thứ yếu hay chủ yếu, nhân tố nào là bảo thủ hay tiên bộ.
Ví dụ: dãy núi càng cao -> vành đai càng phong phú bởi xuất hiện các vành đai mới trên cao. Ngược lại, trong quá trình bán bình nguyên hóa ở một miền núi, phổ vành đai bị rút ngắn lại -> tiến tới hòa vào địa đới