LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu thế nào là tục ngữ

Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn
Phần I:Trắc nghiệm (3 điểm) . Thực hiện những yêu cầu sau:
1. Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
a. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh.
b. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
c. Là một thể loại văn học dân gian.
d. Cả 3 ý trên.
2. Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân’’đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
a. So sánh b. Ẩn dụ c. Nhân hóa d. Hoán dụ
3. Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung tương tự với câu :"Giấy rách phải giữ lấy lề"?
a. Thương người như thể thương thân. b. Người sống đống vàng.
c. Đói cho sạch , rách cho thơm. d. Một mặt người bằng mười mặt của.
4. Câu nào sau đây trái nghĩa với câu : “Uống nước nhớ nguồn ”?
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b. Khỏi vòng cong đuôi. c. Ăn cây nào rào cây ấy. d. Có cứng mới đứng đầu gió. 5. Chép lại một câu tục ngữ nói về môi trường thiên nhiên hoặc môi trường sống mà em biết? …………………………………………………
6. Văn bản:“Ý nghĩa văn chương” của tác giả nào?
a. Hoài Thanh. b. Phạm Văn Đồng. c. Đặng Thai Mai. d. Hồ Chí Minh.
7. Văn bản nào sau đây được trích từ văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ) họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951.
a. Ý nghĩa văn chương.
b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
c. Đức tính giản dị của Bác Hồ. d. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
8. Văn bản:“Ý nghĩa văn chương” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
a. Tự sự. b. Biểu cảm. c. Miêu tả. d. Nghị luận.
9. Luận điểm nào sau đây đúng với văn bản: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”?
a. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
c. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
10. Bài văn:“Đức tính giản dị của Bác Hồ ”, đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ?
a. Trong bữa ăn,đồ dùng, căn nhà. b. Trong quan hệ với mọi người. c. Trong lời nói và bài viết. d. Cả 3 ý trên. 11. Văn bản :“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã sử dụng phương pháp lập luận nào?
a. Chứng minh kết hợp với giải thích. b. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận.
c. Chứng minh. d. Giải thích kết hợp với bình luận.
12. “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. ” Những câu văn trên thuộc văn bản nào?
a. Ý nghĩa văn chương. b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
c. Đức tính giản dị của Bác Hồ. d. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
II. Phần II: Tự luận (7 điểm) 1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” ? (2 điểm)

4 trả lời
Hỏi chi tiết
242
7
3
Thời Phan Diễm Vi
01/07/2021 07:43:57
+5đ tặng
C7)) 

Từ xưa, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ, ẩn chứa các bài học tinh thần quan trọng và ý nghĩa. Những bài học ấy được truyền đạt một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Tiêu biểu như câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

“Uống nước” là hành động nhận lấy, hưởng thụ những thành quả, hiện vật do người khác tạo nên. Còn “nhớ nguồn” chính là suy nghĩ, hành động luôn nhớ đến, ghi nhớ và biết ơn những người, những tập thể đã tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng. Như vậy, qua câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, ông cha đã dạy chúng ta bài học về sự biết ơn trong cuộc sống này.

Trong xã hội hiện nay, gần như tất cả mọi thứ đều trải qua bàn tay lao động của con người. Từ nước uống, đồ ăn, bàn ghế, sách vở, chương trình tivi, áo quần, nhà cửa, đường đi… Tất cả đều là thành quả từ sức lao động của con người, chẳng có gì là tự nhiên mà có cả. Mà những thứ đó, ai trong chúng ta mà không sử dụng chứ. Ai cũng phải đi đường, cũng phải ăn uống, cũng phải mặc áo quần, cũng phải giải trí… Vì vậy, khi hưởng thụ những sản phẩm ấy, chúng ta cũng cần ghi nhớ, biết ơn công lao những người đã làm ra nó. Không chỉ thế, quan trọng hơn, chúng ta còn cần biết ơn, cảm tạ những người đã ra tay nâng đỡ, giúp đỡ chúng ta, dù là những điều nhỏ nhặt nhất.

Lòng biết ơn được thể hiện từ trong những suy nghĩ của chúng ta, rồi mới đến những hành động cụ thể. Đôi khi, chúng ta quên thể hiện lòng biết ơn của mình đối với người khác. Hai từ cảm ơn chính là một cách thể hiện lòng biết ơn dễ dàng nhất. Như khi nhận được một chiếc bánh thơm ngon từ người bán hàng, ta nói cảm ơn. Khi bước vào một căn phòng được cô lao công quét dọn sạch sẽ, ta nói cảm ơn. Rộng lớn hơn nữa, là chúng ta có những hành động thực tế để thể hiện lòng biết ơn của mình. Khi biết ơn người nông dân cực khổ trồng lúa, ta nâng niu từng hạt gạo chứ không bỏ phí. Khi biết ơn những người lính đã hi sinh vì độc lập tự do của đất nước, thì ta cố gắng rèn luyện, học tập thật tốt để giúp đất nước phát triển vững mạnh. Khi tất cả mọi người sống với trái tim biết cảm ơn những gì mình đã nhận được, biết hành động để thể hiện sự biết ơn đó, thì xã hội này sẽ trở nên bình yên và hạnh phúc biết mấy.

Dù vậy, hiện nay, vẫn tồn tại một nhóm người sống mà không hề có một sự biết ơn nào với những thứ mình nhận được. Họ mặc nhiên hưởng thụ, tiêu xài một cách phung phí. Không hề nghĩ đến công sức mà người khác đã bỏ ra, đồng thời cũng chẳng nghĩ ngợi gì đến việc cảm ơn những người ấy. Thật là đáng chê trách.

Là một học sinh, em đã được lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của ông bà, cha mẹ. Mỗi món ăn, chiếc áo, quyển sách được sử dụng, em đều nâng niu và quý trọng. Bởi em thấu hiểu được những vất vả, công sức mà người lao động đã bỏ ra.

Biết ơn là một đức tính đáng quý của con người. Hiểu được điều đó, ông cha ta đã gói ghém bài học quý giá vào trong câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Linh Phạm
01/07/2021 07:44:07
+4đ tặng
. Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
a. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh.
b. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
c. Là một thể loại văn học dân gian.
d. Cả 3 ý trên.
3
3
Hùng
01/07/2021 07:44:26
+3đ tặng
Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
a. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh.
b. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
c. Là một thể loại văn học dân gian.
d. Cả 3 ý trên.
2. Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân’’đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
a. So sánh b. Ẩn dụ c. Nhân hóa d. Hoán dụ
3. Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung tương tự với câu :"Giấy rách phải giữ lấy lề"?
a. Thương người như thể thương thân. b. Người sống đống vàng.
c. Đói cho sạch , rách cho thơm. d. Một mặt người bằng mười mặt của.
1
3
Hằngg Ỉnn
01/07/2021 07:49:23
+2đ tặng

Những câu tục ngữ là lời khuyên quý giá cho mỗi người về một bài học nào đó. Cũng như câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi chúng ta về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.

Xét về nghĩa đen, “uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà giá trị đạo lí kết tinh ở nghĩa bóng. “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tấm lòng biết ơn.

Sự biết ơn luôn cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ đối với con người, mà ngay cả loài vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.

Lại một câu chuyện nữa kể về người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Thì ra một con hổ trắng đang bị mắc xương, bác liền giúp nó gỡ chiếc xương ra giúp hổ. Sáng sớm hôm sau, bác tiều thức dậy đi ra cửa thì thấy một con nai chết nằm ở đó. Hơn mười năm sáu bác tiều chết, khi chôn cất con hổ ngày nào bỗng xuất hiện trước mộ nhảy nhót. Mọi người thấy vậy chạy mất, từ xa họ nhìn thấy con hổ dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy vài vòng quanh quan tài rồi đi. Con vật còn có lòng biết ơn, vậy còn với con người?

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ… Dù là hành động nhỏ bé hay lớn lao, thì tất cả đều thể hiện được sự biết ơn của người thực hiện.

Khi học cách biết ơn, có nghĩa là bạn biết cách trân trọng những gì mình đang có. Chính vì vậy, cần phải tránh xa thái độ vô ơn, bội bạc. Đặc biệt là học sinh - những chủ nhân của đất nước phải luôn cố gắng học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện đạo đức, bởi đó là hành động cụ thể nhất để thể hiện lòng biết ơn.

Qua đây, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” quả là một lời khuyên ý nghĩa. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta sống có ích hơn. Hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư